“Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” chưa được phổ biến rộng tại Việt Nam - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

“Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” chưa được phổ biến rộng tại Việt Nam


Giáo xứ Song Ngọc vào ngày 22/08/19 dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân đã và đang bị bách hại vì niềm tin tôn giáo, đặc biệt ở Việt Nam


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Ngày Lễ tưởng niệm đầu tiên

Ngày 22/08/2019 là một ngày rất quan trọng và đầy ý nghĩa đối với các cộng đồng và tổ chức tôn giáo trên toàn cầu, khi được Liên Hiệp Quốc (LHQ) lựa chọn trở thành ngày lễ quốc tế hàng năm để tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin.

Đài RFA ghi nhận, hưởng ứng thư ngỏ của Ủy ban Công lý & Hòa Bình về Lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo và niềm tin đầu tiên trên thế giới, vào đùng ngày 22/08/19, các giáo xứ khắp đất nước Việt Nam tiến hành tổ chức tưởng niệm và cầu nguyện. Một số nơi như Giáo xứ Thái Hà, ở Hà Nội hay Giáo xứ Song Ngọc, ở Nghệ An từng gặp nhiều trở ngại với chính quyền địa phương nhưng cũng đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo hay niềm tin được suôn sẻ. Theo ghi nhận của Linh mục An-Tôn Lê Ngọc Thanh thì những nhà thờ ở vùng hẻo lánh như Nhà thờ Phú Trung, nơi ông dâng hai lễ cầu nguyện cho nạn nhân bị áp bức tôn giáo và niềm tin cũng không gặp sự trở ngại nào do chính quyền địa phương gây ra.

Tuy nhiên không phải tổ chức hay cộng đồng tôn giáo nào cũng được thuận lợi giống như cộng đồng Công giáo trong ngày 22/08/19.

Một số anh em trong các hương đạo cũng muốn tưởng niệm những người, chẳng hạn trước đây bị bỏ tù và một số đang ở tù…Nhưng mà hình như công an biết trước và sáng nay công an cũng vô nhà tôi hai lần. Mây hôm rồi đi cúng liên gia thì công an cũng canh nên không tổ chức được

-Chánh trị sự Hứa Phi
Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Giáo phái Cao Đài Chơn Truyền Tòa Thánh Tây Ninh, ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng cho biết kế hoạch tổ chức lễ tưởng niệm đã không thể thực hiện. Ông Hứa Phi kể lại với RFA:

“Một số anh em trong các hương đạo cũng muốn tưởng niệm những người, chẳng hạn trước đây bị bỏ tù và một số đang ở tù…Nhưng mà hình như công an biết trước và sáng nay công an cũng vô nhà tôi hai lần. Mây hôm rồi đi cúng liên gia thì công an cũng canh nên không tổ chức được.”

Trong khi đó, Hòa Thượng Thích Không Tánh, thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chia sẻ ông nhìn nhận các tăng đoàn hầu như tưởng niệm “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” đầu tiên trên tinh thần là chính vì quá cập rập để chuẩn bị tổ chức. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết thêm hiện đang dồn sức để hoàn thành một bạch thư gửi đến Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thế giới để trình bày một cách đầy đủ về tình trạng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị áp bức, bách hại:

“Bây giờ chúng tôi đã thảo bạch thư và cũng nói lên một số các vấn đề bách hại đối với Phật giáo. Bởi vì có nhiều vấn đề quá, có người nhớ việc này, có người nhớ việc khác cho nên bạch thư chưa được hoàn chỉnh.”

Một giáo dân tham gia đoàn khiếu kiện bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân thảm họa Formosa bị công an đánh chảy máu mũi ngày 14/02/17. Courtesy: Netizen photo

Không tổ chức vì không đủ thông tin

Còn đại diện của các tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo không dưới sự quản lý của Nhà nước, ông Lê Quang Hiển, Chánh Thư ký Ban Trị sự Trung ương của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy lên tiếng rằng các tổ chức Phật Giáo Hào Hảo độc lập ở Việt Nam đã bị lỡ dịp tổ chức lễ “Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” lần đầu tiên vì không rõ nắm rõ thông tin. Ông Lê Quang Hiển nhấn mạnh rằng nếu như ngày lễ này được Chính quyền Việt Nam bỏ phiếu đồng thuận tại LHQ thì bản thân ông cũng như nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có sự hy vọng rằng ngày lễ quan trọng kỷ niệm ngày mất của Đức Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo sẽ không bị cấm cản trong thời gian tới. Ông Lê Quang Hiển giải thích:

“Nhà cầm quyền Cộng sản thông qua Ban Trị sự Trung ương cho tổ chức hai ngày lễ, bao gồm Lễ Khai đạo và Lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo chủ. Còn ngày lễ quan trọng nhất là ngày 25 tháng 2 Âm lịch, tức là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị Vệt Minh-Cộng sản ám hại thì không cho tổ chức.”

Chúng tôi có quá nhiều đau thương. Các tôi tớ Chúa phục vụ như tôi nước mắt đắng cay từ những năm sau 1975. Có những ông đồng sự của tôi bị đánh chết…Cho nên nghe về ngày tưởng niệm ngày là chúng tôi luôn hưởng ứng

-Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Từ Sài Gòn, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, thuộc Giáo hội Tin lành Mennonite độc lập bày tỏ ông đã không có thông tin nào liên quan ngày lễ tưởng niệm quốc tế đầu tiên này. Mục sư Nguyễn Hồng Quang nói rằng ông bị mất tài khỏan Facebook cá nhân hơn 10 ngày qua nên không thể cập nhật thông tin được. Mục sư Nguyễn Hồng Quang tin rằng các giáo hội Tin Lành độc lập tại Việt Nam sẽ hưởng ứng và tổ chức những lễ tưởng niệm nạn nhân bị bạ hành vì tôn giáo và niềm tin kể từ năm 2020 trở đi, bởi vì chính họ là những nạn nhân đang phải từng ngày gánh chịu sự bức hại mà Mục sư Nguyễn Hồng Quang mô tả là “bị cô lập, truy cùng, diệt tận”.

“Chúng tôi có quá nhiều đau thương. Các tôi tớ Chúa phục vụ như tôi nước mắt đắng cay từ những năm sau 1975. Có những ông đồng sự của tôi bị đánh chết…Cho nên nghe về ngày tưởng niệm ngày là chúng tôi luôn hưởng ứng.”

Dù kịp thời tổ chức lễ tưởng niệm đầu tiên hay thậm chí không biết gì về “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin” vừa được LHQ ban hành, thế nhưng tất cả đại diện của các tổ chức tôn giáo mà Đài Á Châu Tự Do vừa sơ lược trên đây cùng bày tỏ sự biết ơn đối với LHQ đã chọn lựa ngày 22/08/19 làm một dấu mốc đi vào lịch sử kỷ niệm những người bị bách hại vì niềm tin và tôn giáo trên toàn cầu, đồng thời khẳng định là bước khởi đầu để cho tất cả các tôn giáo độc lập tại Việt Nam có cơ sở để đấu tranh cho tự do tôn giáo, trong bối cảnh hồi tháng 4 năm 2019 Ủy Hội Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế Giới (USCIRF) đề nghị Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, là danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad