Phía Dân chủ dường như hy vọng rằng người dân sẽ nhìn ra được bao nhiêu vấn đề về cách điều hành quốc gia của Trump trong hai năm qua và qua đó sử dụng lá phiếu của họ khác đi kỳ này. Nhưng điều đó không xảy ra.
Có nhiều điều đáng nói về cuộc bầu cử Mỹ giữa kỳ vào tuần qua.
Trước hết, kết quả là hỗn hợp. Dân chủ thắng hạ viện, Cộng hòa thắng thượng viện. Không bên nào thua hoàn diện hay thắng hoàn diện kỳ này. Cả hai viện cần làm việc với nhau trong hai năm trước mặt để thông qua bao nhiêu dự luật bế tắc hay cần thiết. Đó là các dự luật phải thông qua để có thể giải quyết trần nợ (debt ceiling) hay ngăn cản sự ngưng hoạt động của chính phủ (government shutdown). Ngoài ra họ có sẵn sàng để làm việc với nhau, để thỏa hiệp vì quyền lợi chung của quốc gia không, thì chưa có gì rõ ràng cả. Sự phân hóa chính trị vẫn còn rất sâu sắc trong lòng người dân Mỹ hiện nay.
Kế tiếp, những người bầu cho Trump vẫn mạnh mẽ tiếp tục ủng hộ ông, và họ sẽ không đi đâu cả trong thời gian tới. Phía Dân chủ dường như hy vọng rằng người dân sẽ nhìn ra được bao nhiêu vấn đề về cách điều hành quốc gia của Trump trong hai năm qua và qua đó sử dụng lá phiếu của họ khác đi kỳ này. Nhưng điều đó không xảy ra. Chính Trump biết rất rõ điều này khi ông nói trong cuộc họp báo sau đó là “Tôi nghĩ họ thích tôi”. Họ đây là các cử tri trung thành nòng cốt đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử 2016. Và số này không nhỏ. Nói cách khác có rất ít xác xuất những người ủng hộ Trump sẽ thay đổi quan điểm của họ, và có rất nhiều xác xuất họ vẫn muốn ông tiếp tục tái nhiệm vào năm 2020. Do đó Đảng Dân chủ nếu muốn thắng cử năm 2020 thì không thể mong đợi chuyển hóa họ mà phải tìm căn cứ cử tri khác, như những người trong hơn 50 phần trăm dân số cử tri chưa đi bầu hiện nay.
Sau cùng, điều có lẽ đáng nói nhất qua kỳ bầu cử này là sự tham gia tích cực của người Việt ở tầm liên bang, tiểu bang và địa phương. Đại đa số là trẻ và thuộc thế hệ thứ hai. Người Việt tại Mỹ có ít nhất một dân biểu liên bang, nhiều dân biểu hoặc thượng nghị sĩ tiểu bang, và nhiều nghị viên và thị trưởng của các hội đồng thành phố đã thắng cử kỳ này. Điều đáng nói nữa là tỷ lệ phụ nữ Việt Nam nói riêng, của nữ giới nói chung, muốn thể hiện quan điểm và mạnh dạn tranh cử kỳ này. Sự quyết tâm dấn thân vào con đường này và thắng được những người đương nhiệm đầy kinh nghiệm là điều cần ghi nhận và tuyên dương. Số lượng người ghi danh và tham dự cuộc bầu cử này đã đạt con số kỷ lục 113 triệu người (tuy vẫn chỉ là 49 phần trăm số lượng cử tri có tư cách bỏ phiếu, nhưng đó vẫn là kỷ lục). Con số kỷ lục này có thể một phần là vì nhân tố Trump, dù ủng hộ hay chống đối. Nhưng dù theo Cộng hòa hay Dân chủ, sự quan tâm, tham vọng và hành động dấn thân vào chính trường để có tiếng nói, để đại diện cho các ý tưởng và lý tưởng của mình và của những người khác, là những yếu tố vô cùng cảm kích. Thế hệ này có đủ sự tự tin, ngôn ngữ, kiến thức và, trên hết, quan niệm rằng bằng cách dấn thân vào chính trị giòng chính thì mọi ước nguyện hay tham vọng thay đổi xã hội mới trở thành hiện thực.
Dấu hiệu tích cực này chưa thấy ở những cộng đồng người Việt khác ngoài Hoa Kỳ. Có thể vì không có cộng đồng người Việt nào lớn bằng tại Hoa Kỳ, và văn hóa chính trị tại đây thuận tiện và thích hợp hơn những nơi khác (mặc dầu hầu như ai cũng biết vận động chính trị tại Mỹ là cực kỳ tốn kém). 43 năm qua, sau khi đã hội nhập tương đối thành công, đã ổn định về chỗ ở và công ăn việc làm, đã “tu thân”, “tề gia”, thì bây giờ là “trị quốc”? Phải chăng đây là lúc mà nhu cầu về sự kính trọng và tự hiện thực, hai bậc thang nhu cầu cuối cùng (sau sinh lý học, an toàn, và yêu thương và thuộc về) mà nhà tâm lý học Abraham Maslow từng biện luận trong tác phẩm về các thứ tự nhu cầu, đã trở thành ưu tiên hiện nay?
Tại Úc, trong kỳ bầu cử tiểu bang Victoria sắp tới có tiến sĩ Kiều Tiến Dũng ra tranh cử thượng viện tiểu bang, ứng viên cùng Đông Nam Melbourne, thuộc Đảng Lao động. Ngoài tiến sĩ Dũng thì được biết có thêm vài người trẻ khác thuộc các đảng Tự do, đảng Xanh và độc lập cũng ra tranh cử. So với các kỳ trước thì tỷ lệ kỳ này vẫn tích cực hơn và xác xuất có thêm người Việt vào quốc hội tiểu bang cũng tương đối cao. Hiện tại đã có một bạn trẻ Việt Nam tên Trương Hương thuộc Đảng Xanh đã được bầu vào thượng viện vào tháng Hai năm nay khi người tiền nhiệm ghế này từ nhiệm. Tuy nhiên cô Hương cũng như 39 ghế thượng viện khác, và 88 ghế hạ viện của quốc hội tiểu bang đều phải bầu lại vào ngày 24 tháng này.
Hiện tượng người Việt tại Hoa Kỳ, Úc, Canada v.v… gia tăng tham chính trong thời gian qua là một dấu hiệu tích cực. Nó chứng minh sự hội nhập và trưởng thành về nhiều mặt, nhất là tâm thức chính trị. Tuy nhiên nó vẫn chủ yếu mang tính cách tự phát và cá nhân. Nếu các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau được gia đình (nhất là cha mẹ) khuyến khích từ nhỏ, được chuẩn bị và trang bị bằng kiến thức, tinh thần và kinh nghiệm (qua các hoạt động tập thể từ trong nhà trường và ngoài xã hội) để trau dồi khả năng phục vụ, lãnh đạo cũng như các kỹ năng mềm, và được thực hiện một cách khoa học và hệ thống, thì các thế hệ trẻ Việt Nam kế tiếp sẽ thay đổi bộ mặt cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi trên thế giới trong những thập niên tới.
Trước hết, kết quả là hỗn hợp. Dân chủ thắng hạ viện, Cộng hòa thắng thượng viện. Không bên nào thua hoàn diện hay thắng hoàn diện kỳ này. Cả hai viện cần làm việc với nhau trong hai năm trước mặt để thông qua bao nhiêu dự luật bế tắc hay cần thiết. Đó là các dự luật phải thông qua để có thể giải quyết trần nợ (debt ceiling) hay ngăn cản sự ngưng hoạt động của chính phủ (government shutdown). Ngoài ra họ có sẵn sàng để làm việc với nhau, để thỏa hiệp vì quyền lợi chung của quốc gia không, thì chưa có gì rõ ràng cả. Sự phân hóa chính trị vẫn còn rất sâu sắc trong lòng người dân Mỹ hiện nay.
Kế tiếp, những người bầu cho Trump vẫn mạnh mẽ tiếp tục ủng hộ ông, và họ sẽ không đi đâu cả trong thời gian tới. Phía Dân chủ dường như hy vọng rằng người dân sẽ nhìn ra được bao nhiêu vấn đề về cách điều hành quốc gia của Trump trong hai năm qua và qua đó sử dụng lá phiếu của họ khác đi kỳ này. Nhưng điều đó không xảy ra. Chính Trump biết rất rõ điều này khi ông nói trong cuộc họp báo sau đó là “Tôi nghĩ họ thích tôi”. Họ đây là các cử tri trung thành nòng cốt đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử 2016. Và số này không nhỏ. Nói cách khác có rất ít xác xuất những người ủng hộ Trump sẽ thay đổi quan điểm của họ, và có rất nhiều xác xuất họ vẫn muốn ông tiếp tục tái nhiệm vào năm 2020. Do đó Đảng Dân chủ nếu muốn thắng cử năm 2020 thì không thể mong đợi chuyển hóa họ mà phải tìm căn cứ cử tri khác, như những người trong hơn 50 phần trăm dân số cử tri chưa đi bầu hiện nay.
Sau cùng, điều có lẽ đáng nói nhất qua kỳ bầu cử này là sự tham gia tích cực của người Việt ở tầm liên bang, tiểu bang và địa phương. Đại đa số là trẻ và thuộc thế hệ thứ hai. Người Việt tại Mỹ có ít nhất một dân biểu liên bang, nhiều dân biểu hoặc thượng nghị sĩ tiểu bang, và nhiều nghị viên và thị trưởng của các hội đồng thành phố đã thắng cử kỳ này. Điều đáng nói nữa là tỷ lệ phụ nữ Việt Nam nói riêng, của nữ giới nói chung, muốn thể hiện quan điểm và mạnh dạn tranh cử kỳ này. Sự quyết tâm dấn thân vào con đường này và thắng được những người đương nhiệm đầy kinh nghiệm là điều cần ghi nhận và tuyên dương. Số lượng người ghi danh và tham dự cuộc bầu cử này đã đạt con số kỷ lục 113 triệu người (tuy vẫn chỉ là 49 phần trăm số lượng cử tri có tư cách bỏ phiếu, nhưng đó vẫn là kỷ lục). Con số kỷ lục này có thể một phần là vì nhân tố Trump, dù ủng hộ hay chống đối. Nhưng dù theo Cộng hòa hay Dân chủ, sự quan tâm, tham vọng và hành động dấn thân vào chính trường để có tiếng nói, để đại diện cho các ý tưởng và lý tưởng của mình và của những người khác, là những yếu tố vô cùng cảm kích. Thế hệ này có đủ sự tự tin, ngôn ngữ, kiến thức và, trên hết, quan niệm rằng bằng cách dấn thân vào chính trị giòng chính thì mọi ước nguyện hay tham vọng thay đổi xã hội mới trở thành hiện thực.
Dấu hiệu tích cực này chưa thấy ở những cộng đồng người Việt khác ngoài Hoa Kỳ. Có thể vì không có cộng đồng người Việt nào lớn bằng tại Hoa Kỳ, và văn hóa chính trị tại đây thuận tiện và thích hợp hơn những nơi khác (mặc dầu hầu như ai cũng biết vận động chính trị tại Mỹ là cực kỳ tốn kém). 43 năm qua, sau khi đã hội nhập tương đối thành công, đã ổn định về chỗ ở và công ăn việc làm, đã “tu thân”, “tề gia”, thì bây giờ là “trị quốc”? Phải chăng đây là lúc mà nhu cầu về sự kính trọng và tự hiện thực, hai bậc thang nhu cầu cuối cùng (sau sinh lý học, an toàn, và yêu thương và thuộc về) mà nhà tâm lý học Abraham Maslow từng biện luận trong tác phẩm về các thứ tự nhu cầu, đã trở thành ưu tiên hiện nay?
Tại Úc, trong kỳ bầu cử tiểu bang Victoria sắp tới có tiến sĩ Kiều Tiến Dũng ra tranh cử thượng viện tiểu bang, ứng viên cùng Đông Nam Melbourne, thuộc Đảng Lao động. Ngoài tiến sĩ Dũng thì được biết có thêm vài người trẻ khác thuộc các đảng Tự do, đảng Xanh và độc lập cũng ra tranh cử. So với các kỳ trước thì tỷ lệ kỳ này vẫn tích cực hơn và xác xuất có thêm người Việt vào quốc hội tiểu bang cũng tương đối cao. Hiện tại đã có một bạn trẻ Việt Nam tên Trương Hương thuộc Đảng Xanh đã được bầu vào thượng viện vào tháng Hai năm nay khi người tiền nhiệm ghế này từ nhiệm. Tuy nhiên cô Hương cũng như 39 ghế thượng viện khác, và 88 ghế hạ viện của quốc hội tiểu bang đều phải bầu lại vào ngày 24 tháng này.
Hiện tượng người Việt tại Hoa Kỳ, Úc, Canada v.v… gia tăng tham chính trong thời gian qua là một dấu hiệu tích cực. Nó chứng minh sự hội nhập và trưởng thành về nhiều mặt, nhất là tâm thức chính trị. Tuy nhiên nó vẫn chủ yếu mang tính cách tự phát và cá nhân. Nếu các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau được gia đình (nhất là cha mẹ) khuyến khích từ nhỏ, được chuẩn bị và trang bị bằng kiến thức, tinh thần và kinh nghiệm (qua các hoạt động tập thể từ trong nhà trường và ngoài xã hội) để trau dồi khả năng phục vụ, lãnh đạo cũng như các kỹ năng mềm, và được thực hiện một cách khoa học và hệ thống, thì các thế hệ trẻ Việt Nam kế tiếp sẽ thay đổi bộ mặt cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi trên thế giới trong những thập niên tới.
Phạm Phú Khải
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét