Vụ chip siêu nhỏ của TQ tấn công các công ty Mỹ làm cổ phiếu Lenovo và ZTE sụt ngay - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Vụ chip siêu nhỏ của TQ tấn công các công ty Mỹ làm cổ phiếu Lenovo và ZTE sụt ngay


Apple và Amazon chỉ là hai trong số các công ty của Mỹ bị gián điệp Trung Quốc ăn cắp dữ liệu.

Trung Quốc những con chip siêu nhỏ để tấn công vào các công ty Mỹ.

Bloomberg mô tả dữ liệu được truyền về Trung Quốc từ các con chip siêu nhỏ, được cấy vào bo mạch chủ của các sản phẩm. Bo mạch này được một công ty tên Super Micro Computer sản xuất.

Apple và Amazon chỉ là hai trong số các công ty của Mỹ bị gián điệp Trung Quốc ăn cắp dữ liệu.

Các máy chủ của Apple và Amazon đã bị xâm nhập ngay từ trong quá trình xản xuất, và con chip siêu nhỏ này sẽ được kích hoạt khi các thiết bị được lắp ráp hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.

Cả Apple, Amazon và Super Micro đều phủ nhận thông tin từ Bloomberg, nói rằng nó "không đúng sự thật".

Tìm thấy các phần cứng bị "xâm nhập" trong máy bay của Mỹ, theo Bloomberg 

Cụ thể, Apple phát đi một thông báo mạnh mẽ, cho biết "không có bằng chứng" để củng cố các cáo buộc của Bloomberg.

Tin này ngay lập tức cổ phiếu của hãng Trung Quốc Lenovo sụt 15%, còn ZTE giảm 10%.

Còn trong tuyên bố dài của mình, Amazon nói: "Chúng tôi đã không tìm thấy bằng chứng của những con chip độc hại hay việc các thiết bị phần cứng bị can thiệp."

Bloomberg cho biết cuộc điều tra của họ đã kéo dài trong suốt một năm, và một trong số các bằng chứng tìm thấy là về một cuộc tấn công gián điệp trên nhiều mặt được chuẩn bị, khi chính quyền Bắc Kinh tiếp cận 30 công ty lớn và nhiều cơ quan liên bang.

Các thông tin về chiến dịch tấn công gián điệp từ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện Amazon tiến hành kiểm tra an ninh năm 2015, trước khi chuyển hẳn sang sử dụng các phần cứng, máy chủ... được cung cấp bởi công ty Elemental, nhưng do Super Micro Computer sản xuất từ Trung Quốc.

Nhiều mã độc được cài vào thiết bị của các công ty từ ngay trong quá trình sản xuất                 

Vụ việc đã làm khởi động một cuộc điều tra kéo dài từ các cơ quan tình báo Mỹ.

Bloomberg nhận xét Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ khi tiến hành chiến dịch, bởi vì 90% máy tính trên thế giới được sản xuất từ đây.

"Nghiên cứu và hiểu tường tận cách thiết kế các sản phẩm, can thiệp vào từng bộ phận và tìm cách đảm bảo các thiết bị này vượt qua quá trình kiểm tra khi xuất khẩu và đến được địa điểm họ mong muốn."

Nhiều công ty sử dụng các thiết bị phần cứng từ Super Micro Computer đã tiến hành loại bỏ các máy chủ hoặc bo mạch được sản xuất ở Trung Quốc.

Apple phủ nhận và nói rằng Bloomberg đã "liên lạc nhiều lần và đưa ra các tuyên bố mơ hồ, phức tạp về một sự cố an ninh họ nghi ngờ là đang xảy ra."

"Chúng tôi có những cuộc kiểm tra an ninh nội bộ nghiêm ngặt dựa trên yêu cầu của Bloomberg, và hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng nào."

"Sau đó, chúng tôi liên hệ lại với Bloomberg và đưa ra các hồ sơ, bằng chứng thực tế, bác bỏ mọi khía cạnh trong điều tra của họ."

Bảng mạch của ZTE

Super Micro Computer nói họ hoàn toàn không biết có cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về vấn đề này, và không có khách hàng nào ngưng sử dụng sản phẩm được cung cấp bởi công ty vì sợ tin tặc hay hoạt động gián điệp từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi câu chuyện trên là "cáo buộc vô cớ" và nói rằng sự an toàn của các hoạt động sản xuất - xuất khẩu sản phẩm là "vấn đề quan tâm chung."

Bloomberg cho biết phủ nhận từ các công ty trái ngược với những nguồn tin, nhân chứng mà họ có từ "sáu quan chức trong các cơ quan an ninh quốc gia" và những nguồn tin giấu mặt trong nội bộ Apple và Amazon.


BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad