Tờ báo trích lời ông Phong: “Trước đây trên không gian mạng chỉ là những tuyên truyền về nhân quyền, dân chủ. Nhưng hiện các thế lực thù địch bày tỏ ý đồ tập hợp lực lượng và thời cơ để lật đổ chính quyền. Họ lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, kết hợp các đài báo phản động ở bên ngoài, sử dụng một số người trong nước để thu thập thông tin, trả lời phỏng vấn về các vấn đề nhạy cảm, những thiếu sót của chính quyền để phát tán tài liệu, video…”
Tuy không cho biết chi tiết danh tính của những “nhóm kín” đó nhưng bài báo dẫn kết luận chung chung của ông Phong: “Đề nghị cần đẩy mạnh hơn việc nắm bắt tình hình trên mạng xã hội, tuyên truyền phản bác luận điệu sai trái, chống phá.”
Phát ngôn của người đứng đầu công an thành phố là chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền CSVN kiên quyết không dung thứ với những tiếng nói bất đồng trên mạng xã hội và sẵn sàng “chụp mũ” họ với cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia” để mạnh tay trấn áp.
Đến nay, “cách mạng màu” là khái niệm ám ảnh với nhiều giới chức công an và đảng CSVN và thường được nêu ra tại các cuộc họp về tình hình an ninh nội địa.
Trên mạng xã hội có ý kiến cho rằng thay vì tung hỏa mù về “các nhóm kín,” ông Phong nên tập trung nhân lực của ngành công an cho mục tiêu săn bắt cướp trên đường phố Sài Gòn cũng như phản hồi cáo buộc của giới hoạt động dân sự về các công an viên đang bắt tay với côn đồ để “bảo kê” trạm BOT An Sương-An Lạc thu phí quá hạn.
Trong nhiều năm qua, nạn cướp giật hoành hành trên đường phố Sài Gòn luôn là nỗi ám ảnh của người dân và theo truyền thông nhà nước, dường như việc bắt cướp được công an giao phó cho các “hiệp sĩ đường phố,” khái niệm để chỉ một số người dân tự phát bắt cướp. Sau nhiều vụ cướp giật gây chết người xảy ra liên tiếp, mãi đến đầu năm 2019, người ta mới thấy Công An thành phố ở Sài Gòn thành lập “Tổ Công Tác 363” gồm cảnh sát hình sự, giao thông và cơ động để trấn áp tội phạm. Tuy vậy, hiệu quả của lực lượng này đến đâu thì còn phải đợi.
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét