Không thể phủ nhận, 43 năm từ khi ĐCS nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/6/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị ĐCSVN. Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Cùng với mối nghi ngại về khả năng giữ vững chủ quyền, khi xuất hiện một dự luật mà người dân đều thấy mối lo vô cùng lớn về sự vẹn toàn của Tổ quốc, tính chính danh và uy tín của ĐCS VN đã xuống thấp nhất từ khi họ nắm được chính quyền; dù trước đó đã phục hồi chút ít sau cuộc chiến đốt lò của TBT Nguyễn Phú Trọng. Những chính sách kinh tế vô cùng yếu kém và tình trạng tham nhũng không thể tệ hơn, rồi sau đó đổ mọi hệ quả lên đầu nhân dân với những món nợ công khổng lồ, những khoản thuế phí phi mã.
Người dân, cùng với sự thức tỉnh bằng internet, đã nhận thấy rằng họ cần một sự thay đổi và họ cần và có thể làm gì đó để thay đổi; thay vì chờ đợi một sự thay đổi mang tính ban ơn từ chính quyền độc tài, với những người lãnh đạo có lẽ chỉ quan tâm đến quyền lực và túi tiền của họ nhiều hơn là lợi ích của người dân hay lợi ích đất nước.
2. Về hành động từ chính quyền
Điều chúng ta dễ dàng nhận ra là so với những lần biểu tình trước, sự đàn áp của lực lượng công quyền đã giảm đi chút ít. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, không tính đến Hà Nội khi số lượng người tham dự biểu tình quá ít ỏi, thì với số lượng người tham gia tại nhiều địa điểm của Sài Gòn khiến những người chỉ huy an ninh vô cùng bối rối trong phương án xử lý. Đàn áp được một số lượng người dân xuống đường rất đông là không dễ, chưa tính đến khả năng nhận lại hiệu ứng ngược tồi tệ.
Thứ hai, Dự thảo Luật đặc khu chứa đựng nhiều vấn đề cực kỳ nguy hại, mà nhiều người công khai chỉ trích là “bán nước”, thêm uy tín xuống quá thấp của Chính quyền cộng sản trong thời gian gần đây, họ sẽ rất liều lĩnh nếu đàn áp thẳng tay những người biểu tình. Điều đó làm củng cố hơn luận điểm “bán nước” mà nhiều người đã công khai lên án họ. Người dân Việt Nam, với lịch sử vệ quốc ngàn năm với kẻ thù phương Bắc, tinh thần đối kháng với sự xâm lấn của Trung Quốc được tạo nên từ trong lời ru, trong câu ca dao đầu đời, không dễ gì mất đi được. Vì thế, họ có thể quen với một chính thể tham nhũng, vơ vét hay độc tài, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho kẻ bán nước. Đặc biệt, đối với kẻ thù ngàn năm đô hộ từ thủa chân đất hồng hoang.
Thứ ba, có thể là thuyết âm mưu, nhưng dựa trên những cơ sở hợp lý là phe công an đang phản công lại TBT Nguyễn Phú Trọng. Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng thời gian qua nhắm vào lực lượng vũ trang nhiều, đặc biệt là công an. Những lùm xùm về việc Bộ trưởng Tô Lâm liên quan đến vụ AVG hay vụ án Vũ Nhôm có dính dáng đến Cựu Bộ trưởng Công an, hiện giờ là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, vụ án đánh bạc do các tướng công an bảo kê hay đề án quy hoạch Bộ công an, rõ ràng, phe cánh công an trong nội bộ ĐCS đang yếu thế.
Vấn đề Trung Quốc, mà mối quan hệ nồng ấm của TBT Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, hay việc Phạm Minh Chính, cánh tay phải của ông Trọng, có những mối liên hệ khá đặc biệt với Trung Quốc. Một ví dụ cụ thể là diễn giả chính trong các cuộc hội thảo về đặc khu Vân Đồn thời ông Chính làm Bí thư Quảng Ninh, chính là bà Đào Hiếu Đào, một người làm chính sách lâu năm tại ĐH Thâm Quyến. Điều bất ngờ ít người biết, bà Đào Hiếu Đào, chính là kiến trúc sư trưởng của Tập Cận Bình trong chính sách “Một vành đai- Một con đường” với ý đồ bành trướng qua nhiều khu vực mà Việt Nam là địa điểm quan trong (bạn có thể tự kiểm chứng điều này nếu search trên mạng từ khóa “Prof Tao YiTao One Belt One Road” hoặc “Prof Tao Yitao Road Initiative”). Tạo ra làn sóng phản đối Trung Quốc trong dân, đồng thời đưa ra những mối liên hệ khăng khít giữa ông Trọng và những người thân tín của ông, là một cách để cảnh cáo đối thủ trong cuộc chiến phe nhóm trong nội bộ ĐCSVN. Còn nữa, công an cũng muốn chứng tỏ rằng với tình hình phức tạp như thế, vai trò của họ phải được Đảng thừa nhận đúng mực và thay vì “còn Đảng- còn mình” thì họ thể hiện rằng, “không có công an thì không còn đảng”.
3. Về các nhóm lợi ích và cá nhân hưởng lợi từ đặc khu
Rõ ràng, các tập đoàn như Sun Group, FLC, VinGroup,…đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức vào 3 đặc khu trên giấy này. Ngoài ra, nhiều cá nhân có mối quan hệ trong chính quyền do biết trước chính sách đã dồn tiền mua đất đai tại 3 đặc khu này với mong muốn khi thông qua Luật đặc khu, họ sẽ vỡ bẫm. Tuy nhiên, khi gặp phải sự phản ứng khủng khiếp từ người dân như thế, các nhóm và cá nhân lợi ích này là kẻ lo lắng còn hơn cả Bộ Chính trị. Và rõ ràng, với nguồn lực tài chính cùng mối quan hệ khăng khít với thế lực cầm quyền, họ sẽ không từ bỏ tham vọng của mình. Họ sẽ trở lại, và dùng nhiều chiêu trò, bùa phép khác nhau để tìm mọi cách thông qua Luật đặc khu và nhận những món lợi khổng lồ.
Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ như họ tưởng tượng, khi đối mặt với họ là sức mạnh và quyền lực đã dần hình thành từ phía nhân dân khi chứng kiến cuộc biểu tình lần này. Nếu quá liều lĩnh và tham lam, không khéo, cả chính những nhóm lợi ích và cả đảng cộng sản nơi các nhóm lợi ích bám chân vào, sẽ mất cả chì lẫn chài. Và khi đó, tài sản của các nhóm lợi ích với phần lớn là đất đai, nhà cửa và tài sản trên đất, đâu thể bê sang nước ngoài như tiền đô la có thể chuyển dễ dàng qua các hệ thống ngân hàng và kinh doanh rửa tiền được.
4. Bạo lực và lò xo Phan Rí, Vĩnh Tân- Bình Thuận
Những cuộc biểu tình xảy ra đồng loạt trên cả nước đều diễn ra ôn hòa, êm ả ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo dõi thấy xuất hiện ở Phan Rí có hành động tấn công lại CSCĐ của người dân. Không rõ có sự việc dàn dựng hay khiêu khích của bên nào, nhưng nếu đem so sánh, thì một điều nghi ngại không nhỏ của cá nhân người viết là khả năng xảy ra va chạm, bạo động ở các địa phương tỉnh lẻ cao hơn ở các TP lớn rất nhiều.
Điều này do nhiều nguyên nhân. Ở các TP lớn, những người dẫn dắt hoặc mật độ tham gia của tầng lớp trí thức nhiều hơn. Họ là những người đủ bình tĩnh can ngăn nếu có mâu thuẫn hoặc va chạm xảy ra. Và nếu có bị đánh, thì họ cũng chấp nhận và về tố cáo điều đó trên facebook, mạng xã hội thay vì tìm cách đáp trả.
Nhưng ở các địa phương, nơi trình độ dân trí thấp hơn thì khả năng va chạm bạo lực với lực lượng công quyền là rất dễ. Ở nông thôn, nơi cộng đồng sống cùng có nhiều mối quan hệ gắn bó về gia đình dòng họ, họ không dễ đứng yên xem người thân mình bị công an đánh đập. Thêm một điều quan trọng nữa, là nghiệp vụ đối phó với các cuộc biểu tình của công an ở tỉnh lẻ là khá thấp. Phần nhiều trong số công an tỉnh lẻ trình độ hạn chế do nạn con ông cháu cha nhồi nhét vào. Quen với thói quen coi thường dân thiếu hiểu biết, chỉ quen dùng bạo lực thay vì tìm hiểu, nghiên cứu hiệu ứng đám đông một cách đầy đủ. Vì thế, ở những vùng dân trí chưa cao và thói quen đàn áp mạnh của công an, sẽ dễ dàng xảy ra chuyện bạo lực từ cả người dân và công an. Không như trước đây, nếu có đàn áp thì chỉ cùng lắm khu vực đó biết.
Bây giờ, chỉ trong tích tắc, những khoảnh khắc đàn áp đã lan tràn trên mạng xã hội và cả thế giới biết đến. Nếu thay vì sợ hãi, người dân lại càng bị ức chế hơn. Điều này là rất nguy hại. Vì có thể, chỉ 1 nơi bạo lực xảy ra là có thể ảnh hưởng đến cả một loạt cách cuộc biểu tình ôn hòa và đẹp đẽ khác.
Riêng vụ việc ở Phan Rí, thì có nhiều nguyên nhân khác nữa.
Nhà báo Lưu Trọng Văn đã đề cập một nguyên nhân tại bài viết này. Nhà báo Lưu Trọng Văn nói lên nỗi bức xúc của người dân khi tàu thuyền đánh cá của họ liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm hay ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc.
Và nguyên nhân quan trọng nhất, Phan Rí là trung tâm của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Nơi đây đặt nhà máy Vĩnh Tân 2. Nhà máy này gây ô nhiễm khủng khiếp. 3 năm trước người dân đã chặn đường và có xảy ra bạo lực với công an một lần. Tuy vậy, chính quyền Bình Thuận không coi đây là một bài học. Thay vì giải quyết bức xúc người dân, họ chọn cách bỏ tù người dân và tiếp tục cho dân ăn bui thay cơm. Những bức xúc dồn nén như một cái lò xo khủng khiếp, và đến ngày bung ra thì vô cùng tai hại.
Ảnh: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả khói bụi. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về việc gây ô nhiễm của nhà máy này khủng khiếp như thế nào trên báo chí.
© Trịnh Anh Tuấn
Nếu nhà cầm quyền csVN lại lấy việc "báo thù" người dân Phan thiết trong vụ biểu tình đập phá vừa rồi bằng cách điều tra bắt bớ xử tù họ thì liệu có dập tắt đè bẹp ý chí phản kháng của người dân không?
Trả lờiXóatôi cho rằng, việc này là đổ thêm dầu vào lửa- và kết cục là đảng csVN sẽ bị tiêu diệt - toàn quốc nổi dậy và trọng lú cùng Minh chính ... sẽ bị chém đầu.
Lần này không phải là 1 tỉnh, mà là 64 tỉnh thành.
Tất cả đang rất sục sôi, chỉ chờ có ngọn lửa do bọn trọng chó Tàu châm vào.