Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Bà Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống các Trường Dân Lập Việt Úc, thì cho rằng cần vạch lộ trình để có thể hoàn thành về chuẩn mực trình độ các nhà giáo. Bà nhấn mạnh rằng nên thực hiện đề xuất vừa nói trong tương lai chứ số lượng học sinh đông như hiện nay thì rất khó mà thực hiện được.
Tưởng cần nhắc trước nay giáo viên trung học các cấp ở Việt Nam từ cấp cơ sở đến phổ thông thường chỉ qua quá trình đào tạo 2 năm cao đẳng hay 4 năm sư phạm; những giáo viên học tiếp thạc sĩ không nhiều lắm.
Nếu có thêm thạc sĩ thì nghiên cứu về giáo dục hay quản lý về giáo dục thôi, chứ còn cao hơn nữa mà chỉ dạy trung học thì có lãng phí hay không, nhất là ở một nước còn nghèo như Việt Nam.
-TS. Ngô Trí Lực
Tôi ủng hộ vấn đề đấy, thế nhưng thực tiễn bằng cấp của Việt Nam mà bằng thạc sĩ thì cứ gọi như là người nào có tiền sẽ có cái bằng đấy, vì thế những bạn trẻ người ta phản đối bởi vì người ta không có đủ điều kiện về mặt thời gian, về mặt tiền bạc để theo đuổi bằng thạc sĩ là một, cái thứ hai là thạc sĩ trong Việt Nam mình mang tính chất hình thức, học thạc sĩ là học kiểu có thể thuệ học hộ được mà. Nên là bây giờ đề xuất bằng thạc sĩ tức là tạo nên cuộc ganh đua không cần thiết.
Ông Hiếu cho biết thêm đối với các trường tư, trường giỏi, thí dụ như trường Amsterdam là trường chuyên miền Bắc hay trường Lê Hồng Phong là trường chuyên ở Sài Gòn, thì muốn dạy ở những trường đó chắc chắn không những là thạc sĩ mà phải là thạc sĩ rất giỏi. Nhưng theo ông với điều kiện là tất cả phải có bằng thạc sĩ thì ông dự báo một tình hình đáng ngại sẽ diễn ra: đó là người ta sẽ chạy bằng, học bằng tại chức, cuối cùng nó chỉ là tấm bằng mà thực chất không có.
Đối với tiến sĩ Ngô Tấn Lực, nguyên hiệu trường Đại Học Tiền Giang, chỉ cần cử nhân sư phạm là đủ để trở thành giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông rồi:
Mà cử nhân phải giỏi và do Sư Phạm đào tạo, còn đòi hỏi thạc sĩ thì hơi cao. Nếu có thêm thạc sĩ thì nghiên cứu về giáo dục hay quản lý về giáo dục thôi, chứ còn cao hơn nữa mà chỉ dạy trung học thì có lãng phí hay không, nhất là ở một nước còn nghèo như Việt Nam.
Bây giờ vấn đề đặt ra, theo thiển ý của tiến sĩ Ngô Tấn Lực, với đề xuất thạc sĩ chưa thể thực hiện trong lúc này thì chi bằng hãy dựa vào những điều kiện sẵn có:
Các Trường Sư Phạm phải cố gắng thu hút được học sinh thật sự giỏi để vào ngành sư phạm và đào tạo 4 năm như vậy thì đủ để dạy Lớp 12 trở xuống rồi. Chứ còn thạc sĩ thì mục tiêu đào tạo theo tôi hiểu là để nghiên cứu chứ còn đưa ra giảng dạy thì chưa chắc bằng một người tốt nghiệp cứ nhân sư phạm mà giỏi. Còn đưa hết trở thành thạc sĩ ở Việt Nam mình thì tôi thấy là hơi xa xỉ.
|
Tuy nhiên đấy là logic của nghiên cứu chứ không phải logic của giảng dạy. Đặt vấn đề giáo viên phổ thông mà bây giờ lại cần có bằng thạc sĩ trước hết tôi cho là sai. Nâng cao trình độ của giáo viên, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết về xã hội về đất nước để cho họ giảng dạy tốt hơn. Còn bằng hay không có bằng lại là chuyện khác.
Đề xuất giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông phải có bằng thạc sĩ, vẫn theo góp ý của giá sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quí, chẳng những không hợp lý mà còn gây sức ép không cần thiết lên cá nhân người dạy học cũng như toàn ngành sư phạm nói chung:
Hiện nay ở Việt Nam số lượng thạc sĩ không phải là nhiều so với Thái Lan, Mã Lai hay Philippines. Gần đây thì có tăng hơn nhưng không nhất thiết phải là nhiều. Cần thạc sĩ là một chuyện, có đáp ứng được hay không và có nên bắt người ta đáp ứng hay không thì lại là một chuyện khác. Nhất là bậc Trung Học Phổ Thông và Trung Học Cơ Sở thì rõ ràng không cần thiết chút nào cả. Ấy là chưa nói đến bằng cấp và trình độ thực lại còn không tương đương.
Từ Pháp, nhà giáo Phạm Minh Hoàng, từng có 10 năm giảng dạy tại Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, cho rằng đòi hỏi giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông cần học lên cho có bằng thạc sĩ không phải là yêu cầu mới mà là điều ông nghe từ khi còn làm việc trong nước. Vẫn theo lời ông, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các giáo viên dạy trung học qua những khóa huấn luyện đào tạo là chuyện bình thường, còn yêu cầu cử nhân giáo dục phải được đào tạo lên thạc sĩ chính là căn bệnh thành tích của Việt Nam. Ông đơn cử một trường hợp cụ thể:
Một đàn anh của tôi,ông ta dạy toán tại trung học Trương Vĩnh Ký, bây giờ là trường điểm Lê Hồng Phong nổi tiếng ở Sài Gòn. Một dạo ông ta bảo Nhà Nước yêu cầu phải bồi dưỡng để trở thành thạc sĩ.
Một thời gian sau ông bảo đã có bằng thạc sĩ rồi, nhưng là cử nhân toán và dạy toán bao năm rồi mà bây giờ học một năm để có bằng thạc sĩ mà đó là thạc sĩ văn chương. Vậy cái thạc sĩ văn chương đó giúp gì được cho ông ta trong việc giảng dạy toán? Chỉ có điều với chức danh thạc sĩ thì ông ta lãnh tiền nhiều hơn thôi. Tóm lại chuyện này chỉ có thể kết luận được là căn bệnh thành tích của Việt Nam, người ta cần phải có cái bằng thạc sĩ để ghi trong danh thiếp, mà thực sự thì đâu có hơn gì đâu.
Không thu hút được người vào sư phạm thì cho dù tiến sĩ hay thạc sĩ cũng chẳng được gì.
-TS. Ngô Tấn Lực
Một chi tiết khá mâu thuẩn được luật gia này trình bày thêm là tuy học phí trường công lập thấp nhưng các khoản phụ phí lại nhiều. Câu hỏi của ông Dương Minh Kiên là tại sao không ưu đãi và khuyến khích để các cơ sở giáo dục tư thục có cơ hội phát triển.
Riêng với tiến sĩ Ngô Tấn Lực:
Tôi ngộ ra rằng ngành sư phạm của mình không hấp dẫn, vị trí nhà giáo không được đúng thực chất của nó. Không thu hút được người vào sư phạm thì cho dù tiến sĩ hay thạc sĩ cũng chẳng được gì.
Giáo dục và sư phạm tốt hay không tốt tùy thuộc vào mức độ quan tâm và đầu tư nghiêm túc của chính phủ. Tiến sĩ Ngô Tấn Lực nhắc lại ngành sư phạm ở Việt Nam luôn được mệnh danh là ngành ‘đào tạo kỷ sư tâm hồn’; thế nhưng từ bao lâu nay luôn có câu nói rõ về ngành này“ Chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm”, hoặc là ‘Nhất Y,nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm’.
Thanh Trúc
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét