- VNTB - Masan đang khuynh đảo cả… chính trường? (VNTB) - Thảo Vy VNTB - Gọi là ‘chính trường’, vì một khi kỹ thuật sản xuất nước mắm truyền thống đi vào lụi tàn, đồng nghĩa lượng cá biển tiêu thụ cho đầu vào sản xuất nước mắm sẽ giảm rất mạnh. Ngư dân sẽ thu hẹp ngư trường khai thác. Việc khẳng định chủ quyền lãnh hải qua các hoạt động đánh bắt thủy sản, vì thế cũng mờ nhạt dần…
- VNTB - Giao nhà thầu Trung quốc : Điểm liệt kinh tế - chính trị ở dự án đường cao tốc Bắc-Nam. (VNTB) - Trịnh Nhất Nam VNTB - “Một con đường xuyên suốt quốc gia không đơn giản chỉ được hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế mà còn liên quan rất lớn tới vấn đề an ninh quốc gia. Nếu giao cho nhà thầu đến từ một quốc gia với thái độ thù địch và đầy thủ đoạn như Trung quốc không chỉ là quá nguy hiểm mà còn tiếp tục khơi sâu mối nghi ngờ giữa người dân với chính quyền”.
- VNTB- ‘Đưa kinh tế ngầm vào GDP’: Bùi Trinh vs Nguyễn Xuân Phúc (VNTB) - Thường Sơn (VNTB) - Đầu năm 2019, Tổng cục Thống kê của Thủ tướng Phúc lại ồn ào tổ chức vài cuộc hội thảo và thông tin cho báo chí về bản nhạc ‘phải đưa kinh tế ngầm vào GDP’ và ‘Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì!’ - như một cách trả lời không cần biết trời cao đất dày là gì của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm trước báo giới. Nhưng trong một cuộc trao đổi với trang báo điện tử BizLIVE, TS. Bùi Trinh, chuyên gia thống kê, đã nêu ra một số lập luận thuyết phục mà qua đó gián tiếp chỉ ra những động cơ ẩn giấu của Thủ tướng Phúc và Tổng cục Thống kê về trong chiến dịch ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’.
- Vì sao TT Phúc nôn nóng đưa kinh tế ngầm vào GDP? (VOA) - Sau hai tán thán nổi tiếng ‘Nếu tính đủ, nợ công đã vượt trần’ và ‘sụp đổ tài khóa quốc gia’ vào đầu năm 2017, từ đó đến nay Thủ tướng Phúc đã ‘im như hến’ mà không còn bất kỳ lời thú nhận thực nào về...
- Các cường quốc can dự vào lưu vực Mekong (RFA) - Ngược lại với thái độ tích cực của các quốc gia tiểu vùng Mekong đối với sáng kiến của Mỹ và Nhật Bản, sự can dự của Trung Quốc vào khu vực này gây ra nhiều sự e dè.
- Lập Hội đồng thẩm định dự án Sân bay Long Thành (RFA) - Chính phủ Hà Nội sẽ thành lập một hội đồng cấp nhà nước để thẩm định những báo cáo nghiên cứu tính khả thi của Giai đoạn 1 Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.
- Tp Hồ Chí Minh đòi tiền xây Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm (RFA) - Sau một thời gian tạm lắng, vừa qua, vấn đề xây dựng Nhà hát Giao hưởng ở Thủ Thiêm lại được cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh xới lên qua việc đề nghị ngân sách xây dựng công trình bị cho là chưa cần thiết như thế. Người dân Thủ Thiêm phản ứng như thế nào trước thông tin này trong khi chuyện đền bù, tái định cư cho họ vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng?
- VN tại Kiểm điểm Nhân quyền trước LHQ ở Geneva (BBC) - Đại diện các quốc gia hỏi về tự do báo chí, tôn giáo và luật an ninh mạng VN trước đoàn của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tại Kiểm điểm Nhân quyền Geneva.
- Việt Nam phúc trình lần 3 về Công ước Các Quyền Dân Sự & Chính Trị (RFA) - Đây là lần thứ ba Việt Nam có phúc trình trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về ICCPR sau khi tham gia ký kết từ năm 1982. Lần thứ nhất vào năm 1989 và lần thứ hai vào năm 2002.
- Ân xá Quốc tế giải thích việc gọi Hà Văn Nam là TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (RFA) - Tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc với mục tiêu giải phóng các Tù nhân lương tâm trên thế giới hôm 9/3/2019 ra thông cáo báo chí, khẳng định ông Hà Văn Nam là một TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, đồng thời nói cáo buộc chống lại người tài xế phản đối các dự án “BOT bẩn" là có động cơ chính trị.
- Nhiều dự án thăm dò, khai thác dầu khí của PVN phải dừng hoặc bán (RFA) - Trong số 13 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thì có đến 11 dự án không hiệu quả, buộc phải dừng hoặc chuyển nhượng lại cho phía nước ngoài.
- Trung Quốc sẽ làm gì khi Hoa Kỳ gia tăng hiện diện ở Biển Đông? (RFA) - Trung Quốc trong năm 2019 tăng chi tiêu cho ngân sách quốc phòng 7,5% và tốc độ tăng chi quốc phòng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực Biển Đông leo thang. Vấn đề được nêu ra, liệu rằng Trung Quốc sẽ có động thái quân sự nào khi Mỹ và đồng minh tăng cường hiện diện ở vùng biển Châu Á-Thái Bình Dương?
- Một ví dụ của ‘quy hoạch nhân sự lãnh đạo’ (VOA) - Năm 2006, lúc đang là Trưởng Công an thị trấn Lang Chánh, sau khi dùng tay, chân… dạy dỗ một người dân ở làng Cui, xã Đồng Lương, cảm thấy chưa đủ tác dụng răn đe, giáo dục nên ông Hà dạng chân buộc nạn nhân phải luồn dưới trôn của mình.
- Đảng có thể thanh luyện hết lãnh đạo, cán bộ thoái hóa? (RFA) - Truyền thông trong nước vào ngày 12/3 vừa loan tin cho biết Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa đại diện Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 179 về việc kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, đảng viên. Quy định này có gì mới so với trước?
- HŨ MẮM CHƯỢP KHÔNG QUÊN (RFABLOG) - Người Việt Nam mình ai mà không biết đến mắm nhỉ! Mâm cơm người Việt, dù Nam hay Bắc bao giờ cũng phải có chén tương hay bát mắm, được bầy chính giữa những đồ ăn khác. Nước mắm có lịch sử lâu đời, có nhiều phong cách và hương vị khác nhau tuỳ theo vùng miền. Nó gắn bó với đời sống chúng ta đến độ, nhiều người cứ tưởng Việt Nam là nơi sản sinh ra và gìn giữ truyền thống làm nước mắm từ bao đời nay. Theo những nghiên cứu của giới khảo cổ quốc tế thì thực ra nước mắm bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại...Nhưng khi nếm mấy ngọn rau quê được chấm vào chén nước mắm ở giữa mâm, tôi giật mình vì vị ngon của nó. Chao ôi cái vị vừa đậm vừa ngọt.
- Nước mắm – ví dụ minh họa cho tham nhũng chính sách (VOABLOG) - Họ giàu quá rồi và đến bao nhiêu thì họ vừa lòng? Cô gái đó bảo các cơ sở làm nước mắm bị đánh hoài nên đã quen với lao đao nhưng lần này cô sợ sẽ chết hết vì có “nhà nước cùng đánh”.
- Nước mắm lại lội ngược dòng (VOABLOG) - "Anh dựa vào đâu mà phân biệt nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp? Tiêu chuẩn của Nhà nước người ta chỉ gọi là nước mắm và nước mắm nguyên chất. Tại sao phải phân ra nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp để..."
- Tạm dừng công bố về Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm (RFA) - Bộ Khoa học & Công nghệ tạm dừng công bố Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về “Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm” để tiếp tục xin ý kiến của các tổ chức, hiệp hội.
- Việt Nam trong 10 nước mua vũ khí nhiều nhất thế giới (VOA) - Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hôm 11/3 ra phúc trình về giao dịch vũ khí quốc tế, trong đó nói rằng Việt Nam nằm trong top 10 nước “tậu” nhiều thiết bị quân sự nhất trên thế giới.
- BTNG VN yêu cầu Malaysia trả tự do cho Đoàn Thị Hương (VOA) - Một ngày sau khi Siti Asyah được phóng thích, Phó Thủ Tướng, Ngoại trưởng VN điện cho Ngoại Trưởng Malaysia, yêu cầu Malaysia xét xử công bằng và trả tự do cho Đoàn Thị Hương
- Một người Việt Nam bị bắt giữ vì bay drone trên nóc nhà Thủ tướng Hunsen (RFA) - Giới chức Cam Pu Chia cho biết là quanh nhà ông Thủ tướng có để bảng báo cấm bay drone, nhưng ông Le Ngoc Tu nói là ông không thấy những biển báo đó.
- Phòng dịch tả lợn châu Phi, Trung Quốc cấm nhập khẩu lợn từ Việt Nam (VOA) - Trung Quốc vừa cấm nhập khẩu lợn nuôi, lợn rừng và các sản phẩm liên quan đến lợn từ Việt Nam sau khi quốc gia Đông Nam Á báo cáo một loạt các ổ dịch tả lợn châu Phi
- Việt Nam tiêu hủy hơn 14.300 con lợn mắc bệnh tả lợn (RFA) - Tính đến ngày 11/3, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam đã lan rộng trong phạm vi 13 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở khu vực phía Bắc, với hơn 14.300 con lợn buộc phải tiêu hủy vì nhiễm bệnh.
- TIN ĐỌC NHANH (RFI) -
- Đã đến lúc con người 'dời mây' chống biến đổi khí hậu? (BBC) - Việc 'tẩy trắng' mây, chuyển hướng mây để chống bão và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu liệu có khả thi, hay sẽ gây thảm hoạ toàn cầu?
- Vì sao các chính phủ lo ngại về công nghệ 5G của Huawei? (BBC) - Công nghệ 5G của Huawei có thực sự gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia các nước?
- Mỹ dọa dừng cấp tin tình báo cho Berlin nếu Đức dùng thiết bị Hoa Vi (RFI) - Đại sứ quán Mỹ tại Berlin hôm 11/03/2019 xác nhận rằng việc một đồng minh của Mỹ sử dụng các nhà cung cấp thiếu tin cậy khi xây dựng mạng lưới 5G có thể gây tổn hại cho chương trình chia sẻ thông tin tình báo của chính quyền Hoa Kỳ.
- Mỹ 'cảnh cáo Đức hậu quả nếu dùng dịch vụ của Huawei' (BBC) - Mỹ đe dọa hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức nếu Berlin cho phép Huawei tham gia vào mạng di động 5G của Đức.
- Con đường Tơ lụa mới: Trung Quốc dùng Ý làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Ý có thể sẽ trở thành nước thứ 68 tham gia sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (Con đường Tơ lụa mới) của Trung Quốc nếu Roma và Bắc Kinh kí biên bản ghi nhớ nhân chuyến thăm Ý bắt đầu từ ngày 20/03/2019 của chủ tịch Tập Cận Bình. Việc Ý là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu trước những tham vọng của Bắc Kinh.
- Trung Quốc mời hải quân thế giới tham gia thao diễn vào tháng Tư (RFI) - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Quân Đội Trung Quốc đã mời nhiều nước gởi chiến hạm đến tham gia cuộc thao diễn hải quân, dự trù vào tháng 04/2019.
- Thượng đỉnh Trump-Kim lần ba 'có thể' diễn ra (BBC) - Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Thượng đỉnh Trump-Kim lần ba có khả năng diễn ra nhưng chưa ấn định thời điểm, theo Reuters.
- Bầu cử Bắc Hàn: Bà Kim Yo-jong 'trúng cử' đại biểu QH (BBC) - Lãnh đạo Kim Jong-un dường như không có tên trong bầu cử Quốc hội Triều Tiên nhưng em gái ông nay làm đại biểu.
- Vụ Kim Jong-nam: 'Siti Aisyah chỉ là vật tế thần' (BBC) - Gooi Soon Seng, luật sư của Siti Aisyah cho biết sau khi tòa án Malaysia đã bất ngờ ra quyết định hủy truy tố và cho phép cô rời đi.
- Vụ ám sát Kim Jong Nam : Thủ tướng Malasyia biện minh cho việc thả Aisyah (RFI) - Hôm nay, 12/03/2019, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố quyết định bất ngờ trả tự do cho nghi can Indonesia Siti Aisiyah trong phiên xử về vụ ám sát người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên là theo đúng những nguyên tắc của « Nhà nước pháp quyền ».
- VNTB - Nước Nga vẫn ủng hộ Maduro ( Trong khi vẫn đi nước đôi) (VNTB) - Mai Hưng dịch VNTB - Họ không đến để cầu nguyện. Thay vào đó, họ đến để tưởng niệm cố lãnh đạo Venezuela, Hugo Chávez, người đã rót hàng tỷ đô la để mua vũ khí và máy móc của Nga, và thể hiện sự ủng hộ đối với người kế vị Nicolás Maduro đang vật lộn trong trận chiến sinh tử. Trong tuần này, vào một buổi chiều mưa, một nhóm các quan chức và nhân viên điều hành cao cấp trong ngành công nghiệp dầu khí của Nga đã tập họp để tham dự Thánh lễ Misa trong một nhà thờ Công giáo nằm ở phía sau tổng hành dinh hoành tráng của cơ quan mật vụ tại trung tâm Moscow.
- Mỹ rút hết nhân viên ngoại giao ra khỏi Venezuela (VOA) - Hoa Kỳ sẽ rút tất cả các nhân viên ngoại giao còn lại khỏi Venezuela trong tuần này do tình hình xấu đi sau nhiều tháng bất ổn chính trị, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết vào cuối ngày thứ Hai 11/3.
- Đối lập Venezuela ban bố tình trạng báo động, biểu tình tiếp tục (RFI) - Tại Venezuela, một phần đất nước vẫn chìm trong bóng tối. Quốc Hội trong tay phe đối lập, đã ban hành « tình trạng báo động » vào hôm qua, 11/03/2019. Đây là một sắc lệnh minh họa cho tình hình bi thảm của Venezuela.
- Thủ tướng Anh và châu Âu cải thiện điều kiện Brexit (RFI) - Sau cuộc họp tối 11/03/2019 tại Strasbourg, miền đông nước Pháp, thủ tướng Anh và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã thông báo đạt một thỏa thuận mà theo phủ thủ tướng Anh đã « mang lại những thay đổi có tính chất ràng buộc về pháp lý, củng cố và cải thiện thỏa thuận » về Brexit.
- TT Trump đề xuất 8,6 tỷ USD trong ngân sách 2020 để xây tường biên giới (VOA) - Nhà Trắng công bố kế hoạch chi tiêu chính phủ 4.700 tỷ USD cho năm 2020, trong đó bào gồm dự chi 8,6 tỷ USD cho dự án xây tường thành biên giới với Mexico của Tổng thống Donald Trump để ngăn chặn di dân bất hợp pháp
- Bế tắc thương mại Mỹ: Lỗi ở Donald Trump? (RFI) - Mục bình luận về kinh tế của báo Le Monde ngày 12/03/2019 có bài « Bế tắc thương mại Mỹ » của Stéphane Lauer, nêu rõ những sai lầm của tổng thống Mỹ khi tiến hành chiến tranh thương mại với phần còn lại của thế giới, nhưng thâm hụt cán cân mậu dịch của Hoa Kỳ vẫn gia tăng.
- Nhà Trắng: 'Lố bịch' khi nói TT Trump là nhà đàm phán không đáng tin (VOA) - Nhà Trắng hôm 11/3 nói rằng thật “lố bịch” khi cho rằng Tổng thống Donald Trump là một nhà đàm phán không đáng tin cậy.
- Chủ tịch Hạ Viện Mỹ: Tôi không chủ trương luận tội Tổng thống (VOA) - Không có nỗ lực nào nhằm luận tội Tổng thống Donald Trump trừ phi có những lý do áp đảo và có tính cách lưỡng đảng vì việc này sẽ làm chia rẽ đất nước, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định.
- Úc, Anh, Singapore tạm thời cấm Boeing 737 Max (BBC) - Cơ quan hàng không của Úc và Singapore đã tạm thời cấm máy bay Boeing 737 Max ra vào lãnh thổ hai nước này.
- Mỹ buộc hãng Boeing điều chỉnh "thiết kế" của loại 737 MAX 8 (RFI) - Trái với nhiều nước khác trên thế giới, Hoa Kỳ không áp dụng lệnh cấm bay đối với loại phi cơ Boeing 737 MAX 8 sau tai nạn chết người mới tại Ehiopia. Ngày 11/03/2019, cơ quan quản lý hàng không Mỹ FAA đã xác định rằng việc sử dụng loại phi cơ này không nguy hiểm.
- Hàng loạt quốc gia đình chỉ khai thác máy bay Boeing 737 MAX 8 (VOA) - Anh, Singapore và Úc đã đình chỉ hoạt động của tất cả các máy bay Boeing 737 MAX ra, vào các sân bay của họ hôm 12/3. Indonesia và Trung Quốc cũng hạ cánh đội bay có các mẫu máy bay mới nhất của hãng máy bay Mỹ
- Boeing sắp nâng cấp phần mềm máy bay 737 MAX 8 (VOA) - Hãng Boeing cuối ngày 11/3 xác nhận sẽ tiến hành nâng cấp phần mềm của loại máy bay 737 MAX 8, một vài giờ sau khi Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ cho biết sẽ bắt buộc “các thay đổi về thiết kế” đối với loại máy bay này vào tháng Tư.
- Pháp: Cơ chế bảo vệ dân quyền lo ngại về tình trạng gia tăng đàn áp (RFI) - Trong bản báo cáo thường niên công bố ngày 12/03/2019, định chế độc lập bảo vệ quyền công dân trước bộ máy chính quyền tại Pháp mang tên « Le Défenseur des droits - Người Bảo Vệ Quyền », đã tỏ ý lo ngại trước hiện tượng « đàn áp gia tăng » và các « quyền tự do suy yếu » đang diễn ra.
- Nicaragua: Đối thoại bế tắc, tổ chức các Quốc Gia Châu Mỹ can thiệp (RFI) - Một phái bộ của Tổ Chức các Quốc Gia Châu Mỹ đã đến thủ đô Managua vào ngày 11/03/2019, trong lúc đối thoại giữa tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega, và phe đối lập đi vào bế tắc.
- Algeri : Phe Bouteflika cố bám giữ quyền lực (RFI) - Trước một làn sóng biểu tình chưa từng có từ 20 năm nay, tổng thống Algeri Abdelaziz Bouteflika, 82 tuổi, cuối cùng đã phải từ bỏ việc tranh cử cho nhiệm kỳ thứ năm, nhưng đồng thời lại quyết định đình hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống, dự trù ngày 18/04, trong khi chờ đợi một « hội nghị toàn quốc » chuẩn bị cho một cuộc bầu cử mới.
- Thức ăn Italy, Trung Quốc, Nhật ‘được ưa chuộng nhất thế giới’ (BBC) - Khảo sát tại 24 nước cho thấy thức ăn Italy được ưa chuộng nhất, trong khi ẩm thực Việt Nam xếp thứ 13.
- Quý tử của người giàu nhất Ấn Độ cưới vợ (VOA) - Các ngôi sao Bollywood và gia đình đã tham dự hôn lễ của Akash Ambani, con trai của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani, tại Mumbai hôm 9/3.
- Giải cứu heo vòi kẹt dưới cống (VOA) - Một con heo vòi đã được đội cứu hộ giải cứu sau khi bị mắc kẹt trong cống ở Selangor, Malaysia, ngày 3/3. Nó bị thương nhẹ và được chăm sóc tại một trung tâm cứu hộ.
- Đấu lạc đà bất hợp pháp ở Pakistan (VOA) - Mặc dù đấu lạc đà bị coi là bất hợp pháp ở Pakistan, trò này vẫn diễn ra và thu hút nhiều người xem. Đất nước này có truyền thống lịch sử lâu đời về những môn thể thao đẫm máu - nơi gấu, gà, chó, cùng những sinh vật khác bị buộc phải đấu với nhau. Một số người lên án những sự kiện này là tàn ác trong khi những người hâm mộ gạt bỏ những lời chỉ trích, cho rằng các trận đấu là một truyền thống ở vùng Punjab.
- Bị báo tấn công vì ham chụp ảnh selfie (VOA) - Người phụ nữ này phải nhập viện khẩn cấp, vì những vết thương nghiêm trọng, sau khi trèo rào, cố chụp ảnh selfie với một con báo. Vụ việc xảy ra hôm 09/03 tại vườn thú Wildlife World Zoo, Arizona. Nhân chứng cho hay họ nghe thấy tiếng la hét, và chứng kiến cảnh con báo vồ vào tay người phụ nữ. Nhân viên vườn thú cho biết, chú báo này sẽ không bị phạt, bởi đây “không phải lỗi của chú”.
- Sức mạnh của âm nhạc (VOA) - Bé Everlyse, 8 tuổi, bị mù bẩm sinh. Cô bé đang phải trải qua một cuộc kiểm tra co giật và rất sợ gặp bác sĩ, rất lo lắng. Nhưng khi bác sĩ trị liệu bước vào với một cây đàn guitar trên tay, mọi chuyện đã thay đổi. Everlyse nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, và hát vang bài hát yêu thích của em “Scars to your beautiful”. Đoạn video này tạo nên một cơn sốt trên mạng xã hội, và được hàng triệu người theo dõi.
Tin Biển Đông
Báo Dân Trí dẫn lời ông John Bolton, Cố vấn an ninh Nhà Trắng: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc “lập tỉnh mới” trên Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News hôm 10/3/2019, ông Bolton cho biết: “Họ đang chiếm giữ các đá, bãi cạn và đảo, đồng thời xây dựng các căn cứ quân sự trên đó (Biển Đông). Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đó là lý do chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập tự do hàng hải”.
Báo Người Việt bàn về tuyên bố gần đây của Hà Nội: Tiến triển trong thương lượng “Bộ Quy tắc ứng xử” ở Biển Đông. Bài viết lưu ý: Hồi tháng 8/2018, các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc họp ở Singapore, cũng có “những lời loan báo hồ hởi là các bên đã thỏa thuận được một bộ khung duy nhất để dựa trên đó đàm phán vào chi tiết cho bộ COC”, nhưng đến nay tình hình Biển Đông vẫn chưa có gì khả quan hơn, vẫn tiềm ẩn rủi ro chiến tranh và Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa khu vực này.
Mời đọc thêm: Cố vấn an ninh Mỹ: Không để Trung Quốc biến Biển Đông thành tỉnh mới (RFI). – Ông Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc ‘lập tỉnh mới’ ở Biển Đông (PLTP). – Dự án Biển Đông 01: 5 năm, tiết kiệm hơn 40 triệu USD (LĐ). – Tổng thống Duterte lo Philippines sẽ tổn thất lớn nếu đối đầu Trung Quốc (DT).
Vụ án Kim Jong-nam: Siti Aisyah được trả tự do, Đoàn Thị Hương vẫn bị giam
Tin vui trong vụ án giết ông Kim Jong-nam, anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn: Một trong hai nghi can trực tiếp tham gia ám sát là cô Siti Aisyah, người Indonesia, đã được trả tự do hôm 11/3 vừa qua, sau hai năm bị giam. Nhưng tin buồn là, nghi phạm người Việt Nam, cô Đoàn Thị Hương vẫn tiếp tục bị giam. VOA đưa tin: Vụ Kim Jong-nam: Nghi phạm Indonesia được thả, Đoàn Thị Hương ở lại.
Về lý do cô Aisyah được thả, báo Thanh Niên đưa tin: Vụ xử Đoàn Thị Hương: Hé lộ nguyên nhân công dân Indonesia được thả. Chính phủ Indonesia cho biết, họ đã kiên trì vận động ngoại giao cấp cao cho công dân của họ là Siti Aisyah. Ông Yasonna Laoly, Bộ trưởng Luật pháp và Dân quyền Indonesia đã gửi thư cho ông Tommy Thomas, Tổng chưởng lý Malaysia, đề nghị phóng thích cô Aisyah. Bức thư của ông Laoly đã mang lại kết quả có hậu: Cô Aisyah đã được trả tự do ngay tại phiên tòa ngày 11/3 vừa qua.
LS Trần Vũ Hải đặt câu hỏi: “Nhà nước Indonesia đã cố gắng hết mình để công dân của họ được tự do. Còn nhà nước Việt nam? Nếu Đoàn Thị Hương tiếp tục bị tạm giam (như đã hơn hai năm qua), liệu chúng ta còn tiếp tục tự hào về thân phận của một người quốc tịch Việt?”
Mời đọc thêm: Đoàn Thị Hương bị sốc khi thẩm phán tha cho nghi phạm Indonesia (RFA). – Tòa Malaysia thả bị cáo Indonesia trong nghi án Kim Jong-nam, Đoàn Thị Hương “bị sốc” (DT). – Bố Đoàn Thị Hương: ‘Mong con được thả, mong nhà nước giúp cháu’ (VOA). – Đoàn Thị Hương bị sốc, luật sư đệ đơn xin tha bổng (Zing). – Bị cáo Indonesia được xóa tội, Đoàn Thị Hương có cơ hội tương tự? (TT).
Cuộc chiến giữa nước mắm truyền thống với nước mắm Masan
Báo Dân Trí có bài phỏng vấn TS Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm Việt: Không thể đứng yên để “quy trình” phá hỏng nước mắm truyền thống được. TS Dung cho biết: “Khi người ta viết về quy trình, nguời ta chỉ đưa mỗi định nghĩa về sản phẩm là đã phục vụ mục tiêu đánh đồng nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp”.
Thứ “quy trình” này sẽ “sinh ra nhiều ràng buộc bằng hành chính, mệnh lệnh và khiến cho các yếu tố sản xuất nước mắm độc đáo, khu biệt, gia truyền có một không hai và tạo điểm đặc biệt… bị đánh bật ra khỏi tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ chúng khỏi đời sống”. Nước mắm là “nghề cha ông để lại, là di sản của nghề biển, văn minh nông nghiệp mà không nước nào có được”, giờ đang bị bức tử bởi những lãnh đạo khát tiền.
RFA đặt câu hỏi: Ai có thể giúp giữ được nước mắm truyền thống? Kỹ sư Lê Anh phân tích về tương lai đầy rủi ro của nước mắm truyền thống VN sau sự cố truyền thông arsen năm 2016: “Rất nhiều các hộ dân hoặc các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống hoặc là bị giải thể, hoặc là phải bán nước mắm dạng thô cho hãng nước mắm công nghiệp bởi sự cạnh tranh khốc liệt lấn át về thị phần”. Nước mắm truyền thống vẫn đang thua trong cuộc chiến truyền thông với nước mắm công nghiệp.
Trước đó, chiến dịch truyền thông tố cáo nước mắm truyền thống nhiễm arsen hồi năm 2016, gây ảnh hưởng rất xấu, đẩy các hộ dân và doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống đến bờ vực. Trang Đầu Tư Tài Chính VN bàn thêm về phía sau bê bối nước mắm nhiễm arsen: “Hội bảo vệ người tiêu dùng bị oan”. Bài báo cho biết: “Tổ chức phải chịu trách nhiệm cho việc thông tin sai sự thật về nước mắm này là Vinastas”.
TS Trần Thị Dung kể: “Nhóm làm khảo sát arsen trong nước mắm là nhóm tiêu chuẩn chứ không phải nhóm bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng vì đứng chung với nhau trong Vinastas nên nhóm bảo vệ người tiêu dùng bị oan. Họ không làm chuyện này”.
Bài thứ hai trong loạt bài trên trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp về số phận long đong của nước mắm truyền thống: Phải tự “cứu” mình! PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, “dù có hay không có tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm thì các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống vẫn phải tự cứu mình bởi quá trình hội nhập, đặc biệt với hàng loạt các FTA sẽ ngày càng nâng cao áp lực cạnh tranh cũng như tiêu chuẩn thị trường”.
Mời đọc thêm: Phó thủ tướng: ‘Không để ảnh hưởng tiêu cực đến nước mắm truyền thống’ (Zing). – Dự thảo quy chuẩn nước mắm phi thực tế gây nhiều phản ứng (VOV). – ‘Phân biệt nước mắm với nước chấm rồi hãy làm tiêu chuẩn, quy trình’ (Zing). – “Quy chuẩn” nào của làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô? (LĐ).
– ‘Cuộc chiến’ nước mắm: 70% thị phần thuộc về nước mắm công nghiệp (VNF). – Mặc tranh cãi, Masan tung báo cáo tiêu thụ nước mắm tăng vọt (Infonet). – Facebook giả mạo Ban Tuyên giáo trung ương đưa thông tin sai vụ nước mắm (TT). – Vài lời của người ăn nước mắm với TS Trần Đáng (PLVN). – Kỳ I: Nước mắm truyền thống lại lao đao (DĐDN).
“Lỗi hệ thống”
Trong phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 11/3/2019, Tổng Kiểm toán Nhà nước phản biện thông tin Bộ trưởng Tài chính đưa ra, báo Thanh Tra đưa tin. Theo đó, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc phản bác thông tin “10 vụ doanh nghiệp kiện quyết định truy thu thuế dựa trên kết luận của KTNN thì cơ quan thuế thua cả 10” của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Ông Phớc lập luận: “Các bằng chứng của kiểm toán không phải từ doanh nghiệp nên nói kết luận kiểm toán sai khiến doanh nghiệp kiện là hoàn toàn không đúng”. Trước đó, Bộ trưởng Dũng cho rằng, “từ năm 2013 – 2018, đã phát sinh 14 vụ kiện của doanh nghiệp theo kết luận của KTNN. Trong đó, xử 10 vụ thì cơ quan thuế thua cả 10”.
Bên cạnh đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước trần tình về vụ việc Unilever và Sabeco, theo báo Sài Gòn Giải Phóng. Đối với Unilever, ông Hồ Đức Phớc cho biết: “Ba bên xác nhận lại là 575 tỉ đồng, doanh nghiệp chấp nhận phải nộp 316 tỉ đồng và phần còn lại thì không cung cấp được bằng chứng”.
Trường hợp Sabeco, ông Phớc nói: “Khi vào kiểm toán (thời điểm đó chưa bán cho Thái Lan) thì Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện khoản chưa chia 2.700 tỷ đồng nên kiểm toán yêu cầu phải chia khoản này”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng đặt câu hỏi: Kiểm toán Nhà nước cũng có thể bị kiện ra toà? Bài báo cho biết: “Cần sửa đổi lại Điều 7 Luật Kiểm toán hiện hành theo hướng bổ sung quyền kiến nghị, khiếu nại đối với báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến việc sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công”. Đây chính là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiện KTNN nếu cơ quan này làm sai.
Mời đọc thêm: Ông Hồ Đức Phớc ‘phản pháo’ Bộ trưởng Tài chính (PLTP). – Tổng kiểm toán phản hồi thông tin “10 vụ kiện cơ quan thuế thua cả 10” (VnEconomy). – Tổng Kiểm toán bất ngờ trước thông tin của Bộ trưởng Tài chính (VNN). – Kiểm toán Nhà nước đề nghị được quyền xử phạt hành chính (VOV). – Có nên trao quyền xử phạt cho Kiểm toán Nhà nước? (KTĐT). – Tổng Kiểm toán nói về việc truy thu thuế đối với Unilever và Sabeco (NLĐ). – Kiểm toán nhà nước muốn trực tiếp truy thu thuế (TN).
“Củi” dầu khí
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Hai cựu lãnh đạo Vietsovpetro chuẩn bị hầu tòa. Theo đó, TAND TP Hà Nội chuẩn bị mở phiên tòa xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” tại Liên doanh Việt – Nga (VSP) vào các ngày 21 và 22/3/2019. Đây là một trong các vụ án thuộc giai đoạn hai của vụ Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank “chi lãi ngoài hợp đồng để chăm sóc khách hàng”.
Hai bị cáo là ông Từ Thành Nghĩa, cựu Tổng GĐ VSP và ông Võ Quang Huy, cựu kế toán trưởng VSP, hai người này đã “quyết định việc gửi tiền của VSP vào OceanBank” trong giai đoạn 2013 và 2014 để trục lợi.
Báo Dân Việt bàn về phiên xử cựu lãnh đạo Vietsovpetro: Người bị tuyên án tử lại ra tòa. Đó là ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng GĐ OceanBank được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trước đó, ông Sơn từng bị tuyên án tử hình trong vụ xử Hà Văn Thắm và đồng phạm năm 2017 về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mời đọc thêm: Nguyên Tổng giám đốc Vietsovpetro Từ Thành Nghĩa sắp bị xét xử (LĐ). – Mở rộng vụ OceanBank: Sếp VietsovPetro chuẩn bị hầu tòa (Infonet). – Sắp xử vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2 xảy ra tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (NĐT). – Xét xử Tổng giám đốc Vietsovpetro lấy ‘lãi ngoài’ đi xem World Cup (TP).
Các vụ “ăn” đất
Vụ ông Trần Mẫn, ở huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu tố cáo Công ty Đông Á, chủ đầu tư dự án KCN Đá Bạc Châu Đức, bắt giữ người trái phép và tự ý san ủi vườn tiêu của ông này khi chưa được bàn giao mặt bằng, báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vì sao người tố cáo không đồng ý kết quả xác minh của Công an huyện Châu Đức?
Theo đó, phía công an cho rằng, Công ty Đông Á không có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản và giam giữ người trái pháp luật. Ông Mẫn kể, khi biết vườn tiêu bị phá, ông vội về ngăn cản nhưng không được, “do hết cách ông mới dùng xăng đổ lên người dọa tự thiêu thì công nhân mới dừng lại. Ông Mẫn không hù dọa đòi đốt xe mà đó chỉ là hành động vu khống”. Công an lại không hề xét đến lời chứng của người nhà ông.
Công an thị xã Điện Bàn, Quảng Nam vừa khởi tố nguyên Chủ tịch phường “ăn” đất nghĩa trang, theo báo Người Đưa Tin. Các ông Thân Cầu, cựu Chủ tịch UBND phường Điện Nam Đông, ông Đỗ Búp, cựu Trưởng ban Quản trang Điện Nam Đông và Ngô Hải Bình, thành viên ban quản trang đều bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong thời gian giữ chức Chủ tịch UBND phường Điện Nam Đông, từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2015, ông Cầu đã “ký giấy xác nhận có đất nghĩa trang không đúng đối tượng, không đúng diện tích cho 40 trường hợp với diện tích hơn 4.500m2”. Những cán bộ đó đã bán đất nghĩa trang trái phép, thu lợi hơn 1,9 tỉ đồng.
Chuyện ở Phú Quốc: Cán bộ công an môi giới đất, bị tố lừa đảo, đánh người tại trụ sở, theo trang Doanh Nghiệp VN. Ông Phạm Quý Hùng ở Hà Nội, tố cáo ông Phạm Quốc Hưng, công an thị trấn Dương Đông, Phú Quốc “đã tham gia lừa đảo chiếm đoạt của ông Hùng 2 tỉ đồng. Không những thế, ông Phạm Quốc Hưng còn lợi dụng mình là CA đã tổ chức bắt giữ và đánh đập ông Hùng ngay tại trụ sở CA thị trấn Dương Đông”.
Mời đọc thêm: Bán đất nghĩa trang trái phép, nguyên Chủ tịch xã bị khởi tố (SGGP). – Nguyên chủ tịch phường bị khởi tố vì bán đất nghĩa trang (TP). – Chủ tịch phường bán đất nghĩa trang trái phép đút túi hơn 1,9 tỷ đồng (GDVN). – Làm giả bản đồ quy hoạch, lừa bán đất cho hàng trăm người thu gần 300 tỉ đồng (DT). – Chủ tịch tỉnh Bình Dương yêu cầu làm rõ sai phạm vụ đấu giá nghìn tỷ tại dự án KDC Hòa Lân (PL Plus).
– Thanh tra dự án AIC Xuân Đỉnh vì “ôm đất vàng” 9 năm không triển khai (Infonet). – Dự án Cổng Trời Đông Giang: Dân lo hàng trăm ha đất rừng bị “xẻ thịt” (VOV). – Hải Phòng: Cấp sổ đỏ mặt nước, bức tử sông Đa Độ (LĐ). Mời đọc lại: Tự ý san ủi vườn tiêu người khác (NLĐ).
Vụ bê bối thi viên chức
Ngày 11/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu điều tra vụ Giám đốc Sở Nội vụ “gửi gắm” người thân thi viên chức, VietNamNet đưa tin. Trước đó, ông Trần Minh Điệp, Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Bồng “tố cáo GĐ Sở Nội vụ ông Đoàn Dụng có hành vi trù dập ông”, vì ông Điệp từ chối giúp thí sinh mà ông Dụng “gửi gắm” trong kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018.
Ông Điệp kể, đã nhận nhiều tin nhắn từ ông Dụng, “với nội dung gửi gắm người thân có tên H. thi tuyển giáo viên bậc Tiểu học của huyện này”, nhưng thí sinh này đã trượt. Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi phát hiện nhiều sai phạm trong kỳ thi này và ông Điệp bị kỷ luật. Ông Điệp khẳng định chỉ ra đề thi và “không can thiệp gì vào quá trình thi tuyển. Thế nhưng, ông lại bị kỷ luật nặng nhất đến mức phải chuyển công tác”.
Mời đọc thêm: Giám đốc Sở Nội vụ bị tố cáo, Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xác minh (LĐ). – Đề xuất lập tổ xác minh vụ giám đốc Sở Nội vụ bị tố trù dập cấp dưới (NLĐ). – Yêu cầu làm rõ việc ‘gửi thi viên chức không được thì trù úm’ (ĐĐK). – Không nâng đỡ con em Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng phòng Giáo dục bị “trù dập” (KT).
Vụ cô giáo “vào nhà nghỉ với học sinh”
Facebooker Nguyễn Sin phỏng vấn cô giáo Phạm Thị Vũ Hạ, cho biết: Trước đây cô thường xuyên bị chồng này đánh đập dã man và hai người đang trong quá trình ly hôn. Người chồng bắt cô viết cam kết, trong đó có các điều khoản như, không được quyền nuôi con, nhưng phải chu cấp hàng tháng cho con.
Sau khi ly hôn, cô Hạ phải chấm dứt hết các mối quan hệ khác và phải im lặng, không được tiết lộ thông tin về câu chuyện giữa hai người. Đến khi khi toà tuyên cô giáo được quyền nuôi con, thì vụ bê bối “vào nhà nghỉ với học sinh” xảy ra.
Mời nghe clip cô Hạ trả lời phỏng vấn:
Vụ cô giáo bị tố vào khách sạn với học sinh lớp 10: Nam sinh khẳng định trong sạch, chờ công an điều tra, trang Đời Sống và Pháp Luật đưa tin. Mẹ của nam sinh bị nghi ngờ vào khách sạn với cô Hạ cho biết: “Cháu nói không có và nói cứ để công an điều tra làm rõ vụ việc, con trong sạch nên chẳng sợ gì”.
Bên cạnh đó, một lớp trưởng bị vạ oan trong vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh lớp 10, theo báo Người Đưa Tin. Bài báo cho biết: Nam sinh lớp 10 bị nghi có quan hệ với cô Hạ là Nguyễn Tuấn A. Tuy nhiên, “cư dân mạng đã vào Facebook cô H. và thấy hình ảnh một học sinh chụp hình chung với cô này và tự ý lấy hình ảnh đó đi bêu rếu trên nhiều trang mạng xã hội”, nam sinh bị hiểu nhầm đó là Trần Công Mẫn.
Mẹ nam sinh Mẫn cho biết: “Tôi đi chợ, hay đi đâu đều bị mọi người chỉ trích và dùng những lời lẽ không hay về tôi và cháu Mẫn. Từ mấy hôm nay, em đã bỏ ăn và còn có ý định bỏ học và đi thật xa để trốn tránh mọi người”.
Mời đọc thêm: Nữ giáo viên vào nhà nghỉ với nam sinh lớp 10 gửi đơn khiếu nại (PLVN). – Vụ cô giáo bị tố quan hệ với nam sinh: Người trong cuộc lên tiếng (Zing). – Mẹ nam sinh lớp 10 bị tố ở chung phòng với cô giáo: “Cháu nó nói con trong sạch nên chẳng sợ gì” (TQ). – Bị tố vào nhà nghỉ với cô giáo, nam sinh lớp 10 lên tiếng: “Con trong sạch nên chẳng sợ gì cả” (DS). – Lớp trưởng chấn động tâm lý vì bị vạ trong vụ cô giáo ở Bình Thuận (VNN).
Giáo dục VN: Nhiều chuyện thị phi
VTC có bài: Hàng loạt những vụ thầy giáo dâm ô học sinh chấn động dư luận. Bài viết điểm mặt một số vụ giáo viên lạm dụng tình dục học sinh bị phát hiện từ tháng 6/2018 đến nay mà báo chí đưa tin, gồm: Vụ “thầy” Dương Trọng Minh xâm hại ít nhất 14 nữ sinh tiểu học ở Bắc Giang, “thầy” Đinh Bằng My lạm dụng hàng loạt nam sinh ở Phú Thọ, “thầy” Nguyễn Quang Chung hãm hiếp 3 học sinh ở Quảng Nam, “thầy” Nguyễn Đình Lê dâm ô 7 nữ sinh ở Hà Nội, “thầy” T.C.D lạm dụng 12 nữ sinh suốt 2 năm ở TP HCM.
Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị truy tố vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Nhóm bị can gồm các ông Nguyễn Quang Vinh, cựu trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, Đỗ Mạnh Tuấn, cựu phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy và Nguyễn Khắc Tuấn, cựu chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, đều bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Trang An Ninh Tiền Tệ đặt câu hỏi về vụ gian lận thi cử ở Hoà Bình: Các bị can phối hợp sửa điểm thi như thế nào? Theo đó, trong các buổi tối từ 30/6 đến 3/7/2018, Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn “sử dụng chìa khóa do Vinh đưa để đột nhập vào phòng cất bài thi và thực hiện việc chỉnh sửa đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm của các thí sinh theo danh sách đã tập hợp sẵn”. Hai người này dùng dao rọc giấy rạch theo mép niêm phong túi đựng bài thi, lấy phiếu thi trắc nghiệm tẩy đáp án sai và tô lại đáp án đúng.
Bài thứ hai trong loạt bài trên báo Giáo Dục Việt Nam về “liên minh ma quỷ” trong bếp ăn ở các trường học VN: Phù phép thực phẩm bẩn. Bài viết bàn về “tình trạng một suất ăn của học sinh phải gánh trên đấy nào hiệu trưởng, nào bếp, nào công ty thực phẩm. Vì thế các công ty phải cắt giảm lượng thực phẩm và cung cấp thực phẩm bẩn, giá rẻ. Chuyện học sinh bị ngộ độc cũng phần nào dễ hiểu”.
Mời đọc thêm: Thầy giáo “sờ đùi, sờ mông” học sinh là hành vi phản giáo dục, cần có chế tài xử lý (PL Plus). – Đụng chạm đã là dâm ô chứ đừng nói ‘sờ mông, sờ đùi’ (Zing). – Gian lận điểm thi tại Hòa Bình: Đề nghị truy tố 3 cán bộ giáo dục (TN). – Gian lận điểm ở Hòa Bình: Nhận tiền để nâng điểm cho 140 bài thi (TP). – Hòa Bình: Nhận tiền để nâng điểm cho 140 bài thi (RFA). – Vụ gian lận thi cử THPT tại Hòa Bình: Hàng chục thí sinh được nâng điểm trong 2 năm (SGGP). – Liên minh “ma quỷ” trong bếp ăn các trường học (1) (GDVN).
Lâm tặc hoành hành
Để rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhiều cán bộ kiểm lâm Thừa Thiên – Huế bị kỷ luật, VTC đưa tin. Ngày 11/3/2019, Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy đã quyết định “cách chức và điều chuyển công tác 1 Đội phó Đội Bảo vệ rừng chuyên trách khe 57… điều chuyển công tác 1 Đội trưởng Đội Bảo vệ rừng chuyên trách khe 57 và kỷ luật 4 nhân viên của đơn vị công tác tại Trạm phối hợp La Ma” trong thời gian xảy ra vụ phá rừng đầu nguồn Tả Trạch.
Mời đọc thêm: Vụ phá rừng Tả Trạch: Kỷ luật nặng nhiều cán bộ (Infonet). – Thừa Thiên – Huế: Kỷ luật 6 cán bộ vì để rừng đầu nguồn bị phá (MTG). – 500 tỉ đồng có ngăn chặn nạn phá rừng, làm rẫy(?!) (LĐ).
Môi trường bị tàn phá, ô nhiễm
Vụ sâu biển ăn sạch hàng chục ha ngao giống ở Ninh Bình, VnExpress có bài: Sâu lạ ăn ngao ở Ninh Bình là “giun biển”. Bài viết dẫn lời ông Đỗ Công Thung, từ Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, cảnh báo: “Đây là một loài giun, xuất hiện có thể do ô nhiễm môi trường biển. Loài giun này phát triển giống như một chỉ thị thể hiện môi trường đang xấu đi”.
Theo đó, “trong tự nhiên ít loài nào có thể ăn được con ngao, bởi ngao có vỏ cứng và sống dưới lớp cát mềm” nên hiện tượng sâu biển “tấn công” hàng chục ha ngao giống, mấy ngày qua ở Ninh Bình, được xem là “chưa từng có tiền lệ”.
BBC viết: Hà Nội ô nhiễm bụi mịn hàng đầu thế giới. Báo cáo chất lượng không khí năm 2018 của Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual khẳng định, “Hà Nội đứng thứ 12 trong 62 thành phố ô nhiễm nhất thế giới”. Một người tên Colin viết trên trang Nonstop Newcomer: “Tôi yêu rất nhiều điều ở Hà Nội, như những hồ nước tuyệt đẹp, các quán cà phê, mức sống rẻ. Nhưng không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến tôi không muốn sống ở đây lâu”.
Mời đọc thêm: Sâu biển ăn sạch nhiều ha ngao giống ở Ninh Bình (VNE). – Hà Nội ô nhiễm không khí thứ 2 ở Đông Nam Á (TP). – Chất lượng không khí phổ biến ở mức trung bình (HNM). – Hải Dương: Người dân phản đối nhà máy rác gây ô nhiễm (RFA). – Làng nghề Mẫn Xá (Yên Phong, Bắc Ninh): Dân “sống mòn” với ô nhiễm! (MTĐT). – Hưng Yên: Dân kêu trời vì ô nhiễm không khí (TBDN). – Vẫn chưa xử lý dứt điểm trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường (ĐN).
***
Thêm một số tin: Nhóm ông Lưu Văn Vịnh sắp ra tòa phúc thẩm (NV). – Saigon Sam: Từ lênh đênh trên biển đến Middlesbrough, Anh Quốc (BBC). – 12/3, tuyên án phúc thẩm vụ đường dây đánh bạc nghìn tỉ (GT). – Dự án K–Homes Nha Trang: Nhà thầu Long Giang phớt lờ yêu cầu “Giữ nguyên hiện trạng” của Công an? (TG). – “Vạch trần” hàng loạt sai phạm tại Hội liên hiệp phụ nữ huyện Văn Chấn, Yên Bái (GĐVN). – Đề xuất ‘mất bằng lái xe phải thi lại’ đi ngược với quy định hiện hành (VTC). – “Lùm xùm” thiếu minh bạch, Tổng cục Đường bộ tức tốc kiểm tra các trạm thu phí BOT (DV).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét