Ai sẽ thay thế ông Trọng? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Ai sẽ thay thế ông Trọng?


"Nhân tính không bằng Trời tính" - Lời cổ nhân

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng

Càng ngày càng có nhiều chỉ dấu đã cho thấy, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có vấn đề về sức khỏe trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kiên Giang ngày 14/4/2019 là điều chắc chắn. Cho dù đã có quá nhiều đồn đoán khác nhau về tình trạng sức khỏe của ông Trọng.

Theo thông báo của truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 22/4/2019 cho biết, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam dự Diễn đàn cấp cao 'Vành đai và Con đường' tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 25-27/4/2019. Đây là sự thay thế mang tính chất chữa cháy thay vì là trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu nhà nước - ông Nguyễn Phú Trọng, theo các nhà phân tích quốc tế.

Do đó đã đến lúc có thể bàn tới việc tìm người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng khi đã có vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục công việc. Bất kể những tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng như thế nào đi chăng nữa, nhưng chắc chắn có tác động lớn đối với chính trị Việt Nam, nhất là vào thời điểm bản lề chuẩn bị nhân sự cao cấp cho Đại Hội 13 của đảng CSVN.

Cho đến nay khả năng trở lại tiếp tục các chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước là điều hết sức khó, chứ chưa nói đến việc tái nhiệm tại Đại Hội 13. Vì ông Nguyễn Phú Trọng vào năm 2021 đã 77 tuổi và đã có 2 nhiệm kỳ giữ chức Tổng Bí thư.

Hẳn chúng ta còn nhớ vào đầu năm 2018, để loại bỏ ông Trần Đại Quang, khi ấy Tổng Bí thư Trọng đã thuyết phục Bộ Chính trị theo ban hành Quy định số 90/QĐ -TƯ đặt vấn đề sức khỏe trở thành một trong những điều kiện để tiên quyết để được giữ các chức vụ chủ chốt. Đúng là "gậy ông lại đập lưng ông" hay lời của cổ nhân khi cho rằng, "Nhân tính không bằng Trời tính" .

Trước ngày 14/4/2019, là ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh, thì theo các nhà phân tích ba ứng viên sáng giá nhất là các ông Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính. Trong phương án nhân sự cấp cao Đại Hội 13 (năm 2021) với các ứng viên cho Tứ trụ trong trường hợp ông Trọng nghỉ và Tam trụ nếu ông Trọng vẫn cố đấm ăn xôi ở lại Đại hội 13, gồm các vị: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Theo dự kiến ban đầu, nếu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tái cử, thì đương nhiên hai ghế Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước sẽ do ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhiệm. Đó là một khó khăn cho ông Nguyễn Xuân Phúc, một trong hai người được dự kiến trong phương án sẽ thay thế và giữ chức Tổng Bí thư. Nhân vật thứ hai không ai khác là Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Việc "Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ" thay cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phần nào cũng đã cho thấy điều đó.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại nhiệm kỳ Đại Hội 13, nghĩa là sau năm 2021 là một điều hoàn toàn không tưởng. Vì khi đó ông Nguyễn Phú Trọng đã ở tuổi 77, hơn nữa đảng CSVN thời gian gần đây đã có quy định không cho phép giữ chức Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ và chưa từng có tiền lệ. Cho dù bản thân ông Nguyễn Phú Trọng và Bắc Kinh rất muốn như vậy, song không nhận được sự đồng thuận vì tình cảnh "ghế ít, đít nhiều. Vì thế ông Trọng và Bắc Kinh đồng thuận cao trong việc đưa Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, một người được đánh giá là Hồng hơn Chuyên và dễ sai bảo sẽ được kế nhiệm chức vụ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên theo các nhà phân tích đều cho rằng, ông Trần Quốc Vượng không đủ các điều kiện tối thiểu để nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư như: Chưa từng đảm trách các chức vụ lãnh đạo cấp cơ sở, như Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Hơn nữa ông Trần Quốc Vượng chỉ mới đảm trách chức trách Ủy viên Bộ Chính trị có một nhiệm kỳ và uy tín cũng như thành tích trong đảng của ông Vượng chưa có gì nổi bật. Đó là chưa kể đến việc tới năm 2021, ông này cũng trên 65 tuổi được coi là quá tuổi quy định. Song sự vắng mặt của ông Trọng cũng có thể là cơ hội cho ông Vượng đảm trách chức vụ Chủ tịch Nước.

Về Trưởng ban tổ chức Phạm Minh Chính, một nhân vật được đánh giá sẽ là một trong ba ứng cử viên cho chiếc ghế Tổng Bí thư, sau ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng. Thế mạnh duy nhất của phạm Minh Chính là được lòng Trung Quốc, với thành tích là Dự Luật Đặc Khu và đề nghị cho Trung Quốc thuê đất tới 120 năm, nghĩa là lâu hơn cả thời hạn Trung quốc cho Anh Quốc thuê Hong Kong. Có nhiều ý kiến cho rằng, do được lòng Trung Quốc nên ông Phạm Minh Chính đã được Trung Quốc chọn cho ngồi ghế Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương để tạo điều kiện cất nhắc những phần tử thân Tầu chui sâu và leo cao trong bộ máy lãnh đạo ở Việt Nam.

Còn nhớ, vào tháng 3/2019 vụ việc PVN đầu tư và gây thất thoát tại dự án Junin 2 khi đầu tư để khai thác dầu mỏ ở Venezuela cũng như vụ Chùa Ba Vàng của Sư thầy Thích Trúc Thái Minh ở Quảng Ninh v.v... Thực ra vụ Junin2 đó là trò quấy đảo nhằm "đánh" để lôi lại tội của Chủ tịch Quốc Hội khi đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để chăn đường tái cử. Cũng như vụ Chùa Ba vàng là nhắm tố tội giữ cổ phần lớn nhất trong Chùa Ba Vàng của Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương Phạm Minh Chính, cũng như âm mưu xây Chùa Ba Vàng Quảng Nam của vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tất cả những đòn đánh dưới thắt lưng này mà tác giả không ai khác là phó thủ tướng Trương Hòa Bình, dưới sự chỉ đạo của Trương Tấn Sang.

Cho đến lúc này có thể khẳng định rằng, tương lại chính trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi vào hồi kết. Dù không chết thì ông Trọng cũng phải từ bỏ chính trường. Tới đây, sẽ có một cuộc xáo trộn lớn trong bộ máy lãnh đạo cao cấp Việt Nam và cuộc chiến quyền lực sẽ diễn ra khốc liệt khi không còn bàn tay dẫn dắt của Bắc Kinh là điều không tránh khỏi.

Điều đó cho thấy rằng, cho đến thời điểm nàychắc chắn phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt (dự kiến) cho Đại Hội 13 của đảng CSVN sẽ có những xáo trộn đáng kể. Đây sẽ là một khó khăn đối với các phần tử thân Trung Quốc, những đàn em thân tín của Tổng Bí thư Trọng. Đặc biệt là Phạm Minh Chính.

Điều đó càng cho thấy, quyền lực của Tổng Trọng là không có thực chất và hoàn toàn nằm trong tay Trung quốc chi phối. Một khi Bắc Kinh buông tay là Nguyễn Phú Trọng sẽ phải ra đi theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Cứ thử nghĩ xem, nếu cuối tháng 12/2015 trước thềm Đại hội 12 giữa lúc đang căng thẳng về vấn đề nhân sự Tổng Bí thư trong việc lựa chọn Trọng hay Dũng? Nếu Chủ tịch Quốc Hội khi đó là Nguyễn Sinh Hùng không có chuyến đi bất thường để cầu cứu Trung Nam Hải. Và ngay sau đó Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã lập tức ra Nghi quyết cho phép Quân đội Trung Quốc được quyền đưa binh lính ra nước ngoài để bảo vệ thành quả của Chủ nghĩa Xã hội (mà hực chất là Việt Nam). Hành động này đã được các nhà phân tích cho rằng, đó là một cú "cứu bồ" ngoạn mục của Trung quốc và đã đảo ngược tình thế chính trường Việt Nam.

Tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng xảy ra giữa lúc quan hệ Việt - Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, bên cạnh đó quan hệ Việt - Mỹ ngày càng nồng ấm hơn trong đó phải kể đến sự đóng góp rất lớn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Nếu ông Trọng có mệnh hệ nào thì chắc chắn nội bộ đảng CSVN sẽ có những bất ổn lớn. Bất ổn càng lớn bao nhiêu thì vai trò của Quân đội càng có tầm quan trọng. Vì tại thời điểm đó thì chỉ có vai trò của Quân đội mới có khả năng điều tiết và dung hòa giữ các thế lực chính trị trong đảng. Chính vì thế mọi con mắt của giới quan sát đang đổ dồn vào Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, một người được đánh giá là đã, đang khẳng định vị thế vai trò của Quân đội trên chính trường Việt Nam. Là một người có thể cầm cương và điều hòa mối quan hệ giữa các phe nhóm trong đảng trong thời điểm hiện nay. Có lẽ đây sẽ là nhân vật số 2, sau ông Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải là Trần Quốc Vượng hay Phạm Minh Chính.


© Kami
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad