Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia được ông Khuất Việt Hùng phát biểu vào ngày 23 tháng 5 năm 2018, tai nạn giao thông tại Việt Nam mỗi năm gây tổn thất 2.9% tổng sản phẩm quốc nội GDP, ước tính thiệt hại 300 triệu đồng mỗi ngày.
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Thực trạng đáng lo như thế do đâu mà ra?
Gây tai nạn vì dùng rượu bia/ chậm bị xử lý!
Truyền thông trong nước loan tin chỉ trong vòng 4 ngày nghỉ Tết dương lịch 2019, cả nước đã xảy ra gần 150 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 110 người chết và 61 người bị thương.
Vụ gây chấn động công luận xảy ra vào chiều ngày 2 tháng 1 khi một xe container tông hàng loạt xe máy đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, khiến 4 người tử vong, 18 người bị thương và 21 xe máy biến dạng.
Cơ bản là tất cả mọi người không ai tuân thủ luật, ai muốn đi sao thì đi.
- Vân, Sài Gòn
Trước đó vài ngày, tại Hà Nội, tài xế Trần Quyết Thắng (46 tuổi) vào tối ngày 25 tháng 12 năm 2018 đã điều khiển xe Huyndai 5 chỗ tông vào dải phân cách, tông hai xe máy, một ô tô, khiến hai thai phụ phải nhập viện. Sau đó, tài xế liền bỏ trốn nhưng chạy được một đoạn thì xe chết máy nên bị người dân bắt lại. Khi kiểm tra nồng độ cồn, kết quả ghi nhận là 1,177 miligram/lít khí thở.
Vẫn liên quan tới việc say rượu lái xe, đa số người dân Sài Gòn đều không thể quên việc bà Nguyễn Thị Nga (46 tuổi) lái xe BMW gây tai nạn liên hoàn tại Ngã Tư Hàng Xanh vào tối ngày 21 tháng 10 năm 2018, khiến một người tử vong và 5 người nhập viện cùng nhiều người khác bị thương. Sau khi tai nạn xảy ra, cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn cho bà Nga thì kết quả là 0,94 miligram/lít khí thở.
Dựa theo Nghị định 46 của Bộ Giao thông – Vận tải, trong trường hợp của bà Nga và ông Thắng, cả hai người đều có nồng độ cồn vượt mức 0,4 miligram/lít khí thở nên sẽ bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4 – 6 tháng.
Công an Quận Bình Thạnh ở Sài Gòn vào chiều ngày 24 tháng 10 năm 2018 cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Nga vì Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, sự việc sau đó không được báo đài nào thông tin thêm, khiến nhiều người dân nêu lên thắc mắc trên các trang mạng phải chăng vì gia thế của các tài xế mà sự việc đã bị “chìm xuồng” và tài xế đã được thoát nạn?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng có thể do chưa thẩm định được mức độ thiệt hại của vụ tai nạn nên những tài xế gây tai nạn chết người chưa bị đưa ra xét xử. Ông giải thích:
Vẫn theo luật sư Mạnh, theo quy định hiện nay quy trình tố tụng điều tra là 4 tháng. Tuy nhiên vẫn được gia hạn thêm nếu việc điều tra chưa hoàn tất do chưa xác định được mức độ thiệt hại của các vụ tai nạn. Do đó gần như không có một chuẩn nào để xác định thời gian điều tra.
Xử người vi phạm không công bằng
Trong năm 2018, một số vụ tai nạn trên đường cao tốc đã xảy ra, nhưng đáng chú ý và gây xôn xao dư luận nhất là vụ việc xảy ra vào ngày 19/11/2018 khi tài xế ô tô Innova cho lùi xe trên đường cao tốc thuộc tỉnh Thái Nguyên và va chạm với xe đầu kéo khiến ba người lớn và một bé trai tử vong, sáu người bị thương.
Tuy nhiên, bản án mà tòa tuyên với hai tài xế lại khiến người dân lên tiếng phản đối vì sự bất công trong việc xét xử. Cụ thể, ông Lê Văn Sơn (40 tuổi), tài xế xe Innova bị tuyên 9 năm tù giam và ông Lê Ngọc Hoàng (33 tuổi), tài xế xe container 6 năm tù giam. Nhiều luật sư nhận định tài xế Lê Ngọc Hoàng lẽ ra không phải chịu mức án này vì khi tai nạn xảy ra, xe anh không hề vi phạm luật.
Nhiều tài xế cũng như giới hoạt động lên tiếng kêu gọi phải xử lại cho công tâm.
Rồi vụ tài xế Đoàn Cao Công (26 tuổi) đã lùi xe ở làn đường khẩn cấp trên đường cao tốc Vành Đai 3 vào ngày 4/12/2018. Đến ngày 17/12, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an Hà Nội quyết định phạt tài xế Công 1 triệu đồng và tước giấy phép lái xe hai tháng.
Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến bày tỏ bất bình vì mức phạt này dường như quá nhẹ đối với người phạm luật.
Theo ý kiến của Luật sư Đặng Đình Mạnh, mức phạt này đã đúng với những gì luật định trong điều 5 của Nghị định 46 về những vi phạm trên đường cao tốc. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng:
Phải nói rằng hiện nay có quá nhiều bất cập của Luật Giao thông đường bộ. Những quy định bất cập đó vô hình chung là gián tiếp vấn đề xảy ra tai nạn.
- LS. Đặng Đình Mạnh
Mạnh ai nấy chạy
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong một lần trao đổi với truyền thông trong nước cũng đã khẳng định rằng, 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do người dân thiếu văn hóa giao thông, ý thức kém.
Đồng quan điểm này, bạn Vân, 28 tuổi hiện đang sống ở Sài Gòn cho rằng ý thức tham gia giao thông của người dân ngày càng kém đi vì số lượng xe ngày càng nhiều mà tâm lý không nhường nhịn, cộng thêm luật Giao thông không rõ ràng nên theo bạn, mỗi lần lái xe là một lần “đi đánh trận”:
“Đi đúng làn đường của mình thì cũng bị lấn chiếm. Người xe máy thì nói tại những người xe hơi, người xe hơi thì lại đổ qua cho người xe máy rằng tại vì những người xe máy mà đường tùm lum. Nhưng cơ bản là tất cả mọi người không ai tuân thủ luật, ai muốn đi sao thì đi.”
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia được ông Khuất Việt Hùng phát biểu vào ngày 23 tháng 5 năm 2018, tai nạn giao thông tại Việt Nam mỗi năm gây tổn thất 2.9% tổng sản phẩm quốc nội GDP, ước tính thiệt hại 300 triệu đồng mỗi ngày.
Cho đến lúc này chưa thấy thống kê chính thức số người chết do tai nạn giao thông cho cả năm 2018; mà chỉ mới có số liệu cho 9 tháng đầu năm với hơn 6 ngàn người thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước Việt Nam.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét