Tháng 5 năm 2017, chính phủ Việt Nam ban hành một chỉ thị đầy tham vọng - được gọi là Chỉ thị 16, để dẫn dắt đất nước qua cái gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 (4IR), giúp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh bằng cách tận dụng công nghệ số và truyền thông xã hội, thương mại điện tử vv.. và tránh nguy cơ Việt Nam bị tụt hậu.
Tuy nhiên chỉ thị này thiết lập các quy định cấm truy cập các nội dung internet được coi là có thể trở thành một mối đe dọa đối với nhà nước hoặc xã hội Việt Nam. Luật mới còn đòi hỏi các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ ICT cho người tiêu dùng Việt Nam phải thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, và phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng mạng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam.
|
"Cách mạng công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải thu thập và phân tích các dữ liệu nhiều hơn để duy trì tính cạnh tranh, dùng truyền thông xã hội, thương mại điện tử và kỹ thuật điện toán đám mây để tăng năng suất."
Ông Shear nói những quy định nghiêm ngặt sẽ cản trở việc tiếp cận các nguồn dữ liệu và dịch vụ công nghệ đám mây tốt nhất mà thế giới có thể cung cấp. Hệ quả là Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi một cách vô lý, “tác động tiêu cực đáng kể tới nền kinh tế quốc gia.”
Nếu Việt Nam hạn chế các luồng dữ liệu toàn cầu thì cũng sẽ tự đẩy mình ra khỏi sự phát triển toàn cầu.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear
Năm ngoái, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 6,8%, một phần là nhờ sự năng động của nền kinh tế Internet và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đại sứ Shear khuyến cáo nếu Việt Nam hạn chế các luồng dữ liệu toàn cầu thì cũng sẽ tự đẩy mình ra khỏi sự phát triển toàn cầu.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét