Quyền lực bất chính (phần 2) - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Quyền lực bất chính (phần 2)


Kinh tế Trung Quốc không ngừng phát triển trong bốn thập niên qua, giúp trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thu hoạch số lượng người trở thành tỷ phú nhiều nhất thế giới trong một thời gian ngắn kỷ lục. 104 tỷ phú này đang nắm giữ các vai trò lãnh đạo hàng đầu tại Trung Quốc, trong đó 45 tỷ phú đang là thành viên quốc hội.

Ông Tập và phái đoàn Trung Quốc trong buổi gặp gỡ phái đoàn Mỹ tại Buenos Aires, Argentina, 1 tháng 12.

Theo đà phát triển này thì kinh tế Trung Quốc có thể qua mặt Hoa Kỳ trở thành số một thế giới vào đầu thập niên 2030. Phát triển kinh tế là điều kiện sống còn của chế độ, biện minh cho chính nghĩa cầm quyền tuyệt đối và toàn diện. Mặc dầu Trung Quốc hiện vẫn đang là một nhà nước độc đảng, nó chỉ có thể tiếp tục như thế nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng một cách ngoạn mục như trước. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy vấn đề không suôn sẻ như ông Tập Cận Bình mong đợi.

Kinh tế: vấn đề quốc nội

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại, GDP chỉ còn khoảng 6.5 phần trăm của khóa ba năm 2018. Mặc dầu vẫn còn cao so với tiêu chuẩn quốc tế, theo the New York Times thì tốc độ này là chậm nhất kể từ đầu năm 2009 ngay trong thời điểm khủng hoảng tài chánh toàn cầu GFC. Charles Lyons Jones thuộc Viện Lowy cho rằng đối với đối tượng độc giả ngoại quốc, tờ China Daily trình bày con số GDP vào khoảng 6.58 đến 6.64 phần trăm, tức vẫn cao hơn 6.5 một chút. Trong khi đó tờ People’s Daily nhắm vào độc giả trong nước nên nếu khi đưa tin tỷ lệ phát triển chậm thì sẽ gây vấn đề, do đó nó nêu con số GDP là 6.70 phần trăm. Theo chuyên gia Fraser Howie thì đối với Trung Quốc, con số GDP phải hiểu là mục tiêu chính trị chứ không phải là sự đo lường của thành quả kinh tế. Howie nhận định rằng những ai đã từng làm việc với nơi này đều biết Trung Quốc có vô số dữ liệu và con số (full of data and numbers), và trong khi có một số đúng, nó không có nghĩa các tập dữ liệu này hoàn chỉnh. Theo nhận định của Howie thì gần như mọi mục tiêu số liệu đưa ra bởi lãnh đạo chính trị Trung Quốc sẽ được đáp ứng, và nếu không được thì dữ liệu đó sẽ biến mất trong khoảng trống lịch sử Trung Quốc, không bao giờ được nhắc lại lần nữa.

Chủ trương của ông Tập là muốn người dân trong nước tiếp tục nghe và tin nền kinh tế Trung Quốc vẫn trên đà phát triển, dù giá phải trả là gì đi nữa. Vì thế nên nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục muốn kích thích sự phát triển chứ không muốn nó chậm lại, nhất là khi đang phải đối phó với cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động. Theo Bloomberg thì nợ vay Trung Quốc gia tăng 14 phần trăm vào năm 2017, phồng lên đến 266 phần trăm của GDP, trong khi vào năm 2008 chỉ có 162 phần trăm. Là người có tiếng nói sau cùng về chính sách kinh tế, ông Tập đối diện với hai lựa chọn: một, nếu ông Tập muốn kinh tế tiếp tục tăng trưởng thì phải tiếp tục mượn tiền để bơm nó vào kích thích tăng trưởng, trong khi đống nợ này như quả bom có thể làm tung cả hệ thống tài chánh; hai, chấp nhận sự tăng trưởng chậm lại và giảm bớt nợ quốc gia. Cả hai đều không là giải pháp tối hảo cho ông Tập. Thêm vào đó, với nền kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán lao dốc năm nay (làm mất 1.1 ngàn tỷ đô la Mỹ), làm cho 32 công ty tư nhân phải quyết định bán lại cho nhà nước. Ông Tập từng hứa sẽ bảo vệ các công ty tư nhân gặp khó khăn nên không thể nào làm ngơ, mặc dầu làm như thế thì càng có nghĩa là càng kiểm soát thị trường thay vì kinh tế thị trường.

Cuộc chiến thương mại, bắt đầu với việc áp thuế của Tổng thống Donald Trump vào giữa năm nay, tuy chưa có ảnh hưởng đáng kể vào tài chánh năm nay nhưng sẽ có vào năm tới và sau đó. Ông Tập đang gặp bao nhiêu thử thách, nên việc đối phó thêm với áp lực của chính quyền Trump là điều muốn tránh. Do đó nên đã có nhượng bộ, ít nhất là về mặt thái độ, để làm vừa lòng chính phủ Trump. Sự kiện hai bên đồng ý đình chỉ áp đặt thêm thuế quan trong vòng 90 ngày kể từ ngày 1 tháng 12 để tìm cách giải quyết những tranh chấp thương mại thật ra sẽ không giải quyết được điều gì, bởi tự bản chất cuộc chiến này không thuần túy thương mại. Nó là về an ninh và chính trị quyền lực. Với quá khứ của Trung Quốc, lãnh đạo của Hoa Kỳ dù là Cộng hoà hay Dân chủ đều thấy có nhu cầu thay đổi lớn lao trong cách tiếp cận để kiềm chế. Ngay cả khi quan thuế bị hoãn lại, Hoa Kỳ sẽ cải cách quan hệ kinh tế Mỹ-Trung qua biện pháp giới hạn đầu tư, kiểm soát xuất cảng và các hành động thi hành pháp luật bền vững để chống lại gián điệp công nghiệp và mạng.



Ông Trump đang ở thế tay trên, trong khi ông Tập đang chịu nhiều áp lực mà lại cố gắng duy trì tỷ lệ phát triển kinh tế. Hiện nay chưa ai biết rõ mục tiêu sau cùng của ông Trump là gì trong cuộc chiến thương mại này, trong khi lập trường của ông Pence và đại đa số thành phần lãnh đạo trong nội các ông Trump rõ ràng muốn nhiều hơn thế. Họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp về thương mại, dù Trung Quốc có nhượng bộ đến mấy, là xong hết.

Những công ty hàng đầu của Trung Quốc như Huawei đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và sức mạnh chính trị của Trung Quốc. Vì thế cho nên sự kiện bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chánh của công ty Huawei, bị bắt tại Canada và có thể bị dẫn độ qua Hoa Kỳ, đã làm cho ông Tập với tư thế chủ tịch mọi thứ và lãnh đạo toàn diện lung lây.

Tín nhiệm: vấn đề ngoại giao

Sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, thế giới một lần nữa có cơ hội nhìn thấy rõ cung cách hành xử thiếu lễ độ và thiếu hiểu biết về mặt ngoại giao của Trung Quốc.

Cũng cần nhắc lại là rất nhiều lần trong quá khứ, các nhà ngoại giao Trung Quốc, kể cả các đại sứ của họ từng làm việc lâu năm ở nước ngoài, đã công khai lẫn ngấm ngầm yêu cầu lãnh đạo chính trị của các nước Tây phương can thiệp vào các quyết định của tư pháp hay các cơ quan truyền thông độc lập. Họ sống và làm việc tại đó mà cũng không nhìn nhận và chấp nhận được rằng không giống như tại Trung Quốc, các ngành tư pháp, lập pháp hay truyền thông đều độc lập với hành pháp. Ngay cả các cơ quan truyền thông được chính phủ tài trợ, như ABC và SBS tại Úc, hơn một tỷ đô la cho tài trợ nền chỉ riêng cho ABC một năm, mà chính phủ không có tiếng nói nào cả trong nội dung của các chương trình này. Đúng ra thì không có cơ quan truyền thông nào mà phê bình và vạch trần các sai trái của chính phủ Úc một cách sâu sắc và chuyên nghiệp như thế.

Nhưng giới ngoại giao nói riêng lãnh đạo Trung Quốc nói chung vẫn chưa hiểu hay chưa chấp nhận điều này, nên cứ nổi đùng lên khi có biến sự. Elliott Zaagman gọi cung cách hành xử này là ngoại giao giận dữ. Chữ (throw a) tantrum cũng thường được dùng cho con nít hai đến bốn tuổi hay nằm vạ, giận hờn. Zaagman kể lại vài sự kiện sau đây. vào tháng 9 năm nay, một người quốc tịch Trung Quốc bị bắt và buộc tội hành hung tại Anh vì đã bạo động tấn công vào những người đang thảo luận về nhân quyền và pháp quyền tại Hồng Kông. Nhưng hành động này lại được ca ngợi trên mạng điện tử Trung Quốc, và được biện hộ bởi toà Đại sứ Trung Quốc tại London. Chưa hết, tòa đại sứ còn yêu cầu phải xin lỗi. Trước đó vài tuần tại Thụy Điển, một nhóm người du lịch gốc Trung Quốc bị cảnh sát giải tán khỏi hành lang một khách sạn vì họ từ chối rời nơi đó, mặc dầu cảnh sát thực hiện rất chuyên môn. Trung Quốc phản ứng bằng cách yêu cầu chính phủ Thụy Điển phải xin lỗi. Vào tháng Sáu năm nay, một đài truyền hình Úc số 9 có đi một bài tường trình phê phán chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Ông Saixian Cao, người đứng đầu truyền thông vụ của tòa đại sứ tại thủ đô Canberra, đã gọi cho đài này và lớn tiếng quát mắng bà Kristy Thompson, nhà điều hành sản xuất: “Lấy nó xuống và đưa nó cho lãnh đạo bà… Bà không được dùng phim ảnh đó… Bà lắng nghe nè… Sẽ không còn những hành vi tệ hại như thế trong tương lai”.

Trong trường hợp bà Mạnh Vãn Châu cũng vậy. Bộ ngoại giao Trung Quốc và các cơ quan truyền thông của nhà nước lên tiếng phê phán Canada và phản ứng bằng cách đòi hỏi quá đáng. Nó cho thấy sự thiếu hiểu biết của họ đối với chức năng tư pháp độc lập của một nền dân chủ. Cũng nên nhớ rằng trong một nền dân chủ pháp trị như Canada, việc chính quyền Trump yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu về Hoa Kỳ là một chuyện, chuyện còn lại là hoàn toàn do tòa án Canada xét thấy có hợp pháp hay không trong vấn đề này. Thủ tướng, tổng thống, chính phủ hay quốc hội v.v… đều phụ thuộc vào các diễn giải và quyết định quan trọng, nhất là tối cao pháp viện. Trung Quốc sẽ không bao giờ hiểu được điều này, nhất là những người lãnh đạo của họ đang ở Bắc Kinh, khi họ nắm mọi quyền trong tay.

Những người như ông Cao chẳng lẽ không hiểu được những điều căn bản về dân chủ như thế? Hay vì ông Cao không có sự chọn lựa mà phải nghe theo lệnh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hay chính từ lãnh đạo tối cao, ở Bắc Kinh?

Dù là ai đi nữa, cách hành xử như thế chỉ làm tồi tệ vấn đề và làm xấu đi bộ mặt ngoại giao của các tập đoàn và nhà nước Trung Quốc.

Nhà lý thuyết vật lý đoạt giải Nobel năm 1965 Richard Feynman từng nói: “Nguyên tắc đầu tiên là bạn không thể lừa gạt chính mình – và bạn là người dễ lừa gạt nhất.”

Trung Quốc luôn đưa ra bao nhiêu dự án lớn và con số lớn làm hoang mang những người đầu tư, thương gia cũng như người dân của họ. Nhưng các con số họ đưa ra thường là không khả tín vì không đầy đủ. Bí mật quốc gia mà!



Ông Tập là người đứng đầu của tất cả các quyết định này. Cần nhắc lại là vào năm 2015, ngay tại Vườn hoa Hồng ở Nhà Trắng ông Tập đã nổi tiếng nói dối rằng Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa” Biển Đông, nhưng trong thực tế ông Tập đang lên kế hoạch xây dựng các đảo nhân tạo với căn cứ quân sự có bề lớn như Pearl Harbour.

Lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập, đã đang và vẫn tiếp tục lừa gạt người khác và lừa gạt chính mình. Họ xóa bỏ nhiều sự thật lịch sử và soạn các chương trình giáo dục yêu nước với mục tiêu thế hệ hôm nay và mai sau chỉ biết phiên bản lịch sử duy nhất và phải chấp nhận nó. Họ tuyên truyền riết rồi trở thành nạn nhân của chính những lời tuyên truyền của mình.

Tất cả những ai trong hoặc ngoài Trung Quốc mà có dính líu đến nước này đều cảm thấy ngờ ngợ và bất an bởi họ không thể tin được những con số thống kê, những dữ kiện nhà nước cung cấp, hay luật pháp ban hành tại đây. Khi không có một nền truyền thông tự do và không có một nền tư pháp độc lập, thì mọi quyết định lớn nhỏ dễ trở thành tùy tiện. Những kẻ nắm quyền trong tay sẽ có tiếng nói sau cùng, bất chấp đúng sai, bất chấp pháp luật và sự thật ra sao. Cơ chế và thể chế đó chỉ tạo bất an và ngờ vực hơn là lòng tin và tín nhiệm.

Do đó tin tưởng và tín nhiệm vẫn là con số thâm hụt lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay.

Vài lời kết

Theo giáo sư David Shambaugh, một chuyên gia về Trung Quốc, mỗi năm ngân sách cho mục tiêu tuyên truyền của chế độ là khoảng 10 tỷ đô la cho mục tiêu tuyên truyền.

Khi lãnh đạo của một quốc gia mà đối nội thì triệt tiêu mọi tiếng nói đối lập, còn đối ngoại thì các thuộc hạ của ông Tập cũng tiếp tục thể hiện cung cách hành xử quen thuộc của họ trong nước, vừa thô lổ cộc cằn vừa hiếu chiến, thì 10 tỷ đô la để tuyên truyền hay bao nhiêu nỗ lực xây dựng quyền lực mềm của họ cũng trở thành lãng phí.

Ông Tập và lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục bưng bít, tuyên truyền và sử dụng bạo lực để trấn áp mọi tiếng nói khác biệt. Tuy có hiệu quả thật đối với bên trong lãnh thổ Trung Quốc, với thế giới bên ngoài thì mọi nỗ lực của họ không thể lừa gạt giới tình báo chuyên nghiệp, giới truyền thông tự do cũng như những người quan tâm và yêu chuộng tự do.

Chẳng hạn như tại Úc, các phóng viên chuyên về Trung Quốc, có người làm việc tại Trung Quốc và cũng có người tại Úc, đã góp phần đáng kể trong việc tường trình sự xâm nhập và lũng đoạn của Bắc Kinh tại các đại học, các cộng đồng người Hoa khắp Úc, cũng như với các đảng chính trị và chính giới của Úc. Tính cách chuyên nghiệp của các tường trình này đã giúp cho dân Úc hiểu rõ hơn vấn đề, qua đó cũng giúp cho thế giới hiểu rõ các âm mưu đằng sau các Viện Khổng Tử hay hành động đội lốt “quyền lực mềm” khác của ĐCSTQ. Tóm lại, truyền thông là một vũ khí lợi hại để đối đầu với độc tài.

Lúc viết xong bài này thì nhận được thêm các tin về các cơ quan tình báo của Trung Quốc tiếp tục chiến dịch đánh cấp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ, Úc, Anh, Tân Tây Lan và chắc chắn nhiều quốc gia có nền kinh tế hay kỹ nghệ cao. FBI và Bộ Công Lý của Hoa Kỳ qua ông Christopher Wray và ông Rod Rosenstein đã chỉ mặt thủ phạm Trung Quốc. Ông Rosenstein đã phê phán Trung Quốc vi phạm cam kết 2015 là không được đánh cắp các bí mật về thương mại hay các thông tin mật khác. Chính phủ Úc cũng đã công khai yêu cầu Trung Quốc ngưng các hành động ăn cắp tài sản trí tuệ, bí mật thương mại và thông tin doanh nghiệp mật khác để sử dụng nó cho ưu thế cạnh tranh của mình. Ông Tập là người có tiếng nói sau cùng về các vấn đề mạng và an ninh quốc gia, trong khi đó ông Chu Hoa và ông Trương Kiến Quốc bị giới chức Hoa Kỳ buộc tội tấn công mạng nói trên. Như thường lệ, Trung Quốc vẫn một mực chối bỏ các cáo buộc này. Nhưng ai sẽ tin họ khi chữ tín đối với Trung Quốc khó thể nào xuống thấp hơn được.

Quyền lực bất chính là nguyên nhân, và cũng là hậu quả, tất yếu. Muốn được sự tin tưởng và tín nhiệm thì lãnh đạo Trung Quốc, nhất là ông Tập Cận Bình, cần phải chứng minh sự liêm chính, minh bạch và tính nhất quán trong hành động của mình. Đây là các giá trị mà họ thiếu vắng hoàn toàn mặc dầu họ đã có được 500 Viện Khổng Tử trên khắp thế giới.


Phạm Phú Khải
Blog VOA
Tài liệu tham khảo:

1 nhận xét:

  1. HIỆP CHỦNG QUỐC PHÁ TAM GIANG ĐẬP TAM ĐIỆP MẠNH TOÀN CHÂU Á
    *
    Giữa Mạc Tư Khoa=Pu Tin nghe Hoa Thịnh Đốn
    Tập Cận Bình lười hỗn Bành Lệ Viện Bắc Kinh
    Hillary Clinton làm tình Nguyễn Thị Bình đồng tính
    Phá trinh Nguyễn Thị Định Thầu Chín lưỡi hồng binh
    *
    Xin Ăn Ghen đểu Dzóc Ba Chớp
    Ăn hôi Tất Thành Cang ăn cướp
    Bắt cái nước Tất Thành Ái Quốc
    Sinh Sắc Nguyễn Sinh cung bắc thuộc
    *
    Nguyên trạng Mao Trạch Đông biển đông=Nguyên Trạch Tập Cận Bình đại đồng
    Nhậm Chính Phi châu Phạm Văn Đồng
    Mạnh Vãn Chu cấp Lưu Hiểu Tông
    Bên xóc lọ mắm phía đong thịt đông=hiệp đồng giao cấu hợp vợ chồng
    *
    Nhất Nhật Bản vạn niên Úc Đại Lợi=Tân Sơn Nhất tám mươi năm chờ đợi
    Ba mươi tháng bồn cọp sấu hổ hợi
    Cao Đăng Chiếm Hồ Tập Chương ca ngợi
    Hoa Xuân Oánh Merkel Duterte cởi=Macron hồ hởi up lồng tồng
    *
    TÂM THANH
    *

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad