Giải pháp mà ông Hoàng đề nghị là “tăng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh, đặc biệt là cho những người có vai trò quan trọng trong cộng đồng, để nhân dân hiểu và đồng lòng với chủ trương, chính sách”.
Phát ngôn của ông Hoàng gây tranh cãi trên mạng xã hội vì một tướng lĩnh quân đội CSVN nay bỗng nhiên lại chú tâm đến thẩm quyền “an ninh mạng” của Bộ Công An và bỏ thời gian ngồi đếm like quanh một sự kiện thời sự.
Công luận cho rằng, thay vì “lấn sân” hoạt động của Bộ Công An và tranh thủ công kích giới blogger, lẽ ra ông Hoàng nên đề cập về hiểm họa mất nước, những nguy cơ về chủ quyền của Việt Nam trước việc Trung Quốc tăng cường phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, hoặc ít ra là về những vụ bê bối “xẻ thịt” đất quốc phòng, việc một số tướng quân đội bị kỷ luật… Đó mới là những điều người dân lâu nay chờ đợi một tướng lĩnh quân đội chính thức phát ngôn tại nghị trường mà chưa thấy.
Cũng có thể hiểu việc ông Hoàng đưa ra phát ngôn nêu trên là để biểu thị sự ủng hộ Luật An Ninh Mạng của giới chức quân đội CSVN trong bối cảnh ngày càng có thêm những lời kêu gọi, thỉnh nguyện thư yêu cầu dừng thực thi Luật này từ ngày 1 Tháng Giêng, 2019.
Những lời mà ông Hoàng cắm cúi đọc từ một văn bản viết sẵn cũng cho thấy giới chức quân đội CSVN ngày nay ưu tiên cho mục tiêu “giữ chế độ và bảo vệ sự tồn vong của đảng” hơn trọng trách giữ nước. Điều này cũng lý giải tại sao Bộ Quốc Phòng CSVN nay được chỉ thị nắm Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng, một tổ chức được nâng cấp từ Cục Công Nghệ Thông Tin thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét