Vì sao nhà cầm quyền VN phải thả Luật sư Nguyễn Văn Đài? (Phần 1) - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Vì sao nhà cầm quyền VN phải thả Luật sư Nguyễn Văn Đài? (Phần 1)


Sau khi Tổng thống Trump đặt ra nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’ trong quan hệ thương mại với các nước, Việt Nam đã bị liệt vào danh sách 16 quốc gia ‘gây hại’ cho kinh tế Mỹ, khiến ngay cả việc duy trì giá trị xuất siêu 25 tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, trong khi tương lai cận kề là xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có thể bị giảm khá mạnh ngay trong năm 2018 và trong vài năm sau đó. Ngay trước mắt, Mỹ đang dựng hàng rào cao ngất đối với thép, tôm và cá basa của Việt Nam.

Nguyễn Văn Đài (phải) bị giáng án nặng nhất - 15 năm tù giam, còn người phụ nữ có hai con nhỏ là Lê Thị Thu Hà cũng bị đến 9 năm tù giam. Ảnh: Tư liệu

Đêm 7 tháng Năm năm 2018, một tù nhân lương tâm được cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền đặc biệt quan tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài, cùng nữ cộng sự của ông là Lê Thị Thu Hà, cũng đã bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam tống xuất ra nước ngoài, nhưng không phải đi Mỹ mà là đi Đức.

Chúc mừng tự do cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà!


Người nguy hiểm nhất

Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà bị công an Việt Nam bắt vào tháng Mười Hai năm 2015, mở màn cho chiến dịch đàn áp nặng nề Hội Anh Em Dân Chủ – một tổ chức xã hội dân sự độc lập do ông Đài thành lập và đã trở thành tổ chức nhân quyền phát huy tác dụng lớn nhất trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nhưng do đó cũng trở thành mối nguy hiểm lớn nhất trong cặp mắt tối đen nhìn đâu cũng thấy địch của chính thể độc đảng ở Việt Nam.

Sau khi đã không thèm đếm xỉa gì đến các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về thời hạn giam giữ, chính quyền Việt Nam đã đưa Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà ra xét xử trong vụ án ‘Hội Anh Em Dân Chủ’ bị quy là “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền” vào đầu năm 2018. Nguyễn Văn Đài bị giáng án nặng nhất – 15 năm tù giam, còn người phụ nữ có hai con nhỏ là Lê Thị Thu Hà cũng bị đến 9 năm tù giam.

Nhưng vì sao chỉ vài tháng sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam lại thả Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà, dù buộc phải hai nhà hoạt động nhân quyền này phải đi tị nạn chính trị ở Đức chứ không được ở lại quê hương?

Vì ‘lý do nhân đạo’ hay thể hiện ‘lượng khoan hồng của đảng và nhà nước ta’ chăng?

Bầu không khí ‘nhân đạo’ giờ đây đang trở về năm 2014.

2014 có gì đặc biệt?

Vào đầu năm 2014, công an Việt Nam bất ngờ thả cựu đại úy quân lực Việt nam Cộng Hòa là ông Nguyễn Hữu Cầu – người đã đi vào lịch sử Guiness Việt Nam với biệt danh ‘người tù xuyên thế kỷ’ cùng 37 năm ở tù cộng sản qua hai thế kỷ 20 và 21. Sau Nguyễn Hữu cầu là những tù nhân lương tâm khác được phóng thích như Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải…

Chính thể Việt Nam đã thể hiện ‘lòng nhân đạo’ chưa từng có khi thả đến 12 tù nhân chính trị – bất đồng quan điểm trong năm 2014.

Vậy có gì đặc biệt trong năm 2014?

2014 lại là năm mà chính thể cộng sản đặc biệt hy vọng vào triển vọng Việt Nam sẽ được gia nhập vào TPP (Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương), sau khi nhân vật chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Washington vào tháng Bảy năm 2013 và đã được tổng thống Mỹ khi đó là Barak Obama hứa hẹn TPP cho Việt Nam.

Theo ‘truyền thống’ đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt, một bản danh sách tù nhân chính trị đã được phía Mỹ chuyển cho Việt Nam vào thời gian diễn ra cuộc gặp Obama – Trương Tấn Sang. Gần một tháng sau cuộc gặp này, vào tháng Tám năm 2013, tòa án phúc thẩm Long An đã ‘bất ngờ’ trả tự do ngay tại tòa cho một nữ hoạt động nhân quyền là Nguyễn Phương Uyên – người mà trước đó đã bị giáng án sơ thẩm đến 6 năm tù giam.

2017 ‘bắt bù’

Nhưng sự thể trớ trêu là chính thể Việt Nam có vẻ không có duyên với TPP. Sau khoảng thời gian đến 6 năm đàm phán và tốn kém quá nhiều tiền của đóng thuế của dân chúng cho các đoàn quan chức của Việt Nam ra nước ngoài trả treo, triều đại Obama kết thúc đã dẫn tới một sự xoay ngược của triều đại Trump về quan điểm TPP. Đầu năm 2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến sụp đổ hy vọng trở thành ‘nước hưởng lợi nhiều nhất trong TPP’ của Việt Nam.

Cũng trong năm 2017 cay nghiệt ấy, chính thể ác nghiệt ở Việt Nam đã ‘bắt bù’ – một chiến dịch đánh thẳng vào Hội Anh Em Dân Chủ và đã bắt gần ba chục nhà hoạt động nhân quyền chỉ nội trong năm đó, sau khi đã phải hạn chế bắt bớ nhân quyền trong ba năm 2013, 2014 và 2015 để làm người Mỹ hài lòng và đổi lấy TPP.

Bây giờ là 2018…

Giờ đây, TPP đã gần như không còn nữa, hoặc có chăng chỉ là một sự thay hình đổi dạng sang CPTPP nhưng vẫn không có Mỹ tham gia, tức vẫn thiếu hụt đến 60% tổng giá trị sản phẩm mà lẽ ra phải có, và vẫn không mang đến hy vọng hưởng lợi đáng kể nào cho nền kinh tế lẫn chế độ một đảng ở Việt Nam.

Nếu 2014 khác với 4 năm trước đó khi kinh tế Việt Nam bắt đầu đổ vỡ 3 ngân hàng loại trung và lần đầu tiên lộ ra những dấu hiệu cạn kiệt ngân sách quốc gia, thì 2018 khác hẳn 2014 bởi ngân sách nhà nước về thực chất đã cạn kiệt chứ không còn là ‘dấu hiệu’ nữa, trong khi nợ công quốc gia vọt đến 210% GDP và hệ thống ngân hàng phải mang trên mình nó một núi nợ xấu và cực xấu lên đến hàng triệu tỷ đồng mà có thể khiến đổ vỡ ngân hàng theo dây chuyền bất kỳ lúc nào.

Quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt thất thần của đảng Cộng sản. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài chính, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ sạch tiền, sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công chức viên chức ‘còn đảng còn mình’ lên đến gần 3 triệu người, cùng một lực lượng vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc chỉ lo làm ‘kinh tế quốc phòng’ mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết.

Sau khi Tổng thống Trump đặt ra nguyên tắc ‘công bằng và đối ứng’ trong quan hệ thương mại với các nước, Việt Nam đã bị liệt vào danh sách 16 quốc gia ‘gây hại’ cho kinh tế Mỹ, khiến ngay cả việc duy trì giá trị xuất siêu 25 tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam, trong khi tương lai cận kề là xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có thể bị giảm khá mạnh ngay trong năm 2018 và trong vài năm sau đó. Ngay trước mắt, Mỹ đang dựng hàng rào cao ngất đối với thép, tôm và cá basa của Việt Nam.

Trong toàn bộ bức tranh u tối ấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) là lối thoát được Bộ Chính trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng nhất.


Calitoday

1 nhận xét:

  1. Với bọn cộng sản độc tài bán nước VN, Mỹ và thế giới văn minh nếu thực biết thương dân Việt thì phải cấm vận kinh tế và ngoại giao như đã làm trước 1990 thì chúng mới mở mắt ra được, và dân mới đập chết chúng được.
    là một cựu đảng viên của đảng khốn nạn csvn, cựu sỹ quan cựu binh đánh Tàu 1979, tôi khẳng định là như vậy

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad