Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra lại vụ nông dân bị tử hình Đặng Văn Hiến - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Chủ tịch nước yêu cầu kiểm tra lại vụ nông dân bị tử hình Đặng Văn Hiến


Chủ tịch Việt Nam, Trần Đại Quang. 

Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam vào ngày 17-7 có công văn thông báo ý kiến của ông Trần Đại Quang yêu cầu Chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo, kiểm tra việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án người nông dân Đặng Văn Hiến và báo cáo Chủ tịch nước.

Nông dân Đặng Văn Hiến bị TAND tỉnh Đắk Nông, TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên phạt án tử hình trong vụ nổ súng giữ đất ở Đăk Nông, khiến 3 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương.

Theo truyền thông trong nước, tuy tuyên án tử với bị cáo Hiến nhưng kết thúc phiên tòa, chủ tọa 2 lần nhắc ông Hiến làm đơn gửi Chủ tịch nước trong vòng 7 ngày để được xem xét giảm án tử hình. Sau khi nhận bản án, bị cáo Đặng Văn Hiến có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá, miễn giảm tội tử hình.

Ngoài ra, liên tiếp những ngày sau đó, nhiều người dân và tổ chức đã tham gia ký thỉnh nguyện thư gửi cho Chủ tịch nước xin ân xá cho ông Đặng Văn Hiến. Mục tiêu đạt 5.000 chữ ký vào ngày 19/07/18, tức thời hạn chót ông Hiến được nộp đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước.

Năm 2008, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 ha đất rừng tại Tiểu khu 1535 thuộc xã Quảng Trực để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp. Dù chính quyền địa phương đã yêu cầu công ty không được tự ý san ủi nhưng công ty Long Sơn đã tổ chức lực lượng hơn 30 cán bộ, bảo vệ chia thành 2 nhóm mang theo công cụ hỗ trợ vào san ủi, phá hủy cây điều, cà phê của các hộ dân vào ngày 23/10/2016. Một số người dân có vườn cây bị phá đã dùng súng tự chế để chống lại lực lượng nhân viên của Công ty Long Sơn, làm 3 người thiệt mạng và 13 người bị thương.

Tại phiên trả lời chất vấn quốc hội ngày 6 tháng 6 năm 2018 ở Hà Nội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận nhiều khiếu kiện liên quan đất đai mà địa phương không giải quyết được tận gốc dồn lên cho trung ương. Hiện vẫn còn 70% khiếu kiện đất đai trong hơn 500 hồ sơ tồn đọng từ quốc hội khóa trước chưa giải quyết.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad