Tại sao lại dùng từ South China Sea để nói về Biển Đông, mà không dùng từ East Sea? |
Cá nhân mình cho rằng việc dùng South China Sea trong bối cảnh này là bình thường, không có vấn đề gì. Và mình ủng hộ việc này.
1. Tên gọi không liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với đảo và/hoặc vùng biển
South China Sea là tên quốc tế của Biển Đông. Nhưng theo công pháp quốc tế, tên gọi không liên quan gì đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với đảo và/hoặc vùng biển ở đó.
Ấn Độ Dương không có nghĩa là đại dương này thuộc toàn bộ Ấn Độ. Biển Hoa Đông (East China Sea) không có nghĩa là vùng biển này thuộc Trung Quốc. Biển Nhật Bản, Biển Philippine, Vịnh Thái Lan cũng không có ý là vùng biển đó thuộc các nước đó.
Điều thú vị là, Vịnh Bắc Bộ cũng có tên quốc tế là Gulf of Tonkin. Nhưng vịnh này không hoàn toàn thuộc về Việt Nam, mà được phân chia giữa Việt Nam và Trung Quốc theo Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Cho nên gọi là South China Sea không có nghĩa là thừa nhận hay công nhận rằng vùng biển đó là của Trung Quốc.
2. Tại sao không dùng East Sea cho sự kiện này?
Hội thảo này không phải là một hội thảo mà các anh chị người Việt Nam đóng cửa với nhau để nói chuyện nội bộ.
Đây là một hội thảo quốc tế. Cái hay của nó là mời được những học giả quốc tế đến để trao đổi về vấn đề Biển Đông, cho cộng đồng khoa học quốc tế thấy rõ những âm mưu, bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông, để cộng đồng học giả đó biết được, hiểu được tình hình, từ đó thể hiện trong các công trình khoa học của mình, trong các tư vấn của họ đối với các chính sách ngoại giao và quốc phòng của nước họ.
Mà muốn mời diễn giả quốc tế thì nên sử dụng những quy chuẩn quốc tế, trong đó có tên quốc tế.
3. Tại sao South China Sea là tên quốc tế?
Có một tổ chức quốc tế chuyên đặt tên cho các biển và đại dương, có tên là International Hydrographic Organization (IHO). Tổ chức này đặt tên của Biển Đông của Việt Nam là South China Sea.
4. Chúng ta có thể yêu cầu đổi tên quốc tế của Biển Đông không?
Trên thực tế, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tranh chấp với nhau bao năm qua để đòi đặt tên cho biển giữa hai nước này là “Sea of Japan” (theo yêu cầu của Nhật Bản, cũng là tên được dùng nhiều trong cộng đồng quốc tế) hay “East Sea” (tức Biển Đông – cũng đụng hàng với Việt Nam, theo yêu cầu của Hàn Quốc). Cuối cùng, năm 2012, IHO đã bác bỏ đề nghị của Hàn Quốc, và vẫn giữ tên của biển này là Sea of Japan.
Về lý thuyết, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề này với IHO để tranh chấp về tên gọi: Nên đặt là East Sea thay vì South China Sea.
Về thực tiễn, ý kiến của tôi cho rằng điều này là khó khả thi và cũng không cần thiết.
Lý do là vì, khi các bạn chỉ nhìn bản đồ Việt Nam và biển Việt Nam thôi, các bạn sẽ thấy từ East Sea (Biển Đông) là ổn. Nhưng thật ra, nếu chúng ta zoom bản đồ ra lớn hơn, bao gồm biển trên toàn Trái Đất, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vùng biển mà được người dân sống ở phía Tây của nó đặt là “Biển Đông”, ví dụ:
East China Sea
Sea of Japan
Baltic Sea
Dead Sea
Atlantic Ocean
Pacific Ocean
Indian Ocean
Do vậy, nếu có đặt là Biển Đông thì phải là “Biển Đông của Việt Nam”. Lúc đó thì chẳng những Trung Quốc mà cả mấy bạn ở ASEAN cũng sẽ không ủng hộ.
Nên để dành năng lượng, thời gian và công sức tập trung cho việc giải quyết tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán đi các bạn ạ. Tên gọi không có liên quan gì đến vấn đề chủ quyền.
Lê Minh Phiếu
FB LMH
Mạng xã hội dậy sóng vì tên gọi South China Sea đang được sử dụng trong Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng. Đây là một hội nghị quốc tế hầu như là thường niên tại Việt Nam. Hội nghị này tôi cũng được mời và tài trợ, nhưng rất tiếc là không bố trí được thời gian để dự.
Có nhiều người đã cáo buộc các bạn tổ chức Hội nghị thừa nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Biển Đông thông qua tên gọi Biển Đông là South China Sea. Thậm chí, một nhà hoạt động nổi tiếng cho chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bác Menras André cũng gọi các bạn ấy là "Những tướng Pétain của chế độ nay".
Có thật như vậy không? Mọi người hãy đọc những lập luận pháp lý như dưới đây.
Theo nguyên tắc "Đất thống trị biển" trong luật pháp quốc tế, vùng biển không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Quy chế pháp lý của một vùng biển được phân định theo quy chế pháp lý của vùng đất liền kề. Nếu vùng đất liền kề là lục địa hay đảo, vùng biển liền kề có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục đia. Đảo đá (không phù hợp cho đời sống con người và đời sống kinh tế riêng) chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Như vậy, vùng biển không tự nó có chủ quyền. Chủ quyền của vùng biển, cho dù là chủ quyền đối với không gian hay chủ quyền đối với tài nguyên, đều được quyết định bởi chủ quyền và tính chất pháp lý của vùng đất liền kề.
Ai cũng biết vịnh Bắc Bộ không phải toàn bộ là của VN; vịnh Thái Lan không phải toàn bộ của Thái Lan; và Ấn Độ Dương không phải toàn bộ của Ấn Độ.
Như vậy, tên gọi South China Sea, được các nước phương Tây xác lập và toàn thế giới công nhận từ lâu, không phải là của Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện TQ-Philippines trong lúc gọi Biển Đông là SCS đã phán quyết rằng TQ không có chủ quyền bên ngoài vùng biển của họ được xác lập theo luật pháp quốc tế, và do vậy tuyên bố "đường lưỡi bò" của họ là vô giá trị tại vùng biển ngoài vùng biển của họ xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Tất cả các văn liệu trên thế giới công nhận chủ quyền của VN với hai quần đảo HS và TS đều gọi Biển Đông là SCS.
Nếu ta nói gọi Biển Đông là SCS là mặc nhiên công nhận chủ quyền của TQ thì ta đã thừa nhận cả thế giới coi BĐ là của TQ, vì cả thế giới gọi BĐ là SCS.
Phủ nhận BĐ là SCS cũng có nghĩa ta đã phủ nhận tất cả các văn liệu trên thế giới công nhận chủ quyền của VN với hai quần đảo HS và TS.
Vậy gọi tên biển trong tiếng Anh là gì cần có kiến thức, không thể gọi bằng cảm tính.
Với tất cả các lý do nêu trên, việc đổi tên tiếng Anh của Biển Đông là không cần thiết và thực ra thì không tìm được lý do để đổi tên.
(FB Vu Thanh Ca)
Có nhiều người đã cáo buộc các bạn tổ chức Hội nghị thừa nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Biển Đông thông qua tên gọi Biển Đông là South China Sea. Thậm chí, một nhà hoạt động nổi tiếng cho chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bác Menras André cũng gọi các bạn ấy là "Những tướng Pétain của chế độ nay".
Có thật như vậy không? Mọi người hãy đọc những lập luận pháp lý như dưới đây.
Theo nguyên tắc "Đất thống trị biển" trong luật pháp quốc tế, vùng biển không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Quy chế pháp lý của một vùng biển được phân định theo quy chế pháp lý của vùng đất liền kề. Nếu vùng đất liền kề là lục địa hay đảo, vùng biển liền kề có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục đia. Đảo đá (không phù hợp cho đời sống con người và đời sống kinh tế riêng) chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Như vậy, vùng biển không tự nó có chủ quyền. Chủ quyền của vùng biển, cho dù là chủ quyền đối với không gian hay chủ quyền đối với tài nguyên, đều được quyết định bởi chủ quyền và tính chất pháp lý của vùng đất liền kề.
Ai cũng biết vịnh Bắc Bộ không phải toàn bộ là của VN; vịnh Thái Lan không phải toàn bộ của Thái Lan; và Ấn Độ Dương không phải toàn bộ của Ấn Độ.
Như vậy, tên gọi South China Sea, được các nước phương Tây xác lập và toàn thế giới công nhận từ lâu, không phải là của Trung Quốc.
Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện TQ-Philippines trong lúc gọi Biển Đông là SCS đã phán quyết rằng TQ không có chủ quyền bên ngoài vùng biển của họ được xác lập theo luật pháp quốc tế, và do vậy tuyên bố "đường lưỡi bò" của họ là vô giá trị tại vùng biển ngoài vùng biển của họ xác định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Tất cả các văn liệu trên thế giới công nhận chủ quyền của VN với hai quần đảo HS và TS đều gọi Biển Đông là SCS.
Nếu ta nói gọi Biển Đông là SCS là mặc nhiên công nhận chủ quyền của TQ thì ta đã thừa nhận cả thế giới coi BĐ là của TQ, vì cả thế giới gọi BĐ là SCS.
Phủ nhận BĐ là SCS cũng có nghĩa ta đã phủ nhận tất cả các văn liệu trên thế giới công nhận chủ quyền của VN với hai quần đảo HS và TS.
Vậy gọi tên biển trong tiếng Anh là gì cần có kiến thức, không thể gọi bằng cảm tính.
Với tất cả các lý do nêu trên, việc đổi tên tiếng Anh của Biển Đông là không cần thiết và thực ra thì không tìm được lý do để đổi tên.
(FB Vu Thanh Ca)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét