Tình cảnh người thiểu số Việt Nam ở Thái Lan - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

Tình cảnh người thiểu số Việt Nam ở Thái Lan


Một gia đình người Thượng Việt Nam tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe
Theo số liệu ghi nhận không chính thức, hiện có khoảng hơn 1000 người sắc tộc thiểu số từ Việt Nam đến Thái Lan tìm quy chế tị nạn. Cuộc sống của họ như thế nào từ sau khi Chính quyền Thái áp dụng Luật Lao động mới ở xứ Chùa Vàng?
Bị đàn áp ở Việt Nam

“Tôi tên là Kpa Kanh. Tôi sinh năm 1980. Tôi là nguời dân tộc Gia Rai, Việt Nam. Tôi sống ở Việt Nam rất khổ vì Chính quyền Đảng Cộng Sản đàn áp tôi về tôn giáo và đất đai.”

“Ở Việt Nam bị phân biệt chủng tộc và không có tự do tôn giáo. Chính quyền Việt Nam bây giờ tranh chấp đất đai với người dân. Gia đình tôi bị họ cướp đất. Chúng tôi không sống được nên chạy đến Thái Lan.”

“Công an Cộng Sản đàn áp, đánh đập, làm việc liên tục về tôn giáo.”

“Theo đạo Tin Lành thì chính quyền nói tất cả những người theo đạo này ở vùng Tây Nguyên Việt Nam bị ngoài vòng pháp luật, không cho nhóm, gọi chúng tôi là kẻ thù, phản động chống nhà nước.”


Trên đây là lời chia sẻ lần lượt của Kpa Kanh, Nay Y Khot, Rcham Y Lel và Y Huec Nie về lý do vì sao họ phải trốn chạy khỏi vùng đất Tây Nguyên Việt Nam. Họ là những người Thượng trong số hơn 1000 người sắc tộc thiểu số Việt Nam đến Thái Lan để tìm quy chế tị nạn.

Ở Việt Nam bị phân biệt chủng tộc và không có tự do tôn giáo. Chính quyền Việt Nam bây giờ tranh chấp đất đai với người dân. Gia đình tôi bị họ cướp đất. Chúng tôi không sống được nên chạy đến Thái Lan

-Nay Y Kho
Hầu hết những người Thượng này tìm đến văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok, Thái Lan là những nạn nhân bị mất đất đai canh tác, nhà cửa và bị bắt bớ, giam tù vì thực hành tín ngưỡng cũng như bị kiểm soát, ngăn chặn trong việc đi lại. Anh Thul Siu, ở Gia Lai từng bị bắt 3 lần, trong đó có 1 lần anh chống trả công an địa phương hãm hiếp chị gái tại nhà. Anh Thul Siu kể lại:

“Khi họ giam em, cột giữa ủy ban nhân dân xã và chính quyền tuyên bố em là phản động, chống đối chính quyền nhân dân và sẽ chuyển em qua huyện để xét xử bỏ tù em. Vì lo sợ nên em buộc phải chạy trốn cùng chị gái và 2 đứa nhỏ.”

Trong số những gia đình người Thượng ở Thái Lan Đài RFA tiếp xúc cho biết cuộc sống của họ ở Việt Nam rất khốn khó, không còn nương rẫy để trồng trọt kiếm miếng ăn qua ngày. Có những gia đình mặc dù được xếp vào diện hộ nghèo và được lãnh một số tiền nhỏ trợ cấp, tuy nhiên họ lại được chính quyền địa phương giao cho sổ hộ nghèo khi đã hết thời hạn.
Bất hợp pháp tại Thái Lan

Vì phải sống trong hoàn cảnh luôn bị áp bức về mọi mặt, những người sắc tộc thiếu số Việt Nam vượt biên giới đến Campuchia và Thái Lan, tìm đến Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc để xin tị nạn với hy vọng được cứu xét định cư ở một nước thứ ba.

Người Hmong biểu tình trước cổng văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, Bangkok, Thái Lan ngày 15/06/18. RFA
Tại Thái Lan, dù được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cấp giấy tờ tìm quy chế tị nạn hay được chấp thuận là người tị nạn thì những người sắc tộc thiểu số Việt Nam này vẫn là những người sinh sống bất hợp pháp ở đất nước Chùa Vàng. Họ không nhận được sự giúp đỡ bất kỳ nào từ Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc. Cuộc sống mới nơi xứ người thật sự rất bấp bênh đối với những người sắc tộc thiểu số vốn dĩ đơn sơ và xa lạ trong môi trường sống năng động và phát triển. Họ tìm kiếm việc làm khắp mọi nơi ở Thái Lan, những công việc từ dọn rác, quét đường cho đến xây dựng để được nhận vài chục đến vài trăm đồng baht Thái. Những người đàn ông trụ cột của gia đình, sau một ngày dài làm việc bên ngoài và về đến nhà mà không gặp bất trắc nào là một điềm lành ngày hôm đó.

“Đi làm không đủ ăn. Không có tiền mua gạo và thuê nhà.

Cuộc sống như thế cứ trôi. Có việc làm thì còn có được chén cơm trắng. Không có việc làm thì chỉ rau dại và dăm ba con cá nhỏ câu được trên sông để lót dạ. Nhưng tai ương luôn chực chờ mỗi khi bước chân ra đường tìm việc làm, có thể bị người thuê lao động quỵt tiền công hay bị cảnh sát bắt vì lao động bất hợp pháp. Hồi đầu tháng 4 năm 2018, Chính phủ Thái Lan ban hành Luật Lao Động mới, quy định người lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 3.000 USD và chịu năm năm tù giam. Anh Nhiang Sen, cha của 3 đứa con nhỏ chia sẻ nỗi lo sợ của mình cũng như của rất nhiều người đồng cảnh ngộ khác:

Hiện tại bây giờ thì cuộc sống ở Thái, tôi lo sợ nhất là Chính quyền Thái bắt đưa vào tù hay trục xuất về nước

-Nhiang Sen
“Hiện tại bây giờ thì cuộc sống ở Thái, tôi lo sợ nhất là Chính quyền Thái bắt đưa vào tù hay trục xuất về nước.”

Bên cạnh đó, không ít người bày tỏ sự sỡ hãi sẽ bị trục xuất về Việt Nam do Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc thông báo đóng hồ sơ tìm quy chế tị nạn của họ.

Thông tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được một nhóm khỏang 30 người sắc tộc Hmong biểu tình trước văn phòng của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, ở Bangkok suốt 3 tuần liền để khiếu nại về trường hợp hồ sơ của họ bị hủy bỏ.

Hình ảnh những đứa bé Hmong lăn lóc, vật vạ trước trụ sở Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cùng những lời kêu gọi cứu giúp và những giọt nước mắt lăn dài của các bậc cha mẹ người Thượng phần nào gột tả hoàn cảnh bước đường cùng của thân phận người thiểu số Việt Nam vô tổ quốc nơi xứ người.


Hòa Ái
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad