(Ghi lại theo lời kể của bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hà Nội)
|
Điều đáng nói là Công văn số 144/CV-CĐYT cho biết rằng đã dựa vào hai văn bản khác để chỉ thị công đoàn cơ sở những hoạt động nói trên: một là văn bản mang số hiệu 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 được cho là từ Văn phòng Chính phủ thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Pháp Luân Công, hai là văn bản số 333/CV-LĐLĐ ngày 20/9/2018 được cho là từ Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ về hướng dẫn thực hiện văn bản 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018.
LẦN THEO DẤU VẾT CỦA VĂN BẢN “MA”
Nhận thấy văn bản 144/CV-CĐYT ngày 21/9/201 có những nội dung tuyên truyền chia rẽ giữa những tầng lớp người dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau thông qua vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công giống với những luận điệu tuyên truyền giả dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, chúng tôi đã liên hệ đến Văn phòng Chính phủ và Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu sự việc.
Chúng tôi nhận được xác nhận từ Luật sư của Văn phòng Chính phủ cho biết công văn có số hiệu 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 được nhắc đến trong văn bản 144/CV-CĐYT có nội dung thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Pháp Luân Công là không tồn tại trong hệ thống lưu trữ văn thư của văn phòng chính phủ Việt Nam. Luật sư cho biết, trong hệ thống văn bản của chính phủ, có 1 văn bản có cùng số hiệu 122/VB-VPCP được ban hành vào ngày 27 tháng 3 năm 2018 nói về một chủ đề khác ở Hải Phòng [1], hoàn toàn không có nội dung về Pháp Luân Công như những gì được nêu trong văn bản 144/CV-CĐYT. Như vậy, tuy chúng tôi chưa nhìn thấy công văn 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 này nhưng thông qua những nội dung xác nhận bởi đại diện của Văn phòng Chính phủ cũng như những thông tin tra cứu công khai thì có thể khẳng định 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 là một công văn giả mạo Thủ tướng Chính phủ và nhiều khả năng mục đích của văn bản “ma” này là để tuyên truyền những nội dung trái với luật pháp nhà nước Việt Nam về Pháp Luân Công, có chủ đích phục vụ cho những ý đồ của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công.
Tiếp đến, chúng tôi đã đến Việt Trì để liên hệ Công đoàn sở Y tế và Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu và xác minh về công văn số 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018 và 333/CV-LĐLĐ ngày 20/9/2018 liên quan đến việc đề cập đến văn bản giả mạo nói trên. Chúng tôi không gặp được đại diện của Công đoàn sở Y tế để xác minh về công văn số 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018. Do vậy, chúng tôi chuyển sang liên hệ Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ để xác minh về cả hai công văn 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018 và công văn 333/CV-LĐLĐ ngày 20/9/2018. Các đại diện của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ đã cho chúng tôi biết trong hệ thống văn thư của liên đoàn có ghi nhận văn bản số 333/CV-LĐLĐ, tuy nhiên, tại thời điểm đó họ không được phép cho biết cụ thể nội dung văn bản đó vì…chưa được lãnh đạo cho phép. Do vậy các cán bộ này đã hẹn sẽ trả lời sau khi kiểm tra lại chi tiết thông tin nội bộ.
Cho đến nay, đã nhiều tuần trôi qua, chúng tôi vẫn không nhận được phản hồi từ Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ dù đã cố gắng liên hệ, do vậy, chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời chính xác về sự tồn tại của công văn số số 144/CV-CĐYT và 333/CV-LĐLĐ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ngay cả khi tồn tại công văn 333/CV-LĐLĐ của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ và 144/CV-CĐYT của Công đoàn sở Y tế tỉnh Phú Thọ với nội dung như trên thì nó cũng không có giá trị gì vì nó dựa trên một văn bản “ma” có số hiệu 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018 mạo danh Thủ tướng chính phủ với những thông tin đi ngược lại luật pháp, hiến pháp Nhà nước Việt Nam. Nói cách khác, cả 3 văn bản 122/TB-VPCP ngày 10/8/2018, 333/CV-LĐLĐ ngày 20/9/2018 và 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018 đều không có bất kỳ giá trị pháp lý hay căn cứ nào. Và, điều đáng lo ngại hiện nay là hành vi mạo danh chính phủ Việt Nam để lan truyền văn bản “ma” phục vụ cho chính quyền Trung Quốc phá hoại Pháp Luân Công ở Việt Nam gây chia rẽ, kích động thù hận và ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc nước ta.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến (Hà Nội) là một trong những người đã tiếp xúc với các đại diện của Văn phòng chính phủ và Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ. Bà bày tỏ sự lo ngại về “bàn tay của mật vụ Trung Cộng, Phòng 610” đứng đằng sau các văn bản “ma” mạo danh chính phủ Việt Nam khiến quyền lợi tối thiểu của người dân học Pháp Luân Công bị ảnh hưởng.
“Đây đúng là dấu hiệu rất bất thường vì suốt bao nhiêu năm qua chúng tôi những người học viên Pháp Luân Công đọc sách, luyện công không bị hỏi han hay cấm đoán gì từ các nhà chức trách vì đó là quyền tự do tối thiểu, ví như việc hít thở khí trời. Nếu có ai đó chưa rõ về môn này thì chúng tôi đều nói rõ sự thật và sau đó thì họ đều nhận thấy đây là môn tu luyện thật là tốt. Cho nên tôi nghi ngờ chỉ có bàn tay của phòng 610 là tổ chức duy nhất được lập ra từ thời Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư ĐCSTQ. Do Giang Trạch Dân đố kỵ và lo sợ hoang tưởng về quyền lực của mình khi thấy số lượng người dân Trung Quốc theo học Pháp Luân Công cao hơn cả số đảng viên ĐCSTQ và nhiều người dành sự ngưỡng mộ cho ngài Lý Hồng Chí – tác giả sáng lập môn này, nên Giang Trạch Dân cho lực lượng chìm ‘Phòng 610’ đi phá hoại Pháp Luân Công khắp nơi.”
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến (Hà Nội)
CÁC LỰC LƯỢNG THEO VĂN BẢN “MA” THAM GIA GIẢI TÁN DÂN TẠI TƯ GIA
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến kể rằng chính bà là nạn nhân của những hành vi xâm phạm nhắm vào nhóm người học Pháp Luân Công của những nhóm tổ chức xã hội ở Phú Thọ.
Theo bà Ngọc Yến, ở Phù Ninh (cách Việt Trì khoảng 30km), những người dân thiện lương nơi đây đã bị theo dõi, giám sát để bị bắt buộc “không được ra ngoài luyện công, không được tụ họp đọc sách và thảo luận về tu luyện Pháp Luân Công”… do chính quyền địa phương tin theo các văn bản “ma”. Bằng chứng là chiều ngày thứ Hai, ngày 08/10/2018 khi bà và các bạn đồng môn từ Hà Nội đến gặp gỡ, giao lưu cùng bạn bè tu tập Pháp Luân Công ở Phú Thọ thì xuất hiện một nhóm gần 30 người đến yêu cầu người dân giải tán, không được tụ tập trong nhà riêng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến tường thuật lại diễn biến:
“Gặp gỡ đồng tu cùng chia sẻ tu luyện Pháp Luân Công là một sinh hoạt hết sức thiết thực và bổ ích mà chúng tôi luôn cố gắng thực hiện để cùng nhau đề cao tâm tính, đạo đức, sống tốt hơn theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Nhưng hôm đó, khi chúng tôi đang trao đổi thì xuất hiện một tốp gần 30 người gồm các thành phần chính quyền (mà sau này tôi biết họ đều là người cùng làng với các đồng tu), họ tham gia vào các tổ chức chính trị – xã hội như Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ,…và họ lấy danh nghĩa của các hội này đến ngăn cản chúng tôi, họ yêu cầu giải tán và bắt chúng tôi ký tên vào văn bản cam kết không tu luyện Pháp Luân Công và không tụ họp để thảo luận về Pháp Luân Công…Tất nhiên không ai trong chúng tôi ký cả, đơn giản bởi vì chúng tôi biết chúng tôi làm điều đúng đắn và không bao giờ chúng tôi coi mình là phe “đối kháng” với chính quyền.”
Bà Yến kể lại: “Để hóa giải những hiểu lầm khi đó, chúng tôi đã nói với những người xuất hiện ở nhà của bạn tôi những sự thật về Pháp Luân Công với mong muốn để họ hiểu rõ mà hành xử cho hợp lý. Đúng là còn nhiều người hoặc không để ý, hoặc bị đầu độc đã hiểu rất sai về Pháp Luân Đại Pháp nên họ làm theo một cách mù quáng các lệnh của kẻ giấu mặt mà tôi nghi ngờ chúng chỉ là tay chân của Phòng 610 hoạt động gián điệp trong một số bộ phận quản lý nhà nước muốn dùng người Việt trị người Việt, chia rẽ đoàn kết và hủy hoại niềm tin của chúng tôi.”
Những lo ngại của bà Ngọc Yến trên thực tế đã được minh chứng bằng chính tình huống bà và những người bạn đồng tu Pháp Luân Công của bà ở Phú Thọ gặp phải. Đó là các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương vì tin theo văn bản “ma” mà hành xử vi phạm pháp luật, xâm nhập gia cư bất hợp pháp và vô lối cấm đoán người dân trong khi không có quyền hành lẫn căn cứ pháp lý trong tay. Theo tôi, chính những hành động của các tổ chức này mới gọi là “cực đoan”, “gây mất an ninh trật tự”, “chống phá”,…khi phá vỡ hoạt động sinh hoạt yên ổn của người dân. Những hành động này “trùng hợp thay” rất phù hợp với ý đồ chia rẽ “dùng người Việt trị người Việt” của chế độ Trung Quốc và mục tiêu bành trướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra ngoài đại lục của Giang Trạch Dân.
“Tôi tin rằng không có người Việt Nam nào lại muốn tham gia vào việc cản trở người dân nước mình thực hành tu theo chân thiện nhẫn để đề cao tâm tính và cải thiện sức khỏe” – Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến (Hà Nội)
Nguyễn Thiên Hà
Blog Thiên Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét