Xuống đường cổ vũ bóng đá là cách để người dân giải tỏa tâm lý - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Xuống đường cổ vũ bóng đá là cách để người dân giải tỏa tâm lý


Mỗi khi đội tuyển bóng đá của Việt Nam có một trận thắng, rất nhiều cổ động viên Việt Nam đổ ra đường ăn mừng. Điều này dẫn đến tắc nghẽn giao thông, tai nạn, ẩu đả, thậm chí có những cô gái ‘phấn khích’ cởi trần giữa đường gây phản cảm.

Panô cổ vũ cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam dán trước mặt tiền một cửa hàng trên đường Phan Xích Long ở Thành phố Hồ Chí Minh sau đêm 6/12/2018.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe
Vì sao dân Việt lại có tâm lý bùng phát sau những chiến thắng thể thao như thế?

Biện pháp ‘giải tỏa tâm lý’

Sau chiến thắng của Việt Nam trước Đội tuyển Philippines trong trận đấu bóng đá vòng bán kết giải AFF Cup 2018 vào đêm 6/12, hàng vạn cổ động viên Việt Nam đã đổ ra đường hò reo ăn mừng thắng lợi ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Không phải vì người ta cuồng bóng đá mà vì người ta không tìm thấy được niềm vui nào khác ở đất nước này ngoài bóng đá.

-Người dân
T, một nam thanh niên cho biết lý do bạn tham gia xuống đường cổ vũ cho Đội tuyển bóng đá Việt Nam:

Tại vì mình thấy đội tuyển nước mình chiến thắng thì mình vui mừng thôi. Đối với em khi mà thấy chiến thắng đó thì mình có lòng tự hào trong đó.

Hoa, một bạn trẻ trong nước, lại chia sẻ góc nhìn của bạn về mặt xã hội như sau:

Trong cái thắng đó nó có cái vui, và làm cho họ giải tỏa niềm vui đó. Sự bộc phát của niềm vui đó cho thấy ở Việt Nam không có niềm vui nào khác hơn ngoài bóng đá hết. Không phải vì người ta cuồng bóng đá mà vì người ta không tìm thấy được niềm vui nào khác ở đất nước này ngoài bóng đá.

Hoa chia sẻ với chúng tôi hình ảnh một cửa hàng trên đường Phan Xích Long ở Thành phố Hồ Chí Minh sau đêm 6/12 đã căng panô cổ vũ ngay trước mặt tiền với dòng chữ: ‘“Chẳng” cần gì nhiều ngoài Việt Nam vô địch’ và bạn nhấn mạnh:

Có quá nhiều vấn đề đè nén tâm lý họ về giáo dục, văn hóa, giao thông. Không có gì đáng để họ cảm thấy tự hào ngoài bóng đá hết.

Panô cổ vũ cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam dán trước mặt tiền một cửa hàng trên đường Phan Xích Long ở Thành phố Hồ Chí Minh sau đêm 6/12/2018. Courtesy of Citizen
Cùng quan điểm với  Hoa, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Xã hội học Việt Nam, trình bày ngoài bộ phận người dân thích ca mừng thắng lợi thể thao thì còn một bộ phận khác như lời của ông mô tả:

Một bộ phận khác chỉ chực chờ để được xuống đường, để thực hiện những gì mạnh mẽ, hồ hởi và để người ta giải tỏa trạng thái tâm lý. Tâm lý vui sướng thì không nói, nhưng có nhiều người trong cuộc đời, trong đời thường bị dồn nén nhiều thứ tình cảm. Những sự bất bình nào đó, sơ sẩy nào đó trong sinh hoạt khối, phố mà người ta không vượt qua được thì người ta chỉ chờ một hình thức nào đó để òa ra.

Xuống đường vì ‘niềm tin’

Hồi đầu năm 2018, hàng vạn người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng đã được một dịp ùa ra đường ‘đi bão’ khi lần đầu tiên đội bóng U23 Việt Nam chiến thắng Iraq giành vé bán kết giải U23 châu Á vào tối 20/1.
Các tờ báo trong nước lúc đó đã giựt những tít như ‘Hành trình rung chuyển châu Á của U23 Việt Nam’, ‘U23 VN gây địa chấn, ‘U23 Việt Nam đi vào lịch sử, thậm chí ‘Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời’ đã bị dư luận chỉ trích.

Tuy vậy, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, các cầu thủ U23 dưới sự hướng dẫn của ông Park Hang Seo đã thực sự mang về một luồng hy vọng cho người dân, như lời của Hoa cho biết:
Đội bóng trẻ này nổi lên mang cho người ta cảm hứng, niềm tin về sự phát triển. Có thể sự phát triển này chẳng ảnh hưởng gì đến kinh tế, giáo dục, mặt bằng chung nhưng ít ra làm cho người ta có niềm phấn khích vì có một điều gì đó để người ta tin tưởng và hướng tới. Người ta tin tưởng và thấy vui vì chuyện đó.


Nhân các sự kiện thể thao, các ý kiến cho rằng đây chính là sợi dây liên nối để đánh thức trái tim, tinh thần nghĩa hiệp của người dân để xích lại gần nhau cho công việc chung.

Cổ động viên Việt Nam cổ vũ trước trận bán kết lượt về của AFF Suzuki Cup 2018 giữa Việt Nam và Philippines tại sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 6 tháng 12 năm 2018. AFP
TS. Trịnh Hòa Bình thì lại cho rằng thực tế không phải như vậy, ông nói:

Có dịp để người ta òa ra thế thôi, thực ra họ không có ý tưởng đó đâu. Bởi nếu như vậy thì người ta mong quá, kêu gọi mọi cá nhân hành xử lại, xác nhận trách nhiệm cá nhân với xã hội, kêu gọi ủng hộ cái này cái kia. Nói gọn lại là đồng thuận phát triển cùng thể thế. Thậm chí người ta nghĩ như thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Nói chung sự chia sẻ đó không phải cơ học mà giống như chuyện cười vui thôi.

Bạn Hoa cho biết niềm vui xuống đường ăn mừng chiến thắng của người dân là không có gì sai hết, nhưng bạn thắc mắc liệu niềm vui đó đang phản ảnh một đất nước luôn nói rằng đang phát triển nhưng thật ra chỉ có bóng đá phát triển. Vì vậy, Hoa bày tỏ sự bi quan của bạn như sau:

Tôi không có niềm tin gì hết. Bóng đá thì cũng sẽ qua đi mà thôi. Cái người ta cần là vẫn phải sống, phát triển, sinh sản, phải có tiền, có giáo dục, có an sinh xã hội. Những cái đó mới là cái quan trọng.

Bị xử lý vì ‘kích động gây rối’

Truyền thông trong nước hôm 7/12/2018 cho biết đã có 78 trường hợp ra đường cổ vũ bóng đá bị công an thành phố Hồ Chí Minh xử lý phạt hành chính và tạm giữ phương tiện về các lỗi vi phạm bao gồm có hành vi kích động đám đông, nẹt pô, tụ tập gây rối làm ùn ứ giao thông, và một số lỗi khác về giao thông. Nhiều tai nạn, ẩu đả, các vụ được cho là ‘kích động gây rối’ cũng được nói đã xảy ra tại Hà Nội vào tối 6/12.

Đây là lần đầu tiên truyền thông trong nước đưa tin về một số lượng lớn những người đi ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đã bị xử phạt vì kích động gây rối.

Một bộ phận khác chỉ chực chờ để được xuống đường, để thực hiện những gì mạnh mẽ, hồ hởi và để người ta giải tỏa trạng thái tâm lý.

-TS. Trịnh Hòa Bình
Trong khi đó, các cuộc tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thường bị công an và an ninh đàn áp mạnh tay. Hoa giải thích có sự khác biệt giữa các vụ được chính quyền cho là ‘tụ tập đông người’ như sau:

Cái tụ tập đá banh là người ta đem cờ nước ra ăn mừng thì trong sự tụ tập đó nếu mà có mất an ninh hay không, nếu nhà nước không kiểm soát được thì họ cũng chỉ nói vài ba câu cho huề vốn, hoặc vài câu thế này thế nọ. Nhưng hình ảnh của sự tụ tập đó là hình ảnh của Việt Nam vô địch, hình ảnh Việt Nam Hồ Chí Minh quang vinh thì người ta không thể đàn áp được một sự tụ tập như vậy. Nhưng nếu tụ tập yêu cầu chính quyền làm một việc gì đó, cho dù là ôn hòa đi chăng nữa, nhưng chính quyền họ sẽ cố gắng gán ghép những từ ngữ và hệ quả rất đi xa vấn đề.

Hoa nói rõ lý do vì sao nhà nước đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa của người dân:

Chính quyền họ thích tụ tập ca ngợi đất nước dưới sự lãnh đạo của nhà nước này thì họ để cho tụ tập. Còn nếu tụ tập mà phê bình nhà nước này thì tất nhiên họ phải ngăn cấm thôi.

Đã có hàng trăm người tham gia những cuộc tuần hành này trong các năm qua bị đánh đập, bắt giữ với cáo buộc gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Điển hình là những cuộc tuần hành của hàng ngàn người ở một số thành phố tại Việt Nam trong tháng 6 vừa qua phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad