|
Trước đó, nhà hoạt động Hoàng Dũng cho biết, vụ này là do tư thù cá nhân giữa với ông Lực – chủ tiệm vàng Thảo Lực với ông Dương Tấn Hiển – Chủ tịch quận Ninh Kiều Cần Thơ. Ông Hiển “đã sai khiến cả hệ thống chính trị của quận để trả thù. Ký quyết định khám nhà trước sự việc ‘quả tang’ cả tuần lễ, Hiển đã ngang nhiên ngồi lên pháp luật và thách thức dư luận. Tranh chấp đất đai biến thành tịch thu kim cương, Hiển ngỡ trả thù ngọt ngào“.
Mời đọc thêm: Luật sư: ‘Chủ tiệm vàng Thảo Lực rút đơn khiếu nại là không chính xác’ (TT). – Vụ đổi 100 USD: Chủ tiệm vàng bất ngờ điều chỉnh nội dung đơn khiếu nại (NLD). – Trả lại kim cương cho tiệm vàng Thảo Lực — Dư luận đâu chỉ có “ném đá”, mà còn đồng hành với những hành trình “giải oan” (LĐ).
Tin Biển Đông
VOA dẫn tin từ Reuters: Tàu Trung Quốc cảnh cáo chiến hạm Mỹ ‘sẽ nhận hậu quả’ trên biển Đông. Vụ tàu khu trục Lan Châu cắt mặt và suýt đâm vào tàu khu trục USS Decatur ngày 30/9,, tàu chiến Trung Quốc cảnh báo rằng, tàu chiến Hoa Kỳ sẽ phải “nhận hậu quả” nếu không chuyển hướng. Quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, lúc đó tàu USS Decatur “đi trong vùng 12 hải lý của Cụm đá Gaven và Johnson của quần đảo Trường Sa”.
Trong cuộc đối thoại an ninh song phương dự kiến được nối lại vào ngày 9/11 tới đây, Mỹ, Trung Quốc muốn giảm căng thẳng tại Biển Đông, theo báo Thanh Niên. Trước đó, “cuộc đối thoại bị hủy vào tháng 9 sau khi Washington ra lệnh trừng phạt Bắc Kinh vì mua vũ khí của Nga”.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford cho biết: “Khoảng 4 tháng trước, chúng tôi tiến hành diễn tập tại chỗ về khủng hoảng tiềm ẩn nhằm xây dựng lòng tin, tăng cường minh bạch và giảm nguy cơ tính toán sai lầm”.
Báo Giáo Dục Việt Nam có bài tổng hợp tin từ SCMP và Thông tấn xã Đài Loan: Tàu chiến Mỹ ít khả năng neo đậu tại Ba Bình, Trường Sa. Theo đó, “Washington đã yêu cầu Đài Bắc cho Hải quân Mỹ sử dụng đảo Ba Bình cho mục đích đảm bảo an ninh khu vực”. Chuyên gia Lã Lễ Thi, cựu sĩ quan hải quân Đài Loan phân tích, “do độ sâu khu vực cầu cảng đảo Ba Bình hạn chế, nên bất luận là tàu khu trục lớp Arleigh Burke hay tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ, đều khó có thể neo đậu tại Ba Bình”.
Mời đọc thêm: Anh công bố tài liệu vụ tàu Trung Quốc đe dọa tàu Mỹ ở Biển Đông (RFI). – Mỹ-Trung đối thoại an ninh cấp cao vào ngày 9/11 — TQ bất ngờ thân thiện với tàu chiến Nhật trên Biển Đông (VOA). – Đô đốc Mỹ: Trung Quốc hãy cư xử đúng mực trên biển (ĐV). – Philippines ‘sẽ phản đối’ nếu Trung Quốc xây trạm thời tiết ở Biển Đông (ĐKN).
Nhân quyền ở Việt Nam
RFA đưa tin: Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh nói với RFA: “Họ có nói rằng cuộc viếng thăm nhằm mục đích mong muốn Hội đồng Liên tôn Việt Nam có thể cho biết về tình hình, thực trạng vấn đề về tự do tôn giáo cũng như vấn đề nhân quyền tại Việt Nam để phái đoàn có thể nắm rõ cụ thể”.
Facebooker Ken Đoàn chia sẻ một số video ghi lại một vụ đàn áp của công an Ninh Thuận vào chiều 5/11: Phía công an “vây lại đá phụ nữ, kéo rách áo phụ nữ, lôi kéo đủ hết”. Tác giả đặt câu hỏi, công an “bảo vệ dân hay bảo vệ công ty tư nhân đây”?
RFA dẫn lời Bộ Công an khẳng định: Luật An Ninh mạng không khiến Facebook và Google rời Việt Nam. Theo bộ này, Việt Nam “không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia muốn kiểm soát người dân và triệt để đàn áp tiếng nói đối lập.
Mời đọc thêm: Bộ Công an: Facebook và Google sẽ không rời khỏi Việt Nam (PLTP).
Thủ Thiêm và một số vụ “ăn” đất
Facebook Sài Gòn Báo đưa tin: Biểu tình ở Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn. Sáng 6/11, “người dân bị cướp đất trong vụ quy hoạch đô thị mới Thủ Thiêm đã phẫn nộ xuống đường giăng biểu ngữ yêu cầu nhà cầm quyền phải giải quyết tất cả nỗi oan khuất của người Thủ Thiêm”. Họ đã chỉ đích danh các ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang và cho rằng hai người này phải bị trừng trị đích đáng.
Facebooker Nguyễn Thùy Dương chia sẻ một số video ghi lại cuộc biểu tình:
Báo Công Lý có bài vạch mặt cán bộ TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu): Mập mờ thu hồi đất, đẩy người khuyết tật chịu cảnh “màn trời, chiếu đất”. Năm 2014, chính quyền TP Lai Châu ra quyết định thu hồi đất của bà Phạm Thị Nguyệt để xây trường học. Tuy nhiên, phần đất của bà Nguyệt không nằm trong dự án xây dựng trường học.
Bà Nguyệt ròng rã gửi đơn khiếu nại, kêu cứu đến các cơ quan của tỉnh, nhưng không nơi nào giải quyết. Về thủ đoạn cướp đất của chính quyền, bà Nguyệt nói: “Trên địa bàn thành phố đã có rất nhiều dự án được giải tỏa nhằm mục đích phát triển kinh tế nhưng sau giải tỏa là để đất trống, rồi sau đó cấp cho doanh nghiệp hoặc mang bán đấu giá”.
Vòng xoáy trục lợi đất công, nhiều đại gia “tay không bắt giặc”, theo VietNamNet. Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, “sở dĩ có việc chuyển nhượng dự án, nhằm mục đích trục lợi, là do có sơ hở, lỏng lẻo trong các quy định của pháp luật. Từ đó, cơ chế đã tạo điều kiện cho một số người trục lợi từ chính sách”.
Báo Thanh Tra có bài: Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Ông Phan Văn Kỉnh khai hoang và sử dụng mảnh đất có diện tích 682m2 từ những năm 1975, tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Diện tích đất trên thuộc quyền sở hữu của ông theo đúng quy định pháp luật thời điểm đó. Đến năm 1994, ông phát hiện hàng xóm phá rào, lấn đất, UBND phường xử lý, buộc hàng xóm hoàn trả đất lại cho ông Kỉnh.
Tuy nhiên, yêu cầu hoàn trả không được thực hiện, vụ việc bị chuyển lên UBND TP Đà Nẵng (cũ). Thay vì giải quyết, UBND TP Đà Nẵng lập hồ sơ, thu hồi hết phần đất của ông Kỉnh không lý do. Ròng rã 20 năm kêu cứu, ông Kỉnh vẫn mất đất.
Mời đọc thêm: Xin ý kiến Bộ Chính Trị về Dự án Quảng Trường Thủ Thiêm trong tháng 11 (RFA). – Chủ tịch TP HCM gặp người dân trong ranh quy hoạch Thủ Thiêm (VNE). – Tiếp xúc chủ tịch tỉnh, người dân lo phát sinh ‘câu chuyện Thủ Thiêm’ ở Quy Nhơn (TN). – Lấy đất công cấp cho dân, hàng loạt cán bộ bị kiến nghị kiểm điểm (LĐ).
– Cựu cán bộ TP Thanh Hóa lừa bán đất trên giấy, “chia chác” hơn 60 tỉ đồng (NLĐ). – Vụ dành cả tuổi thanh xuân đi đòi đất: Yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo! (DT). – Thanh Hóa: Lấn chiếm đất hàng xóm, xây dựng trái phép nhưng không bị xử lý? (CL).
Hơn 200 tướng trong ngành công an
Báo Tiền Phong có bài: Lực lượng công an chỉ có một Đại tướng. Theo dự thảo Luật Công an nhân dân quy định, Bộ Công an sẽ có tối đa 201 tướng, trong đó có 1 Đại tướng là bộ trưởng; tối đa 6 Thượng tướng là thứ trưởng; 35 Trung tướng… Trên thế giới, một số nước như Mỹ, Anh… Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an là dân sự, không mang bất kỳ quân hàm nào cả.
Báo Dân Trí dẫn câu hỏi của một đại biểu Quốc hội: Tướng công an có cần nhiều thế không? Đại biểu Phạm Văn Hòa ở Đồng Tháp, nói: “Cùng là giám đốc công an tỉnh, thành phố như nhau mà lại có người mang hàm cấp Tướng, người mang hàm cấp Tá, như vậy không hợp lý. Mặt khác, cần cân nhắc Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM số lượng Thiếu tướng không quá 3. Cùng là Phó Giám đốc mà người được quân hàm Thiếu tướng, còn người kia lại không?”
Báo Lao Động đưa tin: Bộ trưởng Tô Lâm nói về lực lượng công an xã. Bộ trưởng Công an khẳng định “không tăng biên chế khi triển khai lực lượng công an xã chính quy”, đồng thời cho biết sẽ tăng cường trang thiết bị cho lực lượng này, có lẽ để đàn áp dân mạnh tay và triệt để hơn.
Về tình hình tội phạm, tại kỳ họp Quốc hội, Bộ Trưởng Công an Tô Lâm báo cáo, có gần 11.000 tội phạm đang bị truy nã:
Mời đọc thêm: Bộ trưởng Tô Lâm: Công an xã chính quy không làm tăng biên chế (VNN). – Bộ trưởng Tô Lâm: Tập trung điều tra các đại án tham nhũng (Zing). – Bộ trưởng Tô Lâm: Hà Nội cần giải quyết nhanh các vụ án năm 2018 (NLĐ). – Bộ trưởng Tô Lâm: Tập trung đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm (KTĐT).
Khi các “đồng chí” đấu nhau
Vụ Bí thư huyện Hướng Hóa chỉ đạo công an ‘theo dõi’ đoàn UBKT Trung ương: Cán bộ viết nhầm, theo báo Đất Việt. Cuốn sổ họp giao ban ghi rõ: “Bí thư Huyện ủy chỉ đạo công an theo dõi đoàn kiểm tra”, nhưng Bí thư Hồ Thị Lệ Hà vẫn một mực phủ nhận. Bà đỗ tội do Chánh Văn phòng Huyện ủy viết nhầm vào sổ công tác. Sau đó, PV báo Đất Việt đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Phục, Chánh Văn phòng Huyện ủy Hướng Hóa để làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, ông Phục từ chối trả lời với lý do “đang bận họp”.
Báo Thanh Niên đưa tin vụ Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất dọa bắn công an xã: Rút kinh nghiệm. Trước đó, ông Hoàng Văn Vương, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện ủy Quảng Ninh đã dọa bắn, rồi gọi người nhà ra hành hung công an xã. Chính quyền huyện đã “thống nhất hình thức xử lý kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.
Mời đọc thêm: Nghi chỉ đạo công an theo dõi đoàn UBKT T.Ư, Bí thư Hướng Hóa nói ‘do lỗi ghi chép’ (TN). – Chỉ đạo công an theo dõi đoàn UB Kiểm tra Trung ương, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa: ‘Thông tin mật không thể cung cấp’ (VTC). – Bí thư huyện thanh minh trước tin chỉ đạo công an theo dõi đoàn UBKT T.Ư (MTG).
Đảng viên bao che sai phạm
Báo Lao động có bài viết: Lùm xùm nhân sự Tổng cục Đường bộ: Sai phạm trăm tỉ, lãnh đạo rút kinh nghiệm – vì vài nghìn lẻ, 2 lái xe mất việc. Bài viết phân tích sai phạm của toàn bộ Tổng cục Đường bộ, từ trên xuống dưới, bao gồm chuyện lãnh đạo cục này trả thù cá nhân 2 tài xế.
Tháng 10/2018, ông Nguyễn Xuân Trường – GĐ Ban Quản lý dự án 3 được tái bổ nhiệm với sự tán thành 100% sau tiêu cực tham nhũng hơn 200 tỷ đồng và hàng loạt sai phạm khủng khiếp khác. Trái ngược với sai phạm trăm tỷ, hai lái xe của Tổng cục Đường bộ bị sa thải, vì lý do “đánh bạc 2 – 4 nghìn đồng cho vui”.
Thời Báo Doanh Nhân đưa tin: Hậu Lộc – Thanh Hóa: Quyết định “bất thường” của ông Chủ tịch UBND xã Liên Lộc. Sau khi bị phản ảnh về công trình đường giao thông nông thôn bị cắt xén, thi công không đúng thiết kế, rút ruột, Chủ tịch UBND xã Liên Lộc “hỏa tốc” làm văn bản gửi các đơn vị liên quan thông báo thay đổi thiết kế và vật liệu công trình nhằm qua mặt người dân.
Mời đọc thêm: Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (TT). – Quảng Trị: Ưu ái con trai, bao che nhà thầu, Phó bí thư huyện Hướng Hóa bị mất chức (LĐ). – Thanh tra Cà Mau buộc nhiều cán bộ trả dân số tiền hơn 5 tỉ đồng (TN). – Chi cục trưởng Kiểm lâm bị đề nghị đi nơi khác vì…làm quá lâu? (GT). – Sai phạm ở Trường THPT chuyên Bạc Liêu: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm? (NN)
Doanh nghiệp nhà nước ăn tàn phá hại
Báo Thế Giới Tiếp Thị bàn về doanh nghiệp Nhà nước: Vốn lớn nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp. Doanh nghiệp nhà nước trước nay vốn là “mỏ vàng” để chính quyền “khai thác” công sức, tài sản từ tiền thuế nhân dân. Cho nên vốn đầu tư thì nhiều mà hầu hết các doanh nghiệp đều lỗ, phá sản. Mấy chục năm qua, DNNN gây ra số nợ khổng lồ, bên cạnh đó bóp nghẹt sự phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế khác, khiến kinh tế Việt Nam tụt hậu, rơi vào cảnh khốn đốn.
Trang Người Đồng Hành có bài: Có doanh nghiệp Nhà nước sống chủ yếu dựa vào đất đai. Bài viết dẫn lời ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, rất nhiều doanh nghiệp báo cáo lời từ nguồn thu cho thuê, bán đất công. Nếu trừ số tiền thu từ đất công thì hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Một vấn đề khác liên quan đến đất đai đó là cổ phần hóa. Chuyển đổi doanh nghiệp sang cổ phần là cơ hội béo bở để quan chức CS tham nhũng từ việc định giá đất; định giá DNNN rẻ mạt rồi bán lại cho phe phái, cá nhân.
Mời đọc thêm: Lao động doanh nghiệp Nhà nước: “Đông, yếu, bộ máy cồng kềnh” (DT). – Đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 doanh nghiệp Nhà nước (TC). – “Kẽ hở” trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (RT).
Xã hội đen ở Đà Nẵng
Tướng công an nói về ‘xã hội đen’ đòi nợ thuê ở Đà Nẵng. Đà Nẵng, “thành phố đáng sống” mà vẫn có nhiều băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen, chuyên cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê? Không phải, theo Thiếu tướng Vũ Xuân Viên: Giang hồ Hải Phòng vào tận Đà Nẵng cho vay nặng lãi, chứ không phải dân… Đà Nẵng.
Báo Kinh Tế Đô Thị có bài: Băng nhóm đòi nợ thuê, tín dụng đen “hoành hành”. Nhiều cử tri Đà Nẵng lo ngại tình hình tội phạm trên địa bàn đang có những dấu hiệu lo ngại, “những tháng gần đây, ở Đà Nẵng xuất hiện một số băng nhóm hoạt động theo kiểu ‘xã hội đen’, chuyên cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Các đối tượng này rất liều lĩnh, sẵn sàng dùng vũ khí để gây thương tích cho những ai chậm hoặc không trả nợ đúng hẹn”.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng có hàng trăm đối tượng hoạt động tín dụng đen (CATP). – Giám đốc Công an Đà Nẵng thừa nhận tình trạng vay nặng lãi và đòi nợ thuê (NĐT). – 300 người cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê bị theo dõi ở Đà Nẵng (VNE). – Đà Nẵng: Theo dõi chặt 13 trường hợp núp bóng doanh nghiệp cho vay nặng lãi (Infonet).
Bò phanh phui tham nhũng
Một người dân chăn bò tại thôn Quảng Điền, xã Phước Quang và thôn Tân Mỹ, xã Phước Hòa, thuộc tỉnh Bình Định, cho biết, con bò chạy trượt chân ngã xuống thanh giằng nằm ngang dọc tuyến kênh thủy lợi, làm bong tróc lớp bê tông, để lộ thanh “bê tông cốt gỗ” ra ngoài. Tuyến kênh này do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi làm chủ đầu tư và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đăng Khoa thi công, kinh phí 950 triệu đồng.
Báo Dân Trí có bài: Vụ bò làm lộ “bê tông cốt cây”: Truy trách nhiệm giám sát thi công. Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc công ty chủ đầu tư công trình này, nói rằng: “Đây là trường hợp hy hữu, có thể do nhóm công nhân khi thi công đã làm mất một khung sắt, rồi không dám báo cáo lại nên đã tự tiện thay bằng thanh gỗ chứ không có chuyện làm ăn gian dối, rút ruột công trình“.
Các công trình đường xá, cầu cống, thủy lợi khắp nơi trên cả nước sử dụng bê tông cốt gỗ, cốt tre, thậm chí cả cốt chuối… thường xuyên xảy ra. Thế nhưng, thay vì nhận trách nhiệm, chủ đầu tư cho rằng, trường hợp này chỉ là hy hữu, và rằng đó là tai nạn, chứ không phải do tham nhũng, rút ruột công trình, thế cốt sắt bằng cốt tre.
Vụ bò trượt chân làm lộ cốt gỗ ở kênh thuỷ lợi: Trách nhiệm giám sát và kỹ thuật (LĐ). – Sự thật vụ thanh giằng kênh mương “bê tông cốt gỗ” ở Bình Định? (NNVN). – Vụ bò trượt ngã lộ cây tầm bậy trong bê tông: Có người âm thầm vá lại? (Soha). – Vụ con bò ngã lộ ra bê tông cốt gỗ: “Có lẽ công nhân nghịch ngợm làm chuyện trời ơi” (TTT/ Kênh 14).
Vụ tài xế đi đúng luật bị án tù
BBC bàn về vụ xe Innova đi lùi: ‘Đừng biến mọi người có thể thành tội phạm’. Sau khi TAND Tối cao đề nghị tòa án Thái Nguyên báo cáo và rút hồ sơ vụ tài xế Lê Ngọc Hoàng gây tai nạn do xe ô tô trước mặt đi lùi trên cao tốc, vợ tài xế Hoàng nói với BBC: “Gia đình tôi rất vui mừng… Tôi mong rằng những người có quyền lực cao nhất, hiểu luật sẽ nhìn nhận khách quan đúng sự việc cho gia đình tôi có được niềm tin vào pháp luật”.
Ông Huỳnh Long, một tài xế lâu năm, nhận định với BBC: “Nếu bản án không được xem xét một cách thỏa đáng thì không chỉ giới cánh tài xế mà cả 90 triệu dân đều có thể trở thành tội phạm hay nạn nhân bất kỳ lúc nào”.
Facebooker đăng tải một số hình ảnh dán trên xe, có nội dung đòi lại sự công bằng cho tài xế Lê Ngọc Hoàng:
Mời đọc thêm: Chánh tòa tối cao mời chuyên gia vào cuộc vụ xe container đâm Innova (Zing). – Chánh án TAND Tối cao: Sẽ làm việc với chuyên gia về vụ lùi xe gây tai nạn trên cao tốc (KTĐT). – Chánh án TAND Tối cao lên tiếng vụ xe container tông Innova đi lùi trên cao tốc (DT).
Xã hội loạn lạc
Bị phát hiện, trộm giết chết gia chủ, theo báo Tuổi Trẻ. Vụ án mạng xảy ra đêm 5/11, tại Hưng Yên. “Khi phát hiện có kẻ trộm đột nhập, bà Tân truy hô thì bị đối tượng dùng hung khí chém nhiều nhát và tử vong tại nhà”. Nghe hô hoán, một người hàng xóm sang ứng cứu cũng bị chém trọng thương. Hung thủ được xác định là hàng xóm của bà Tân, chỉ mới 17 tuổi, theo báo Người Lao Động.
Trong thập niên vừa qua, độ tuổi của những kẻ sát nhân, giết người ở Việt Nam vẫn duy trì khuynh hướng trẻ hóa. Không ít thủ phạm thực hiện những vụ giết người man rợ khi chưa tới tuổi 20.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Chồng sát hại vợ rồi tự tử ở Củ Chi. Vụ án mạng xảy ra do mâu thuẫn gia đình, “người chồng dùng dao cứa cổ vợ, tiếp tục xô xát với một người thân trong gia đình và làm người này bị thương. Sau đó, người chồng cũng tự dùng dao cứa cổ mình để tự tử, nằm gục tại hiện trường”. Một người được xác định tử vong.
Mời đọc thêm: – Nữ nhân viên quán karaoke bị người tình truy sát, chết gục trên vũng máu (VNN). – Đâm chết người vì va chạm xe máy mới mua bị trầy xước (TT).
***
Thêm một số tin: Có cần chi cả ngàn tỉ/năm để… nuôi ‘Quốc hội’? (Blog VOA/ TD). – Berlin tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức (RFI). – Sau bài viết trên Lao Động: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc rao bán giấy khám sức khỏe (LĐ). – Chừng 500 cảnh sát bảo vệ phiên xử cựu tướng công an và đường dây đánh bạc (RFA). – Ngang nhiên khai thác đất cát trái phép cạnh trung tâm xã (TN). – Ngôi làng cô độc “bốn không” bên bờ hồ thủy điện A Vương (LĐ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét