Việt Nam sẽ có cơ hội cho một nhà nước pháp quyền và dân chủ sau 2020? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Việt Nam sẽ có cơ hội cho một nhà nước pháp quyền và dân chủ sau 2020?


ruyền thông trong nước loan tin ông Nguyễn Phú Trọng được hồi phục sức khỏe và chủ trị một cuộc họp ngày 21/06/19.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Việt Nam vừa chính thức từ chối khuyến nghị của Cộng hòa Czech kêu gọi Hà Nội “tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ, đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử và tham gia các vấn đề công”.

Vấn đề được đặt ra là khi nào Việt Nam sẽ chấp nhận thay đổi chính trị theo hướng dân chủ hóa trước kêu gọi của quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu rộng với thế giới như hiện nay.

Hai lần từ chối khuyến nghị

Báo cáo của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Hoạt động Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, vào ngày 26 tháng 6, công bố Việt Nam chính thức từ chối khuyến nghị của Cộng hòa Czech đưa ra là “tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ, đảm bảo cho công dân toàn quyền bầu cử, ứng cử và tham gia các vấn đề công”, tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR), diễn ra hồi tháng 1 năm 2019.

Trước đó, tại phiên điều trần vào tháng 2 năm 2014, đại diện của Cộng hòa Czech cũng từng nêu lên khuyến nghị tương tự với Việt Nam “Tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ”; đồng thời còn đề cập đến “tăng cường quyền tham chính một cách bình đẳng cho công dân, bao gồm cả việc từng bước tiến tới một nền dân chủ đa đảng”.

Thế nhưng, Việt Nam đã không chấp nhận khuyến nghị này.

Thông tin vừa nêu đặc biệt được dư luận quan tâm. Riêng qua trang Facebook Việt ngữ của Đài Á Châu Tự Do, chúng tôi ghi nhận trong hơn 350 bình luận thì hầu hết khẳng định ngày nào Đảng Cộng sản Việt Nam còn là đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia thì ngày đó Việt Nam vẫn không thể có đa nguyên, đa đảng.

Không chỉ vậy, một số trong giới quan sát tình hình Việt Nam mà Đài RFA tiếp xúc, cũng cho rằng Việt Nam dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận các khuyến nghị về cải tổ chính trị theo hướng dân chủ hóa như đa nguyên, đa đảng là lẽ đương nhiên, mặc dù chịu áp lực không ít từ các yêu cầu của những chính phủ và các tổ chức thế giới khi Việt Nam tham gia ký kết hiệp định và hiệp ước quốc tế.

Từ Hà Nội, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương lý giải với RFA rằng vì sao Việt Nam hai lần từ chối khuyến nghị về “tạo điều kiện cho đa nguyên chính trị và dân chủ” của Cộng hòa Czech:

“Điều này thì phải trở về bản chất của những người Cộng sản Việt Nam, họ theo một chủ thuyết mà họ nói là Cộng sản và Chủ nghĩa Karl Marx nhưng thực chất là họ thực hiện cái chúng tôi gọi là ‘siêu phong kiến’, tức là còn hơn cả độc tài, vua chúa ngày xưa nữa. Vì thế họ không chấp nhận đa nguyên và ai trong Đảng nói đến đa nguyên như ông Trần Độ, ông Trần Xuân Bách, ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Hoàng Minh Chính…thì họ đều tiêu diệt hết. Ngay trong Tuyên ngôn Cộng sản của Karl Marx cũng khuyên những người Cộng sản ở các đất nước phải biết phấn đấu, đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc, dân chủ trong mỗi quốc gia. Nhưng từ khi tuyên bố điều ấy cho đến nay thì không có bất cứ một đảng Cộng sản nào trên thế gian này thực hiện lời khuyên đó, mà chúng tôi gọi là ‘thánh kinh’ của họ. Do đó, họ bác bỏ ‘thánh kinh’ của mình rồi thì làm sao họ đa nguyên được? Bây giờ, chỉ có khi nào lâm vào bước đường cùng như ở Nga thì Đảng Cộng sản Việt Nam giải thể chế độ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ thuyết Marx-Lenin, sửa mình và chuyển hóa thành một trong những lực lượng của dân tộc và cho lập lại theo thể chế đa nguyên và đối lập thì quốc gia mới có được đa nguyên.”

Đang lâm vào bước đường cùng?

Theo nhận xét của ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người sáng lập Tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên thì Việt Nam đang trong tình cảnh “bước đường cùng” khi nội bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bị chia rẻ và không có sự đồng thuận trước các quyết định quan trọng cho vận mệnh của Việt Nam.

Điều này thì phải trở về bản chất của những người Cộng sản Việt Nam, họ theo một chủ thuyết mà họ nói là Cộng sản và Chủ nghĩa Karl Marx nhưng thực chất là họ thực hiện cái chúng tôi gọi là ‘siêu phong kiến’, tức là còn hơn cả độc tài, vua chúa ngày xưa nữa. Vì thế họ không chấp nhận đa nguyên và ai trong Đảng nói đến đa nguyên thì họ đều tiêu diệt hết...Bây giờ, chỉ có khi nào lâm vào bước đường cùng như ở Nga thì Đảng Cộng sản Việt Nam giải thể chế độ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ thuyết Marx-Lenin, sửa mình và chuyển hóa thành một trong những lực lượng của dân tộc và cho lập lại theo thể chế đa nguyên và đối lập thì quốc gia mới có được đa nguyên

-Ông Nguyễn Khắc Mai
Ông Nguyễn Gia Kiểng nhắc lại bối cảnh lịch sử của khối Đông Âu và Liên Xô hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, khi quyền lực lãnh đạo của đảng Cộng sản và nhà nước tập trung vào một nhân vật như ông Mikhail Gorbachev và kết cục sau đó là Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị cáo chung và giải thể trong việc độc quyền lãnh đạo quốc gia. Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đang bước vào lối mòn của “vết xe đổ” đã từng xảy ra tại cái nôi sản sinh chủ thuyết Cộng sản. Từ Paris, Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng nhấn mạnh:

“Tôi phải nói rằng vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nguy ngập hơn cả Liên Xô cũ và các nước Đông Âu hay Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi vì họ vừa tập trung quyền lực vào trong tay một người là ông Nguyễn Phú Trọng nhưng lại xảy ra một biến cố mà có lẽ không ai có thể dự đoán trước là ông Nguyễn Phú Trọng bị thương tổn nặng về sức khỏe, không còn đảm nhiệm được vai trò mà ông được bầu ra để đảm nhiệm là lấy quyết định chung cho Đảng khi cần để thay thế cho một ban lãnh đạo chia rẻ cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam bị lung lay hơn chúng ta tưởng. Và viễn ảnh về dân chủ sẽ mạnh hơn người ta tưởng.”

Có thay đổi sau Đại hội Đảng XIII?

Chính trường Việt Nam được cho là có những thay đổi sau khi có thông tin Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bị bạo bệnh hồi trung tuần tháng 4 vừa qua. Giới quan sát lẫn dân chúng tại Việt Nam theo dõi tin tức về Hội nghị Trung ương 10, diễn ra vào hạ tuần tháng 5, bàn thảo vấn đề như cơ cấu cán bộ cấp chiến lược để chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII. Dư luận trông ngóng những thông tin liên quan nhân vật nào sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng và tình hình chính trị ở Việt Nam sẽ thế nào sau thời kỳ ông Trọng nắm quyền lãnh đạo tối cao.

Thế nhưng, ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại vào sáng ngày 14 tháng 5, chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt tại Hà Nội và khai mạc Hội nghị Trung ương 10 vào ngày 16 tháng 5. Hình ảnh mới nhất của ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 21 tháng 6, cho thấy sức khỏe của ông Trọng được hồi phục khi ông tham gia chủ trì một cuộc họp phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, người tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2016 và kêu gọi Việt Nam đa nguyên, dân chủ, vào tối ngày 28 tháng 6 cho RFA biết nhận xét của ông qua câu hỏi của RFA liệu rằng có sự biến chuyển nào liên quan tới “đa nguyên, dân chủ” sau Đại hội Đảng XIII hay không:

“Tôi theo dõi sự chuẩn bị Đại hội Đảng XIII thì những gì thể hiện ra bên ngoài cũng chưa thấy có những chuyển biến gì. Còn nhận thức của người dân về dân chủ, nhân quyền thì quả là có tiến bộ hơn ngày xưa nhưng số ấy vẫn còn chiếm một tỷ lệ ít trong dân. Ví dụ, trước đây chỉ có 1-2% và bây giờ tăng lên 10-20%. Nhưng số đông chiếm 70-80% thì người ta vẫn chưa có chuyển biến gì. Một lực lượng rất đông người dân buôn bán, làm việc ở nông thôn và trong nhà máy…thì hầu như chưa có được chuyển biến gì lớn. Thành ra có thể nói chuyển biến về dân chủ thì có nhiều, nhưng chưa đạt yêu cầu để tạo thành phong trào.”

Mặc dù vậy, từ góc độ bên ngoài nhìn vào tình hình của Việt Nam, ông Nguyễn Gia Kiểng lưu ý đến sự kiện Việt Nam vừa ký kết Hiệp định Tự do Thương mại với Châu Âu (EVFTA) vào ngày 30 tháng 6 và thông qua hiệp định này, Việt Nam bị ràng buộc và phải đối diện với những thách thức về thay đổi thể chế theo hướng dân chủ hóa mà Liên minh Châu Âu (EU) yêu cầu. Ông Nguyễn Gia Kiểng lập luận:

“Chúng ta đừng quên Liên hiệp Châu Âu là thế lực quốc tế đầu tiên trong lịch sử thế giới ra đời không phải bằng áp lực, không dùng chiến tranh mà thuần túy dựa vào đồng thuận trên các giá trị về dân chủ và nhân quyền. Hiện nay tôi cho rằng Việt Nam đang hân hoan về việc ký kết những bước đầu của Hiệp định Tự do Thương mại Châu Âu-Việt Nam. Nhưng, tôi nghĩ điều đó chỉ tạo ra một áp lực mới, một áp lực mềm nhưng rất nặng. Do đó, cần có một cái nhìn thấu đáo về những yếu tố thật sự ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam thì sẽ lạc quan đang chuyển biến theo chiều hướng tốt.”

Hàng trăm người dân Việt Nam biểu tình hồi trung tuần tháng 6 năm 2018 phản đối hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng. AFP
Đồng quan điểm về sự lạc quan cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đưa ra nhận định rằng sẽ có sự thay đổi trong Đảng Cộng sản Việt Nam tùy thuộc vào sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng:

“Có thể nói rằng đây là một năm có thể thay đổi ở Việt Nam về vấn đề dân chủ và thậm chí đặt ra những tiền đề về cải cách thể chế. Và kịch bản đến năm 2020 và năm 2021sẽ tùy thuộc phần lớn vào sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu trường hợp ông Trọng hồi phục được sức khỏe thì ông sẽ tiếp tục ‘ngồi’ đến cuối năm 2020 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN XIII. Lúc đó tôi cho là độ mở của dân chủ và vấn đề cải cách thể chế tương đối hạn hẹp, không lớn lắm so với một não trạng bảo thủ như của ông Trong. Nhưng trong trường hợp ông Trong không đủ duy trì sức khỏe để ‘ngồi’ tiếp và phải chuyển giao quyền lực cho những nhân vật khác thì tôi tin rằng các nhân vật còn lại trong Bộ Chính trị hiện nay đều mang khuynh hướng rất thực dụng và cũng dễ tránh xa những cạm bẫy của Trung Quốc.

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020.”


Sẵn sàng để dân chủ hóa?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khẳng định đất nước Việt Nam được thay đổi theo hướng dân chủ hóa cần phải có yếu tố quan trọng là sự sẵn sàng của phía người dân, chứ không hẳn là tùy thuộc vào quyết định hay chuyển biến của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Khắc Mai nói rằng một khi tinh thần và nội lực của dân chúng tại Việt Nam đủ mạnh thì đất nước Việt Nam đa nguyên, dân chủ sẽ có cơ hội:

Tôi cho là đa số tập thể Bộ Chính trị hiện nay vì quyền lợi và sinh mạng chính trị của họ và kể cả những tài sản thuộc thân nhân của họ chủ yếu nằm ở phương Tây thì họ sẽ dễ thỏa hiệp hơn với phương Tây về vấn đề cải cách thể chế và cải thiện dân chủ nhân quyền. Và do đó sẽ là cơ hội mở để cho dân chủ nhân quyền và vấn đề tam quyền phân lập, cũng như nhà nước pháp quyền mới của việt Nam chứ không phải nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được hình thành, ra đời trong khoảng sau năm 2020

-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
“Một trong những đặc tính của thời đại mới là tốc độ cho nên có những sự phát triển sẽ nhanh, đột xuất và bất ngờ. Và vì bất ngờ nên phải chuẩn bị tâm thế và năng lực khi điều ấy xuất hiện là phải tổ chức được đa nguyên, văn hóa, rất văn minh và rất dân tộc, rất nhân văn. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam rất sợ cái gọi là ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ nhưng tôi tin rằng cái ‘tự chuyển biến, tự chuyển hóa’ cũng nằm ngay trong lòng và trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và đến lúc nào đó phong trào của nhân dân được mạnh thì buộc họ phải theo.”

Luật sư Lê Công Định, từ Sài Gòn lên tiếng rằng người dân Việt Nam hiện chưa có một tâm thế đủ để đón nhận nền dân chủ:

“Cái tâm thế của người dân Việt Nam là họ đang trông đợi dân chủ, nhưng phải nói thật là họ đang hiểu về dân chủ theo nghĩa không đúng lắm ở chỗ là ai muốn nói gì nói, ai muốn làm gì thì làm và không đi theo một thể thức nào một cách có quy cũ hết. Chúng ta phải hiểu dân chủ phải được thực thi thông qua một thể chế, một định chế và phải có những quy tắc cho nền dân chủ cho nên nếu Việt Nam có một cơ hội dân chủ hóa vào ngày mai thì ngay lập tức phải nghĩ đến việc thiết lập một thể chế để thực thi các quyền dân chủ cũng như thực thi một hệ thống dân chủ như thế nào thông qua một thể chế. Vì vậy, vai trò của luật pháp và hiến pháp rất quan trọng trong chuyện dân chủ trong tương lai.”

Luật sư Lê Công Định, một cựu tù nhân lương tâm đấu tranh cho dân chủ Việt Nam nhấn mạnh rằng dân chủ là một quá trình, một sự học hỏi và là một sự phát triển do đó điều mà người dân Việt Nam cần có là không chấp nhận sự độc tài lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đồng thời họ phải được chính quyền chấp nhận cho thực thi các quyền tự do để người dân xây dựng thể chế và dần dần cải tổ theo chiều hướng dân chủ.

Luật sư Lê Công Định còn nhấn mạnh về vai trò quan trọng của Hiệp định EVFTA là mở ra một cơ hội mà Châu Âu sẽ đưa Việt Nam vào những quy tắc và quy luật phát triển tự nhiên của nền kinh tế thị trường, thì tự khắc một thể chế độc tài sẽ bộc lộ những nhược điểm và sẽ va chạm với quy luật phát triển bình thường và dẫn đến tự đổ vỡ. Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng sự “tự đổ vỡ” này tương tự như thời kỳ Mỹ bắt tay với Liên Xô và các nước Đông Âu qua các thỏa thuận thương mại theo quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Còn trước mắt, ích lợi của EVFTA mang lại cho người dân Việt Nam qua nhận định của Luật sư Lê Công Định là:

“Theo EVFTA, nếu Việt Nam vi phạm những vấn đề nhân quyền thì Châu Âu sẽ có cơ sở để trừng phạt Việt Nam và do đó Việt Nam sẽ khó có thể có những hành động trấn áp nhân quyền như trước khi Việt Nam ký EVFTA. Hiệp định này rất quan trọng, có thể giúp cho Việt Nam theo một quy luật của nền văn minh hiện đại mà cả thế giới đang phát triển theo hướng đó.”

Người đồng sáng lập Tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, ông Nguyễn Gia Kiểng còn xác quyết với niềm tin Đảng Cộng sản Việt Nam trong nay mai sẽ buộc phải “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo đa nguyên, dân chủ trong bối cảnh thế giới trong thế kỷ 21 đang phát triển theo giá trị của nền tảng trào lưu dân chủ và nhân quyền.


Hòa Ái
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad