Tương lai Việt Nam vẫn toàn là câu hỏi, theo phát biểu của TBT Trọng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Tương lai Việt Nam vẫn toàn là câu hỏi, theo phát biểu của TBT Trọng


Xã hội Việt Nam nay có đông thanh thiếu niên với suy nghĩ khác xa thế hệ 'cách mạng' và ngưỡng mộ những nhân vật không thuộc hệ thống chính trị                 

Phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN hôm 16/05 ở Hà Nội, nêu ra một loạt câu hỏi về đất nước từ nay đến 2045.

TBT Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi:

-Chiến lược là thế nào?

Chúng ta định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc, năm 2030 là mốc rất quan trọng (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước).

-Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào?

-Đến năm 2045 nước ta sẽ hình dung như thế nào?

-Thời kỳ quá độ là thế nào?

-Đổi mới Chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào?

-Đổi mới Chính trị có phải là Đổi mới chế độ chính trị không?

Rồi ông bình luận: "Lâu nay cứ nói ào ào. Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó.

Cứ nói đổi mới kinh tế đồng thời đổi mới chính trị. Vừa rồi nói ta đổi mới kinh tế không chịu đổi mới chính trị.


Hệ thống chính trị ta là gì? Đổi mới Quốc hội như nào? Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể thế nào?

TBT Trọng
Bên ngoài người ta hiểu theo nghĩa là: chắc đổi mới thể chế chính trị đây, như vậy có được không?"

Sau đó là về tình hình thế giới...

Với nhiều diễn biến xảy ra dồn dập trong một tháng ông Trọng vắng mặt vì lý do sức khoẻ, ông đã tự cập nhật các chủ đề quốc tế bằng nhiều câu hỏi.

-Từ nay đến năm 1945, tình hình thế giới sẽ thế nào?

Rồi ông điểm ra, "Mỹ thế này, Trung Quốc thế này, EU thế này, Anh - Brexit như thế, khủng hoảng mãi, ra không ra được, vào không vào được, Triều Tiên thế này, Nhật thế nào, Hàn Quốc rồi là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc với Mỹ bây giờ đang tình hình thế nào?"

-Khu vực Đông Nam Á, dự báo tình hình sắp tới sẽ thế nào, trên cơ sở đó xác định mục tiêu từ đây đến đó phải được đến cái gì?

Về một số đô thị lớn đang muốn vươn lên thành 'thông minh', TBT hỏi:

-Tôi nói ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh, mươi năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào?

-Có hình dung được hết không? Hà Nội sẽ là thế nào?

-Cứ nói thành phố thông minh, thành phố xanh, đấy là cách nói về một khía cạnh đi vào cuộc cách mạng công nghiệp mới này thôi, còn nước ta đến 2030 sẽ là nước gì?

-Nước công nghiệp phát triển hay là một nước phát triển, hay là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nội hàm của nó là cái gì?

TBT Trọng, người có chức danh giáo sư ngành xây dựng Đảng theo mô hình Liên Xô đã cho rằng một số khái niệm mà hệ thống tuyên giáo Việt Nam nói liên tục những năm qua đã không còn phù hợp:

"Năm 2001 chúng ta đã xác định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa? Phải thay đổi rồi, không dùng cái từ ấy nữa rồi."

TP HCM 'thông minh là thông minh thế nào'? - Ảnh chụp một công ty IT ở TPHCM chỉ có tính minh họa

Rồi ông lại tự hỏi:

-Sắp tới nó sẽ là cái gì?

Và ông nhận xét, "Khó lắm các đồng chí ạ, cả lý luận và thực tiễn, phải hiểu biết rất sâu sắc thực tế, cả trong nước và quốc tế."

Ông cũng nêu vấn đề bất bình đẳng trong đối xử kinh tế tư nhân:

"Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân..."

Khi tôi nói hăng lên, có gì sai thì các đồng chí điều chỉnh cho…

TBT Nguyễn Phú Trọng

Sự trở lại tương đối mạnh khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa tròn 75 tuổi, đã khiến những người ủng hộ ông vui mừng.

Họ hy vọng ông tiếp tục công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là 'đốt lò'.

Những có những ý kiến khác tin rằng tình hình Việt Nam đã thay đổi quá xa, những lý luận cũ kỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhãn quan cầm quyền của họ, dù có ý định tốt của TBT Trọng chỉ đạo, cũng khó tạo được đột phá gì.

Có vẻ như sự khác biệt quan điểm về rất nhiều vấn đề nay được thể hiện khá công khai.

TBT Trọng nêu ví dụ rằng chỉ riêng về tên của văn kiện cho Hội nghị 10 lần này, "khi đưa ra Trung ương thảo luận còn đưa ra dự kiến 112 tên gọi khác nhau".

Ông tiết lộ, "riêng cái đó đã cãi nhau rồi".

Và ông đặt ra thách thức cho các cấp: "Phải sắp xếp trước sau như thế nào? Khó lắm không dễ".

Cuối cùng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, GS Nguyễn Phú Trọng chúc cho Hội nghị "thành công...không được 10 phần mà được 5 phần cũng là tốt".


BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad