Sau blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy là người đấu tranh vì quyền làm người mới nhất phải tạm thời xa những đứa con của mình [Khi bài viết này được đăng lên mục Blog VOA, Huỳnh Thục Vy đã được về nhà và chính thức bị khởi tố với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’, bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh - VOA]. Khác với thời chiến, khi đa số các bà mẹ không có lựa chọn nào khác là phải để những đứa con của mình đối diện với tử thần, những người mẹ thời bình có thể chọn sống cuộc đời cam chịu nhằm tránh nguy cơ phải xa những đứa con thơ. Bởi vậy những người phụ nữ trẻ chấp nhận sự hy sinh lớn nhất của cuộc đời – xa những đứa trẻ chưa tới hai năm tuổi như trường hợp của Huỳnh Thục Vy hoặc còn vị thành niên như đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga - thực sự là những người hùng.
Bất chấp những “tội” mà chính quyền đưa ra với những người phụ nữ tranh đấu, lý do chính họ bị tù tội là dám thách thức sự độc quyền quyền lực trong xã hội độc đảng. Những vụ xử lý một loạt tướng công an và quân đội mới đây và xa hơn nữa là sự liên kết của tướng công an với tội phạm sừng sỏ như Năm Cam đã chứng minh điều luôn đúng – “quyền lực tuyệt đối có xu hướng tham nhũng tuyệt đối”. Sự tham nhũng quyền lực của các tướng công an và quân đội là bảo kê cho tội phạm hoặc trực tiếp phạm tội nhằm trục lợi cá nhân. Sự tham nhũng quyền lực của Đảng Cộng sản thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng vi phạm các quyền con người căn bản, trong đó có việc kết án nặng tới 10 năm tù cho phụ nữ đấu tranh bất bạo động vì một xã hội cởi mở, dân chủ và văn minh hơn, để bảo vệ tới cùng sự độc quyền quyền lực. Về lý thuyết chính quyền nói lý do họ vẫn theo đuổi Chủ nghĩa Cộng sản ngoại nhập vì nó ưu việt hơn Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng họ lại cũng sẵn sàng để những chính phủ kém ưu việt hơn đón về những công dân Việt bị tù tội vì dám thách thức hệ thống chính trị một cột. Mới đây Đức tiếp nhận thẳng từ nhà tù hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà còn trong những năm gần đây Hoa Kỳ cũng đón từ nhà tù các nhà tranh đấu Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần.
Đấu tranh bất bạo động để đòi những quyền căn bản của con người trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới ở những thời điểm khác nhau. Biểu tượng của nhiều người tranh đấu vì quyền con người, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, đã bị giam cầm gần 20 năm chỉ vì dám thách thức chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Các quyền tự do mà người dân ở các nước như Anh hay Mỹ giờ có được không phải của trời cho. Phụ nữ Anh được quyền bỏ phiếu 100 năm về trước có phần nhờ sự đấu tranh bền bỉ và sự chấp nhận bị giam cầm của người hùng Emmeline Pankhurst mà Hội Phụ nữ Việt Nam từng giới thiệu. Tại Hoa Kỳ, đó là nhờ những người đấu tranh vì quyền của người lao động như Clara Lemlich Shavelson, về sau là đảng viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Báo New York Times mới đây viết về bà trong loạt bài “không còn bị lãng quên”, vốn nhằm tôn vinh những phụ nữ mà đáng ra phải được tôn vinh từ lâu:
“Cho tới khi bà nói chuyện hôm đó, tại Nghiệp đoàn Cooper [của công nhân may mặc] ở Manhattan [New York], bà đã bị bắt 17 lần và bị cảnh sát cũng như các bảo vệ công ty đánh khiến bà gãy sáu xương sườn. Bà đã không để cho bố mẹ biết bà bị thương vì sợ họ sẽ cấm bà trở lại hàng rào người ngăn công nhân đi làm [khi có đình công].
“Cuộc Nổi dậy của 20.000 [người] kết thúc khi nhiều xưởng may đồng ý trả lương cao hơn và thuận theo [chế độ làm việc] 52 giờ một tuần cũng như công nhận Nghiệp đoàn Công nhân May mặc Quốc tế tại nhà máy.”
Đó là cuộc đấu tranh của phụ nữ Hoa Kỳ hồi năm 1909. Hơn 100 năm sau, những người mẹ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy vẫn đang đòi những quyền mà phụ nữ Mỹ và Anh đã có – quyền tự do lập hội để đòi quyền lợi chính đáng cho mình và cho cộng đồng.
Những người sẵn sàng bước đi trên những con đường chông gai không bao giờ là số đông. Đây có lẽ là lý do blogger Osin Huy Đức treo hai câu “[c]ái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, [n]gọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”. Hiện cũng đang có phong trào kêu gọi viết thư tay cho hai nữ tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cả hai người đều bị kết tội nói xấu chính quyền và đây là chuyện không có gì mà ẫm ĩ ở những nước không phải là thiên đường Xã hội Chủ nghĩa. Trang Zing của Việt Nam từng dẫn câu châm biếm chính phủ Hoa Kỳ của người dân nước này: "Chính trị gia như những chiếc tã lót, chúng cần được thay thường xuyên, bởi cùng một lý do". Ở Việt Nam ‘tã lót’ chính trị có thế nào cũng lâu lâu mới thay một lần và thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu để ý sẽ thấy người đứng đầu về Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh thời tướng cướp Năm Cam hoành hành, ông Trương Tấn Sang, sau này thành chủ tịch nước thứ bảy của Việt Nam. Còn người đứng đầu ngành công an trong giai đoạn nhiều tướng công an có hành vi chẳng khác gì tướng cướp lại kế nhiệm ông Sang và đang là chủ tịch nước thứ tám của Việt Nam. Bởi vậy cuộc đấu tranh của những phụ nữ anh hùng để hệ thống chính trị không còn kiểu lái xe buồn ngủ tự tát vào mặt mình rồi lái tiếp thay vì để người khác lái sẽ còn dài.
Bất chấp những “tội” mà chính quyền đưa ra với những người phụ nữ tranh đấu, lý do chính họ bị tù tội là dám thách thức sự độc quyền quyền lực trong xã hội độc đảng. Những vụ xử lý một loạt tướng công an và quân đội mới đây và xa hơn nữa là sự liên kết của tướng công an với tội phạm sừng sỏ như Năm Cam đã chứng minh điều luôn đúng – “quyền lực tuyệt đối có xu hướng tham nhũng tuyệt đối”. Sự tham nhũng quyền lực của các tướng công an và quân đội là bảo kê cho tội phạm hoặc trực tiếp phạm tội nhằm trục lợi cá nhân. Sự tham nhũng quyền lực của Đảng Cộng sản thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng vi phạm các quyền con người căn bản, trong đó có việc kết án nặng tới 10 năm tù cho phụ nữ đấu tranh bất bạo động vì một xã hội cởi mở, dân chủ và văn minh hơn, để bảo vệ tới cùng sự độc quyền quyền lực. Về lý thuyết chính quyền nói lý do họ vẫn theo đuổi Chủ nghĩa Cộng sản ngoại nhập vì nó ưu việt hơn Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng họ lại cũng sẵn sàng để những chính phủ kém ưu việt hơn đón về những công dân Việt bị tù tội vì dám thách thức hệ thống chính trị một cột. Mới đây Đức tiếp nhận thẳng từ nhà tù hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà còn trong những năm gần đây Hoa Kỳ cũng đón từ nhà tù các nhà tranh đấu Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần.
Đấu tranh bất bạo động để đòi những quyền căn bản của con người trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới ở những thời điểm khác nhau. Biểu tượng của nhiều người tranh đấu vì quyền con người, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, đã bị giam cầm gần 20 năm chỉ vì dám thách thức chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Các quyền tự do mà người dân ở các nước như Anh hay Mỹ giờ có được không phải của trời cho. Phụ nữ Anh được quyền bỏ phiếu 100 năm về trước có phần nhờ sự đấu tranh bền bỉ và sự chấp nhận bị giam cầm của người hùng Emmeline Pankhurst mà Hội Phụ nữ Việt Nam từng giới thiệu. Tại Hoa Kỳ, đó là nhờ những người đấu tranh vì quyền của người lao động như Clara Lemlich Shavelson, về sau là đảng viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Báo New York Times mới đây viết về bà trong loạt bài “không còn bị lãng quên”, vốn nhằm tôn vinh những phụ nữ mà đáng ra phải được tôn vinh từ lâu:
“Cho tới khi bà nói chuyện hôm đó, tại Nghiệp đoàn Cooper [của công nhân may mặc] ở Manhattan [New York], bà đã bị bắt 17 lần và bị cảnh sát cũng như các bảo vệ công ty đánh khiến bà gãy sáu xương sườn. Bà đã không để cho bố mẹ biết bà bị thương vì sợ họ sẽ cấm bà trở lại hàng rào người ngăn công nhân đi làm [khi có đình công].
“Cuộc Nổi dậy của 20.000 [người] kết thúc khi nhiều xưởng may đồng ý trả lương cao hơn và thuận theo [chế độ làm việc] 52 giờ một tuần cũng như công nhận Nghiệp đoàn Công nhân May mặc Quốc tế tại nhà máy.”
Đó là cuộc đấu tranh của phụ nữ Hoa Kỳ hồi năm 1909. Hơn 100 năm sau, những người mẹ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy vẫn đang đòi những quyền mà phụ nữ Mỹ và Anh đã có – quyền tự do lập hội để đòi quyền lợi chính đáng cho mình và cho cộng đồng.
Những người sẵn sàng bước đi trên những con đường chông gai không bao giờ là số đông. Đây có lẽ là lý do blogger Osin Huy Đức treo hai câu “[c]ái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, [n]gọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất”. Hiện cũng đang có phong trào kêu gọi viết thư tay cho hai nữ tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cả hai người đều bị kết tội nói xấu chính quyền và đây là chuyện không có gì mà ẫm ĩ ở những nước không phải là thiên đường Xã hội Chủ nghĩa. Trang Zing của Việt Nam từng dẫn câu châm biếm chính phủ Hoa Kỳ của người dân nước này: "Chính trị gia như những chiếc tã lót, chúng cần được thay thường xuyên, bởi cùng một lý do". Ở Việt Nam ‘tã lót’ chính trị có thế nào cũng lâu lâu mới thay một lần và thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu để ý sẽ thấy người đứng đầu về Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh thời tướng cướp Năm Cam hoành hành, ông Trương Tấn Sang, sau này thành chủ tịch nước thứ bảy của Việt Nam. Còn người đứng đầu ngành công an trong giai đoạn nhiều tướng công an có hành vi chẳng khác gì tướng cướp lại kế nhiệm ông Sang và đang là chủ tịch nước thứ tám của Việt Nam. Bởi vậy cuộc đấu tranh của những phụ nữ anh hùng để hệ thống chính trị không còn kiểu lái xe buồn ngủ tự tát vào mặt mình rồi lái tiếp thay vì để người khác lái sẽ còn dài.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét