Vụ phá đám đêm diễn Sài Gòn Kỷ Niệm, đánh ca sỹ, phụ nữ cũng như những người tổ chức trước mặt người già và trẻ em hôm 15/8 xảy ra ở thành phố duy nhất mang tên ‘vĩ nhân’ nay lại đang được ông có tên Nguyễn Thiện Nhân cai quản. ‘Vĩ nhân’ được coi là “yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ” trong khi ông ‘Người Tốt’ là giáo sư, tiến sỹ và từng học ở những nước văn minh như Đức và Hoa Kỳ.
Nhưng những “đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi” ở quán Casanova thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, đã hành xử hệt như kiêu binh thời phong kiến. Ca sỹ Nguyễn Tín, một trong những người bị đánh, nói với Dân Làm Báo: “[M]ột trong những cái nặng nhất là họ dùng chai nước suối họ đánh trực tiếp vào mắt.”
Ca sỹ kể thêm trên Facebook hôm 20/8:
“Chào hỏi đầu tiên của tên AN [an ninh] là một cú đá từ dưới lên găm thẳng vào ngực trái nơi tim tôi đang hoạt động mà đến ngày hôm nay sau 5 ngày tôi vẫn đau mỗi khi di chuyển, cú đá khiến tôi bật về phía sau và 2 tên AN đỡ tôi tiếp tục ngồi lên. Hắn ngồi sát tôi bóp vai và nói:
- Mật khẩu điện thoại là gì? Mở máy ra rồi tao cho về sớm.
- Tôi không biết.
- Mày khoái lắc lắm đúng không? Để hôm nay tao đánh coi mày còn lắc được nữa không.”
Blogger Phạm Đoan Trang kể sau khi đã đánh đấm chị ở quán Casanova, công an cho xe chở chị tới một đoạn đường tối và rồi: “Chỉ vài phút sau, có 6 “đồng chí” to cao đi ba xe máy lao đến, bỏ xe xông vào đánh hội đồng. Mũ bảo hiểm bị vỡ là mũ của họ.
“Khi tôi ngồi dậy được để giữ tay vào vết thương trên đầu cho bớt chảy máu, thì thấy chiếc mũ vỡ một mảng to bị vứt lại trên đường, quanh đó là chi chít mảnh vụn.”
Nguyễn Đại, người tổ chức đêm diễn, cũng bị đánh những nhân viên công quyền còn dùng giày công trường của anh làm vũ khí đánh anh.
Lý giải vì sao những ác nhân được chính quyền bảo kê lại hành xử như thế trong đêm 15/8, anh viết:
“Việc đánh đập chúng tôi, chỉ có thể là vì cay cú, vì hận, vì nhục nhã.
“Cả một bộ máy mà để 2 thằng, một thanh niên ca sĩ và một trung niên kỹ sư qua mặt. Đau lắm chứ!
“Thế tại sao chúng nó điên cuồng không muốn liveshow diễn ra. Tôi cũng mới tìm ra được lời giải đáp sau ngày h[ôm] đó.
“Chúng ta hãy coi lại những video clip hay hình ảnh Tín trên sân khấu. Đó là hình ảnh một chàng trai đẹp về ngoại hình, đẹp về nhân cách và đẹp về tài năng. Vâng, chân dung một thằng phản động là như thế đấy, và hình ảnh đó sẽ lan tỏa trong quần chúng. Chúng nó không thể chấp nhận được những điều đó. Chúng không dám chấp nhận sự thật!”
Sau biến cố đêm 15/8, “Bác” mà thành phố nay mang tên thì đã “nằm trong lăng giấc ngủ bình yên” từ lâu nhưng ông cháu ‘Người Tốt’ cũng không nói năng gì. Thực ra không nói gì tức là đã nói rất nhiều. Người ta vẫn nói Việt Nam có cả rừng luật nhưng khi cần thì sẵn sàng dùng luật rừng. Các cán bộ cộng sản cũng luôn có hình ảnh hay tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh của họ ở khắp nơi nhưng thực tế họ chẳng đếm xỉa gì tới những lời chính lãnh tụ tối cao từng nói. Tròn 70 năm về trước, ông Hồ đã đưa ra “12 điều răn” về chuyện lấy dân làm gốc trong đó có “sáu điều không nên” và “sáu điều nên làm”.
Hai điều “không nên” đầu tiên là không nên gây hư hại hoặc cố mượn hay mua cho bằng được tài sản của người dân. Nhưng khi phá đêm diễn, đám sai nha giật điện thoại, lấy tiền, lột giày của người dân mà chẳng cần nói lý do.
Điều không nên cuối cùng là “không nên làm hoặc nói gì có thể làm dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ” trong khi điều nên làm cuối cùng là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật…”
Dẫn vậy để thấy câu nói “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” luôn đúng. Và nếu ông Hồ sống lại biết đâu ông chẳng lấy lại tên Nguyễn Ái Quốc và than lên “bọn cộng sản ở đâu cũng thế” chứ không phải “đảng viên nhan nhản, cộng sản hiếm hoi” như các “đồng chí” của ông nói nữa.
Nhưng những “đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi” ở quán Casanova thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, đã hành xử hệt như kiêu binh thời phong kiến. Ca sỹ Nguyễn Tín, một trong những người bị đánh, nói với Dân Làm Báo: “[M]ột trong những cái nặng nhất là họ dùng chai nước suối họ đánh trực tiếp vào mắt.”
Ca sỹ kể thêm trên Facebook hôm 20/8:
“Chào hỏi đầu tiên của tên AN [an ninh] là một cú đá từ dưới lên găm thẳng vào ngực trái nơi tim tôi đang hoạt động mà đến ngày hôm nay sau 5 ngày tôi vẫn đau mỗi khi di chuyển, cú đá khiến tôi bật về phía sau và 2 tên AN đỡ tôi tiếp tục ngồi lên. Hắn ngồi sát tôi bóp vai và nói:
- Mật khẩu điện thoại là gì? Mở máy ra rồi tao cho về sớm.
- Tôi không biết.
- Mày khoái lắc lắm đúng không? Để hôm nay tao đánh coi mày còn lắc được nữa không.”
Blogger Phạm Đoan Trang kể sau khi đã đánh đấm chị ở quán Casanova, công an cho xe chở chị tới một đoạn đường tối và rồi: “Chỉ vài phút sau, có 6 “đồng chí” to cao đi ba xe máy lao đến, bỏ xe xông vào đánh hội đồng. Mũ bảo hiểm bị vỡ là mũ của họ.
“Khi tôi ngồi dậy được để giữ tay vào vết thương trên đầu cho bớt chảy máu, thì thấy chiếc mũ vỡ một mảng to bị vứt lại trên đường, quanh đó là chi chít mảnh vụn.”
Nguyễn Đại, người tổ chức đêm diễn, cũng bị đánh những nhân viên công quyền còn dùng giày công trường của anh làm vũ khí đánh anh.
Lý giải vì sao những ác nhân được chính quyền bảo kê lại hành xử như thế trong đêm 15/8, anh viết:
“Việc đánh đập chúng tôi, chỉ có thể là vì cay cú, vì hận, vì nhục nhã.
“Cả một bộ máy mà để 2 thằng, một thanh niên ca sĩ và một trung niên kỹ sư qua mặt. Đau lắm chứ!
“Thế tại sao chúng nó điên cuồng không muốn liveshow diễn ra. Tôi cũng mới tìm ra được lời giải đáp sau ngày h[ôm] đó.
“Chúng ta hãy coi lại những video clip hay hình ảnh Tín trên sân khấu. Đó là hình ảnh một chàng trai đẹp về ngoại hình, đẹp về nhân cách và đẹp về tài năng. Vâng, chân dung một thằng phản động là như thế đấy, và hình ảnh đó sẽ lan tỏa trong quần chúng. Chúng nó không thể chấp nhận được những điều đó. Chúng không dám chấp nhận sự thật!”
Sau biến cố đêm 15/8, “Bác” mà thành phố nay mang tên thì đã “nằm trong lăng giấc ngủ bình yên” từ lâu nhưng ông cháu ‘Người Tốt’ cũng không nói năng gì. Thực ra không nói gì tức là đã nói rất nhiều. Người ta vẫn nói Việt Nam có cả rừng luật nhưng khi cần thì sẵn sàng dùng luật rừng. Các cán bộ cộng sản cũng luôn có hình ảnh hay tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh của họ ở khắp nơi nhưng thực tế họ chẳng đếm xỉa gì tới những lời chính lãnh tụ tối cao từng nói. Tròn 70 năm về trước, ông Hồ đã đưa ra “12 điều răn” về chuyện lấy dân làm gốc trong đó có “sáu điều không nên” và “sáu điều nên làm”.
Hai điều “không nên” đầu tiên là không nên gây hư hại hoặc cố mượn hay mua cho bằng được tài sản của người dân. Nhưng khi phá đêm diễn, đám sai nha giật điện thoại, lấy tiền, lột giày của người dân mà chẳng cần nói lý do.
Điều không nên cuối cùng là “không nên làm hoặc nói gì có thể làm dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ” trong khi điều nên làm cuối cùng là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật…”
Dẫn vậy để thấy câu nói “đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” luôn đúng. Và nếu ông Hồ sống lại biết đâu ông chẳng lấy lại tên Nguyễn Ái Quốc và than lên “bọn cộng sản ở đâu cũng thế” chứ không phải “đảng viên nhan nhản, cộng sản hiếm hoi” như các “đồng chí” của ông nói nữa.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét