Petro Vietnam lại kiến nghị “giải cứu” dự án nhiệt điện 41.000 tỷ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Petro Vietnam lại kiến nghị “giải cứu” dự án nhiệt điện 41.000 tỷ


Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đối với dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là dự án do Petro Vietnam là chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng (tương đương 1,827 tỷ USD) sau nhiều lần điều chỉnh.

Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng đầu tư lên tới 41.000 tỷ đồng.

Dự có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được xây dựng tại Mỹ Lộc, Thái Thuỵ, Thái Bình, phê duyệt tại Quyết định 5844 ngày 2/7/2010 do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC ) làm tổng thầu EPC.

Thiếu vốn, chậm tiến độ 55-57 tháng

Hiện tại, dự án đã giải ngân được trên 31.200 tỷ đồng đạt khoản 82%. Theo Petro Vietnam, đến năm 2020 dự án này mới có khả năng hoàn thành và mặc dù vậy, với mốc mới này (kế hoạch vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017, tổ máy 2 vào năm 2018), dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm tiến độ 55-57 tháng.

Báo cáo của Petro Vietnam cho biết, đến giữa tháng 10/2018 tiến độ tổng thể của dự án đạt 82,78%.

Một số tồn tại vướng mắc chính của dự án được chỉ ra như PVC chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện than, năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án.

Theo báo cáo của Petro Vietnam, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng so với giá trị Hợp đồng EPC được ký điều chỉnh sau khi tổng mức đầu tư được điều chỉnh lần 2 được duyệt.

Petro Vietnam còn khó khăn trong thu xếp vốn còn thiếu, đến nay nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.

"Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn đến phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt. Tổng thầu PVC thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính hạn chế, không có đủ vốn lưu động để đảm bảo dòng tiền thực hiện dự án…", Bộ Công Thương nhận định

"Giải cứu" nhiệt điện 41.000 tỷ bằng cách nào?

Để "giải cứu" dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Petro Vietnam kiến nghị lên Bộ Công Thương cho phép sử dụng khoảng 2.500 tỷ đồng từ nguồn chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để tập trung nguồn lực hoàn thành dự án. Chi phí này sẽ được kiểm toán, quyết toán riêng.

Bộ Công Thương phản hồi lại rằng, Petro Vietnam cần báo cáo rõ nguồn vốn sử dụng, mục đích sử dụng cụ thể và có đánh giá tổng thể liên quan đến dự án cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên theo hợp đồng EPC, nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn cần được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét.

Petro Vietnam cũng kiến nghị cho phép điều chỉnh tiến độ dự án hoàn thành dự án tháng 6/2020 (tổ máy 1) và tháng 10/2020 (tổ máy 2), vấn đề này ý kiến của đoàn công tác liên ngành là Petro Vietnam cần rà soát, cập nhật lại tiến độ, việc xác định lại tiến độ hoàn thành dự án không miễn trừ các nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, của PVC theo hợp đồng EPC đã ký và theo quy định pháp luật.

Petro Vietnam kiến nghị cho phép miễn phạt hợp đồng với điều kiện PVC nỗ lực tối đa hoàn thành dự án theo tiến độ điều chỉnh đã cam kết, đoàn công tác Bộ Công Thương cho rằng, việc phạt chậm tiến độ có ảnh hưởng đến quyền lợi, trách nhiệm của tập đoàn do đó đề nghị Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban quản lý vốn xem xét.

Đối với một số kiến nghị khác như cơ chế, các khoản vay đầu tư dự án, số dư tàu khoản uỷ thác của Tập đoàn (khoảng 955 tỷ đồng), chi phí quản lý của tổng thầu… đoàn công tác của Bộ Công Thương cho rằng Petro Vietnam phải báo cáo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước để giải quyết.

Hiên Petro Vietnam đã được Bộ Công Thương chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý.


Bạch Dương
VnEconomy

2 nhận xét:

  1. KÌ PHÙNG ĐỊCH THỦ TÂN CỔ SONG THỦ XẤU HỔ BÁC ĐỘNG THỦ
    *
    Trương Giang Long tỵ Phạm Trường Long
    Mạnh Vãn Chu Hảo Phạm Văn Đồng
    Nguyễn Xuân Fuck niễng Phùng Công Phước
    Lê Đình Thọ Duẩn Mao Trạch Đông
    *
    Cô gái đồ long bến nhà rồng=Mê Kông Các Mác chệt đâm hông
    Vét máng Chơi Xong Jong xóc lọ
    Lưu Bình Nhưỡng Ủn Ỉn úp lồng
    Sùng Thìn Cò quắm Tòng Thị Phóng=côn an mạng mỏng phận H’Mông
    *
    Nhà Thổ Nhỉ Kỳ Duy Ngô Nhỉ
    Lục Xì bắt cọp cái Hàm Rồng
    Sư tử Hà Đông Hà Nội núp
    Beo Hồng Tây Mổ banh ta lông
    *
    Cam Bu Chia xác Xi Hà Núch=Hun Sen Hit tớ lễ lồng tồng
    Trồng bông cứt lợn Cầu Bông giấy
    Tặc Cầu Ông Lãnh cõi tiên bồng
    Nguyên soái lục lâm Cao Đăng Chiếm=hôn lầm Kim Tiến cấp ngu công
    *

    Trả lờiXóa
  2. HY SINH ĐỜI BỐ CỦNG CỐ ĐỜI CON CHÁU BÁC MỘC TỒN ĐỘI SỔ DỨT CHÁO THÁO GIẦY
    *
    Trần Đức Lương bổng Lương Sơn Bạc
    Trần Xuân Anh chị Kha Trấn Ác
    Nhạc Bất Quần Áo Net oanh tạc
    Trung ương đảng chính trị uỷ thác
    *
    Đỗ Mười Đỗ Thị Lạc đổ bác=Nông Đức Mạnh mãn doanh quán ác
    Lê Khả Phiêu ngư canh độc ác
    Đặng Xuân Khu đặc khu rừng sác
    Lê Duẩn Đức Thọ Lê Đình tác=tứ đổ tường tam khoan khoái lạc
    *
    Ngô Xuân Lịch lãm móc bịch rác
    CAM Bu chia chác hồn thể xác
    Thuyền nhân tự cổ thuỳ trôi giạt
    Di dân Giang Trạch Dân lừa gạt
    *
    Xì Trump xịt thối địch quá Date=Mác Lê giáo Ma Tịt Dog Mad
    H.O tôn ngộ không 0 hát
    Tôn Đưc Thắng cuộc đua Chít Chát
    Nguyễn Văn Đua Lê Thanh Hải tát=sếu đỏ Sùng Thìn Cò cao cát
    *
    TÂM THANH
    *

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad