Tường thuật về chuyến đi này, hãng tin AP lưu ý rằng chuyến thăm diễn ra giữa lúc ở Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển tiếp lãnh đạo sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Việc Bắc Kinh quân sự hóa tuyến hàng hải chiến lược trong khu vực và xây các đảo nhân tạo tại vùng biển đông trong vòng tranh chấp với nhiều nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, có phần chắc sẽ là một trong các chủ đề chính tại buổi họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các vị tương nhiệm từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, và Nhật Bản.
Washington ngày càng lớn tiếng chỉ trích các hành động của Bắc Kinh, mà phía Mỹ cho là có tính cách gây hấn để xác quyết chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, khiến cho cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại đây trở thành chủ đề nóng của hội nghị, đặc biệt sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mạnh mẽ đả kích hành động mà ông cho là hung hăng của Trung Quốc tiếp theo sau sự cố hôm 30/9 vừa rồi khi một tàu khu trục Trung Quốc cắt mũi tàu chiến Mỹ, khiến hai chiếc tàu suýt nữa đã va vào nhau. Các tấm ảnh đầy kịch tính do hải quân Mỹ công bố mới đây cho thấy chiếc tàu của hải quân Trung Quốc chỉ còn cách chiến hạm Mỹ USS Decatur có hơn 40m.
Ông Aaron Rabena, một nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Philippines, nhận định về lập trường của Mỹ tại hội nghị ADM sắp tới:
“Có lẽ chúng ta sẽ thấy Mỹ tái khẳng định sự hậu thuẫn dành cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và một lần nữa công khai chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.” Nhà nghiên cứu này tiên đoán rằng giữa lúc căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, Asean sẽ chịu áp lực từ cả hai phía.
Nhà nghiên cứu Elena Collinson thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Úc-Trung của Đại học Kỹ thuật Sydney nói:
“Dự kiến sẽ có các cuộc tranh luận gây cấn về một số nội dung quan trọng tại hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng kỳ này. Bất cứ quyết định nào cũng sẽ phải tính tới các quan hệ giữa mỗi nước thành viên của Asean với không những Trung Quốc, mà còn với phương Tây.”
Hội nghị này diễn ra sau khi Trung Quốc và Asean hồi tháng 8 đồng ý về dự thảo của một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, sau hơn 1 năm thuong thuyết, mặc dù các nhà phân tích cho rằng khó có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng trong thời gian tới.
“Điều quan trọng là phải nghĩ một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển là một hành trình, hơn là một điểm đến.”.
Chuyên gia về Biển Đông Bill Hayton thuộc Viện Chatham House
“Điều quan trọng là phải nghĩ một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển là một hành trình, hơn là một điểm đến.”
Nhà nghiên cứu này nói ông không trông đợi một tuyên bố quan trọng sẽ được công bố sau hội nghị, nhưng sẽ là một ‘ngạc nhiên thích thú’ nếu các đại biểu có thể đạt được bất cứ thỏa thuận cụ thể nào.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét