Thiếu minh bạch về thông tin ông Nguyễn Phú Trọng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Thiếu minh bạch về thông tin ông Nguyễn Phú Trọng


Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 4 năm 2019.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Vào ngày 18/6/2019 báo chí trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc cử tri Quận Hoàn Kiếm vào ngày 19/6/2019. Tuy nhiên sau khi tin vừa loan chẳng bao lâu thì bị gỡ xuống. Đến ngày hôm sau truyền thông Nhà nước loan tin ông Trọng “bận công tác” nên không thể tham dự cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội như đã thông báo.

Thiếu tính chuyên nghiệp

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí trong nước đưa tin về việc ông Trọng trở lại làm việc, kể từ sau ngày 14/4/2019 lúc ông Trọng được cho là bị đột quỵ trong chuyến công tác tại Kiên Giang.

Hồi tháng 5/2019, truyền thông trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra trước Quốc Hội đọc tờ trình tham gia Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế -ILO vào ngày 29 tháng 5; tuy nhiên đến thời điểm đó, ông Trọng không xuất hiện mà người đọc tờ trình là bà phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Chuyện báo chí chính thống đưa những bản tin rồi lại rút xuống hoặc những bản tin phải đưa lại như vậy khiến dư luận xã hội thắc mắc và có những suy đoán khác nhau.

"Tôi nghĩ rằng chuyện mà người ta bảo rằng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp mặt cử tri Hà Nội thì chắc ông nào muốn chọc cho Trọng một cú vì ai cũng thừa biết là chuyện đó không xảy ra, nhưng người ta cứ đưa tin để chọc ngoáy nhau thì tôi nghĩ rằng trong lúc đang chuẩn bị cho đại hội đảng sắp tới thì phe này tố phe kia đánh phe nọ là chuyện bình thường."

Nhà báo Tôn Phi giải thích quy trình loan một bản tin liên quan đến một nhân vật quan trọng như ông Nguyễn Phú Trọng:

“Thường thường một người như ông Trọng chuẩn bị đi làm việc ở đâu đó thì kế hoạch làm việc sẽ được báo trước cho nơi tổ chức hội họp hay nơi tiếp xúc cử tri. Những nơi này sẽ nhận được một giấy báo ngày, giờ sẽ có đoàn của trung ương xuống, có bác Tổng xuống làm việc. Họ chỉ biết tới đó và họ sẽ loan tin, rồi tin này sẽ được đưa lên truyền thông.”

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng truyền thông, báo chí nhà nước đã phạm những sai lầm không thể tha thứ, nhất là trong thời điểm hiện nay khi đưa tin về ông Nguyễn Phú Trọng như thế. Ông giải thích:

Thứ nhất là vừa rồi ông Võ Văn thưởng vừa có bài viết rất dài rằng mạng xã hội không đáng tin cậy chỉ có báo chí nhà nước mới đáng tin cậy. Trong khi đó thì tin tức họ đưa lên, rút xuống rồi cải chính. Điều đó vô hình chung họ cho người dân thấy rằng mạng xã hội đáng tin cậy hơn.

Sai lầm thứ hai là họ nói ông Trọng “bận công tác”. Điều này không thuyết phục người dân vì ông Trọng là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, bất cứ công tác gì đều có lịch trình và có sự sắp đặt sẵn hết nên điều này lại vô hình chung xác nhận ông Trọng có vấn đề về sức khỏe.

Sai lầm thứ ba là họ hiểu lầm truyền thông là kỹ thuật. Thực chất truyền thông là nghệ thuật, và làm nghệ thuật thì phải có năng khiếu.

Sai lầm thứ tư là giới truyền thông, báo chí ở Việt Nam tự bộc lộ ra rằng họ hoàn toàn mù thông tin về sức khỏe của ông Trọng.”

Ông Nguyễn Ngọc Già cho rằng cần phải xử lý hai lãnh đạo trong ngành truyền thông, báo chí trong nước, đó là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trong bối cảnh ông Thưởng vừa viết một bài rất dài bôi xấu mạng xã hội là các thế lực âm binh hắc ám; Ông Hùng thì vừa mới trao quyết định Tổng Biên tập Vietnamnet cho ông Phạm Anh Tuấn và ‘dặn dò’ báo cũng cần đi đầu một cách thông minh, truyền tải thông điệp đất nước một cách hiện đại.

Có đấu đá nội bộ?

Theo ghi nhận của RFA qua các trang mạng xã hội thì nhiều người dân cho rằng việc báo chí nhà nước đưa tin rồi lấy xuống là chuyện thường xảy ra, nhất là những bài báo ‘nhạy cảm’ về kinh tế, xã hội, chính trị vì báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng nên phải đưa tin phục vụ cho đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội nêu suy nghĩ của mình:

Tôi nghĩ rằng chuyện mà người ta bảo rằng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp mặt cử tri Hà Nội thì chắc ông nào muốn chọc cho Trọng một cú vì ai cũng thừa biết là chuyện đó không xảy ra, nhưng người ta cứ đưa tin để chọc ngoáy nhau thì tôi nghĩ rằng trong lúc đang chuẩn bị cho đại hội đảng sắp tới thì phe này tố phe kia đánh phe nọ là chuyện bình thường.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già tin rằng việc đưa tin mà theo ông là ‘vặt vẹo’ và thiếu hẳn tính chuyên nghiệp như vậy vừa có sự cố tình vừa có sự vô tình:

“Cố tình là phe đang chống đối ông Trọng đang bày ra một hình ảnh chệch choạc, yếu kém, phi chuyên nghiệp như vậy trong vấn đề chính trị. Vô tình (nếu có thể nói như vậy) là họ hoàn toàn mù thông tin và tình trạng sức khỏe của ông Trọng bị bưng bít toàn bộ.”

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước được Quốc hội chính thức thông qua hôm 15/11/2018, quy định thông tin cá nhân và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo đảng, Nhà nước thuộc bí mật nhà nước.

Việc ‘đột quỵ’ và tình hình sức khỏe của ông Trọng từng khiến dư luận quan ngại công cuộc chống tham nhũng do ông phát động lâu nay sẽ bị tác động bất lợi. Nhiều suy đoán cũng cho rằng tình trạng bệnh tật của ông Nguyễn Phú Trọng khiến các phe phái khác trong đảng nổi dậy.
Nhà báo Tôn Phi có nhận định liên quan:

“Nhà nước CHXHCNVN họ cũng đã thấy kinh nghiệm của những nhà nước theo chủ nghĩa Mars nên họ tản quyền lực ra, không tập trung vào một người. Nếu người này ốm thì có người khác thay. Họ đã tính hết cả rồi cho nên chuyện ốm đau, sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không ảnh hưởng đến việc tranh giành đấu đá, tranh quyền tranh chức bằng việc khủng hoảng niểm tin, khủng hoảng chân lý trong hệ thống từ trên xuống dưới của mấy triệu đảng viên.”

Hệ thống chính trị của Việt Nam thiếu minh bạch, ngay cả đến sức khỏe của lãnh đạo. Đây là một điểm yếu mà những người cổ xúy cho dân chủ nhân quyền luôn đề nghị phải thay đổi.


Diễm Thi
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad