Tức là cái hồ sơ này khá bi kịch là tôi mỉa mai rằng hiện nay EVN này còn tồi tệ hơn nữa là họ cần phải kiếm ra ít nhất tổng số tiền đầu tư cho ngành điện của họ từ nay cho tới năm 2035 thì VN cần đầu tư cho EVN là số tiền gấp 3 lần số tiền đầu tư 60 tỷ USD cho việc xây cất dự án đường sắt cao tốc vĩ cuồng của họ. Tức là VN cần ít nhất 180 tỷ USD để đầu tư hạ tầng điện của họ.
Hãy nói về đầu tư thì trong kinh nghiệm cả gần 2 thập kỷ qua mà tôi dạy học và phân tích kinh tế trong đầu tư thì tôi chưa từng thấy một tập đoàn điện lực nước ngoài nào mà có được ưu ái như EVN. Đó là EVN này gần như độc quyền và có quyền khai thác toàn bộ tài nguyên quốc gia với giá yểm trợ của nhà nước rất rẻ mạt, nhưng họ luôn kinh doanh và đầu tư yếu kém tồi tệ nhất thế giới dù được nhận ưu đãi gần như tuyệt đối của chính phủ.
EVN này đã được khuyến cáo từ thập kỷ trước của các nhà phân tích Morgan Stanley (NYSE: MS), các giáo sư đại học Harvard University (Mỹ) khuyến cáo rất lâu rồi về vai trò đầu tư dàn trải, ngoài lĩnh vực chuyên môn là điện năng thì EVN này còn được khuyến khích đầu tư vào ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản, nhà hàng khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, rồi viễn thông. Đó là ghê tởm và bại hoại, nhưng không hiểu ở VN người ta không có lời khuyến nghị khuyên can. Các chuyên gia kinh tế quốc doanh và kể cả cái Viện Nghiên cứu Phát triển IDS bị giải thể năm 2009 cũng không thấy tiếng nói.
Nghĩa là có chuyện hài khó tin nổi là VN đã thiếu điện và được dự báo từ lâu, nhưng lại vẫn mơ chuyện đi làm đường sắt cao tốc có tốc độ 350 km/h chạy điện. Tức là họ cần phải xây cất một mạng lưới điện khổng lồ chạy dọc Bắc Nam để cấp nguồn điện 25 kV 50Hz, hoặc 25 kV 60Hz cho các đầu máy xe lửa chạy được vận tốc 350 km/h thì kiếm đâu ra chi phí để có điện nuôi dưỡng cái dự án đường xe lửa cao tốc vĩ cuồng đó, hoặc ít nhất ngay bây giờ thì VN cần xây 4 cái nhà máy điện hạt nhân tương đương 2 cái nhà máy Leibstadt của Thụy Sĩ,….hoặc 1 cái nhà máy điện hạt nhân Cattenom của Pháp thì mới cầm cự được cho chứng bệnh nghiện tiêu thụ điện bởi cái nền kinh tế quái thai định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tức là tôi nói trong sự nghi ngờ sự tiêu hao điện năng tài trợ của EVN hay nói trắng ra là của nhà nước VN ưu đãi cho các dự án đầu tư kém hiệu quả mà ngốn điện rất nhiều dự án than thép, dự án bauxite ở Tây Nguyên, mà hầu hết nó do cái Bộ Công thương, tức là tôi hay mỉa mai là Bộ con buôn, vì bộ này quản lý và điều hành nhưng công ty tập đoàn quốc doanh liên quan đến điện năng và an ninh năng lượng, như dầu khí PetroVietNam, điện lực như EVN, Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam-TKV), thép,….).
Cái chuyện tiếu lâm hài hước khó tin là TKV, EVN là hai tập doàn kinh tế quốc doanh nhà nước, tức là chủ sở hữu của nó là “nhân dân” thì một kẻ thì bao thầu chiếm lĩnh hết tài nguyên quốc gia như TKV, và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam này thì đang quản lý tất cả các dự án khai của ngành công nghiệp than, khoáng sản, điện, xây lắp, vật liệu xây dựng, rồi kinh doanh linh tinh khác như tài chính, du lịch, khách sạn, hàng hải,….và nó bao thầu luôn cho việc cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN, mà TKV này thì bị cáo buộc là bán than rẻ cho TQ và bán than đắt cho EVN, đó là chuyện khá hài hước mà nó đang diễn ra ở VN, và người ta đang đổ lỗi cho nhau điện ở VN đang thiếu nghiêm trọng và có nguy cơ những nhà máy nhiệt điện dùng than sẽ hết than, hoặc phải tăng giá điện lên vì giá than khan hiếm và ngày càng đắt đỏ nhưng năm 2016 thì cái Bộ Công thương có đề xuất xây 2 nhà máy nhiệt điện ở Đồng Nai (có lẽ là dùng than), rồi cái Bộ Công thương này trong năm 2018 cũng đề xuất làm Dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1, Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2, rồi cũng trước đó cái Bộ Công Thương này cũng đề xây trung tâm nhiệt điện vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD tại tỉnh Long An, sát cạnh Cần Giờ của TP.HCM,… có lẽ nó cũng sử dụng than, vì dùng than là rẻ nhất chứ dùng khí hóa lỏng hay nhiên liệu thì bất khả thi vì ngay cả VN là quốc gia có nhiều trữ lượng mỏ than rất lớn mà còn kinh doanh thua lỗ thì làm nhiệt điện bằng thứ khác thì phá sản nhanh hơn. Tức là người ta không thể nhịn cười được là ở VN làm điện gọi là nhiệt điện thì nó không hẳn là xấu hay kém cỏi mà nó còn tốt vì chi phí sẵn có nguồn cung và các mỏ than lớn ở VN, nhưng vì quốc gia này quá lệ thuộc vào TQ từ công nghệ cho tới bán buôn than đá và các khoáng sản dùng cho than đá thì VN bị TQ họ cho ăn cái bánh vẽ như dùng thiết bị công nghệ lạc hậu phế thải của TQ về các nhà máy nhiệt điện dùng than, rồi VN khai thác than giá rẻ bán cho TQ sản phẩm thô cũng gia rẻ mạt và sau đó nhập phần sơ chế của TQ cũng về than thì giá đắt đỏ nhất thế giới mà người ta làm kế toán khấu trừ chi phí vận chuyển là nhập than của Nga, Úc xa xôi còn rẻ hơn TQ thay vì nhập TQ ngay sát nách không cần chi phí vận chuyển bao nhiêu thì VN mua than của TQ còn đắt hơn Nga.
Còn nói về EVN thì có lẽ ta không cần nói nó, vì nó rất quái thai, như việc EVN này có cái kết quả ngày nay là nó tích lũy của một tập đoàn con buôn. Như việc cả nhiều năm thì EVN này ngoài kinh doanh về điện thì nó hút vốn đầu tư kinh doanh vào các nghiệp vụ đầu tư rất rủi ro như tìa chính ngân hàng, chứng khoán, rồi đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, kinh doanh biệt thự , khách sạn, sân golf, rồi kinh doanh viễn thông,…nghĩa là nó chưa bị phá sản thì vẫn còn may mắn chứ cái tập đoàn điện lực EVN này nó bây giờ chỉ là cái vỏ trống rỗng và cùng với than khoáng sản TKV đang mắc nợ quá lớn có lẽ nó không thể trả được nợ mà phải ghi vào sổ nợ công quốc gia là bắt toàn dân phải trả qua thuế, lạm phát hoặc đề xuất tăng giá điện,….đó là chuyện ở VN.
Hãy nói một ít về chuyện bên ngoài là TQ. Vì sao quốc gia này suw dụng nhà máy nhiệt điện dùng than nhiều nhất thế giới, đó là TQ sau cả thế kỷ trước họ là quốc gia có trữ lượng than lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia khai thác đầu tư nhiều than nhất thế giới, và nhiều thập kỷ nay thì TQ vẫn là quốc gia dẫn đầu về khai thác, sản xuất than lớn nhất thế giới là chiếm hơn phân nửa sản lượng than của thế giới, v ì có sẵn nguồn cung và đầu tư nhiều vào ngành than này thì TQ họ buộc phải đầu tư nhiều nhà máy nhiệt điện nhiều nhất thế giới vì chi phí rẻ dư thừa nguồn cung nên để tài trợ cho cái công xưởng chế ráp toàn cầu của họ trước đây thì TQ họ phải đầu tư vào ngành điện này để sản xuất và đảm bảo nguồn điện liên tục tối đa và điện năng rẻ để thu hút đầu tư kết hợp với điện rẻ khác là thủy điện để tài trợ cho nguồn năng lượng điện năng khổng lồ của họ thì quả nhiên TQ họ đầu tư rất nhiều vào những loại nghiệp vụ điện năng này để giảm chi phí. VN cũng vậy là cũng có nguồn cung than dồi dào nên cũng lao đầu vào điện năng kiều này. Nhưng cái quan trọng vẫn là công nghệ nhiệt điện mới cũ.
Thực tế Mỹ, Canada, và nhiều nước Âu châu họ vẫn còn dùng nhà máy nhiệt điện đốt than chứ không phải là không có mà họ còn có kinh nghiệm và là cái nôi đi trước công nghệ của TQ cả thế kỷ, do kỹ năng về cơ khí máy móc cũng như công nghệ tiên tiến của Mỹ, Canada, Anh,…nó chất lượng hơn nên ít ô nhiễm môi trường và hiệu năng khai thác tiết kiệm, nhưng họ cũng đã và đang loại dần các nhà máy điện chạy than, vì bây giờ loại điện năng dùng than này nó đã hết thời và tháo trào vì gây ô nhiễm cũng như nguồn cung than đá ngày càng cạn kiện, chi phí đắt đỏ hơn vì các chính phủ đánh thuế nặng vào khai thác than đá gây ô nhiễm,…hoặc cho ngừng và cấm vĩnh viễn khai thác các mỏ than,…ngay cả ở UK họ đang cho chấm dứt cái Nhà máy điện Eggborough chạy than, và loại bỏ nó vĩnh viễn. Bên Tàu họ cũng đang dần dần loại bỏ các nhà máy nhiệt điện chạy than, như gần đây Bắc Kinh đã cho đóng cửa vĩnh viễn 6 nhà máy nhiệt điện khá to lớn. Tức là ta tính kể từ năm 2013, Bắc Kinh đã đóng cửa 6 nhà máy nhiệt điện than đá và thay thế bằng các nhà máy sử dụng khí đốt tự nhiên, và phải cắt giảm cả chục triệu tấn khí thải than đá hàng năm của họ để giảm ô nhiễm môi trường xuống.
Hiện nay ngay cả Ấn Độ, một quốc gia đang rất thiếu điện năng thì họ cũng cho đóng cửa Nhà máy nhiệt điện Badarpur chạy than nằm ở khu vực Badarpur ở NCT Delhi, nó bị đóng cửa vào tháng 10/2018 vì gây ra ô nhiễm môi trường quá nặng mà lợi ích kinh tế thì không thấy đâu mà số người mắc bệnh ung thư và nhiều thứ bệnh khác trang trải cho y tế quá nhiều và đánh sụt luôn lợi tức thu nhập của người dân sống quanh đó bằng 1/6 dân số VN, đó là hậu quả tai họa của nhà máy nhiệt điện chạy than gây ra mà ít ai biết.
Hãy nói vè bên ngoài về kinh nghiệm điện lực của Hàn Quốc và trong kinh tế học người ta còn đánh giá chỉ số rất chuyên môn là chỉ số đánh giá về điện năng. Vì điện nó liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng của quốc gia mà còn liên quan đến nhiều thứ nhưu chi phối lạm phát, chi phối đến tỷ giá và sự sụt giá của đồng nội tệ, và nó còn là thước đo về chỉ số tham nhũng.
Đó là kinh nghiệm cho thất bất kể một quốc gia nào có những công ty điện lực quốc doanh yếu kém thì nó đều gắn liền với sự tham nhũng của quốc gia đó. Và các hãng đánh giá tín nhiệm trái phiếu hay tín dụng quốc tế như hãng Standard & Poor's, Fitch Ratings, Moody's là họ đánh giátinh nhiệm, tín dụng các công ty điện lực quốc doanh của quốc gia đó có những tờ trái phiếu chỉ đứng sau tờ trái phiếu chính phủ quốc giá đó nếu đi vay nợ hoặc đánh giá tín dụng quốc gia. Ví dụ EVN điện lực VN bị xếp hạng B+ (tức là giấy lộn ngang bằng cấp của Hy Lạp, hay Venezuela chuẩn bị vỡ nợ công giữa năm 2014 trước đây).
Nói chung ta hay lấy một ví dụ của Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc, hay Korea Electric Power Corporation (KEPCO) thì đánh giá tín nhiệm của họ trung bình ở cấp A+, là chỉ thấp hơn 1 cấp của chính phủ Hàn Quốc ở mức AA. KEPCO của Hàn Quốc là công điện lực xuất sắc là nó được nhiều lần bình chọn là công ty không có tham nhũng và rất trong sạch. Thậm chí là cả 1 thập kỷ nó cũng được bình chọn là công ty điện lực ít có tham nhũng. Hãy nhớ rằng KEPCO là công ty điện lực quốc doanh do nhà nước Hàn Quốc sở hữu vì chính phủ Hàn Quốc đang nắm giữ gần 52% cổ phần, tức là khoảng 51,12% cổ phần, và những nhà đầu tư khác nắm giữ cổ phần Citibank, ngân hàng trung ương Ả Rập Saudi thông qua đại diện là Cơ quan tiền tệ Ả Rập Saudi (SAMA). Tức là Citibank, và SAMA đang nắm giữ 8,35% cổ phần của KEPCO. Những tổ chức kiểm soát KEPCO mang tính chủ quyền quốc gia là Chính quyền trung ương Hàn Quốc, Korea Development Bank là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, và quỹ Dịch vụ hưu trí quốc gia của Hàn Quốc (NPS). Tức là cổ phần viên nắm giữ KEPCO khá chặt chẽ nên nó không có chỗ đứng cho tham nhũng hay đầu tư bậy như đầu tư dàn trải. Nghĩa là KEPCO này chỉ được phép đầu tư và nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn của họ về điện năng, vì nó chi phôi gần như toàn bộ sản lượng điện năng của Hàn Quốc.
KEPCO này có 6 bộ phân công ty như những công ty vệ tinh đều mang tầm vóc chiến lược đầu tư nghiên cứu về điện năng. Cụ thể là 1.Korea East-West Power; 2.Korea Hydro & Nuclear Power; 3.Korea South-East Power; 4.Korea Midland Power; 5.Korea Western Power; và 6.Korea Southern Power.
Đối chiếu qua điện lực VN là EVN thì nó được nuôi dưỡng và nuông chiều là như tôi hay nói đi dồn tiền đầu tư linh tinh vào các hoạt động đầy rủi ro như chứng khoán, tài chính ngân hàng, rồi bất động sản, bảo hiểm, thậm chí là viễn thông,….
Tôi thì giật mình mỉa mai là vì sao cái tập đoàn EVN này nó đi đầu tư linh tinh trái ngành, mà toàn là đầu tư vao những nghiệp vụ khá chuyên môn về tài chính ngân hàng, chứng khoán mà ngay cả tôi còn phải vất vả mà với kinh nghiệm cả những vài thập kỷ về chuyên môn tài chính, chứng khoán thì còn phải khá vất vả nặng nhọc mới có khả năng đầu tư kiếm lời huống chi là mấy cái đầu đảng viên EVN này mà ngay trong đầu cũng không hiểu nổi các khái niệm về nghiệp vụ tài chính mà họ lại liều mạng dồn tiền đầu tư vao nó cả thập kỷ mà không có nhà kinh tế hay lãnh đạo chính phủ VN ngăn cản nó mà còn khuyến khích nó thì tôi thấy họ rất liều mạng.
Vì thậm chí ngay cả rủi ro tỷ giá hối đoái đồng USD biến động như tăng hay giảm giá thì cái EVN này cũng không biết tính toán dự phòng luôn và kêu lỗ mấy ngàn tỷ VND vì nếu đi vay 1 tỷ USD mà tiền VND mất giá 1.500 VND so với USD thì kêu lỗ cả ngàn tỷ VND, và cứ thế nhân lên đi vay bao nhiêu tỷ $ mà kỳ hạn đáo hạn vay nợ thì lỗ lã gấp bội thì quả là hài hước là cứ 1 USD ăn được thêm mấy trăm đồng thì cũng thua lỗ trăm tỷ VND, và người ta đề xuất tăng giá điện bù lỗ thì đó là câu chuyện tôi chưa từng nghĩ là nó có thể xẩy ra, nhưng thực tế nó xẩy ra ở VN.
Chuyện ly kỳ nữa là EVN và cái Bộ Công thương VN này gần như bao thầu hết các nghiệp vụ tài nguyên, vì họ quản lý cả Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam-TKV mà....
Có lẽ tôi nói đến đây thôi thì nó cho thấy cái bộ mặt phơi bầy sự tồi tệ của EVN này đến mức độ rất khó mà nói tiếp được. Vì nó còn có chuyện hài đang diễn ra như tôi đã đề cập là VN tham vọng xe "phổ cập hóa xe hơi xe máy chạy điện", rồi tham vọng làm đường sắt cao tốc có tốc độ 350 km/h chạy điện thì kiếm đâu ra điện để mơ chuyện mơ ngủ chuyện cổ tích hái sao trên trời.
Phương Thơ
TheSaigonPosts
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét