VĨNH BIỆT CON YÊU Kỷ niệm con Phạm Ngọc Bảo (7.3.1992 - 14h... 22.7.2019) Bố nhỏ lệ, nhìn con đi biệt tích Dòng đau buồn cắt tự máu tim cha Con ơi con ! Khi con vĩnh biệt bố, mẹ ra đi Thế là hết đời người cha già đau khổ. Già chưa chết mà đầu xanh đã bỏ Ở thiên đàng, con hãy đợi cha lên ! Bố con mình sẽ ôm ấp nhau tới nghìn năm Cha không bao giờ rời con ra nữa. Thôi con ạ ! Kiếp người là bể khổ Con đi rồi, trút gánh nặng vào cha Đứa con yêu, cha thương nhất cõi sơn hà Vài dòng thơ. Cha cầu nguyện vong hồn con siêu thoát. Cha vẫn nói: Con là linh hồn của người cha bất diệt ! Nay linh hồn bỏ đi rồi, cha sẽ sống sao đây? Trăm lậy con yêu ! Bố quì xuống trước vong linh con muốn nói rất nhiều Nhưng nghẹn đắng, không thể cất lời khôn được nữa. Viết mấy dòng thơ. Bố, mẹ tiễn con về nơi yên nghỉ 27 năm trời con sống với mẹ cha, bỗng chốc hóa tiêu tan Cha có ở lại chốn trần gian, cũng chỉ là nắm thân tàn Hãy đợi cha, nhanh thôi con yêu ! Sẽ đến ngày cha con ta đoàn tụ. Thơ bố viết, lệ tuôn dòng máu đổ Cái cõi trần khốn kiếp này, tiếc làm chi ! Thôi thì con đi trước. Bố trả nốt tí nợ đời, rồi cũng ra đi Bố sẽ bế ẵm con như thuở còn rất nhỏ. 27 năm sống trên cõi đời. Bố nhìn vận con xấu số Lòng người cha trăm nhát dao đâm Khi con sống, không phút giây nào... Cha mẹ ngừng chăm sóc, thương con Nay con mất, chỉ còn biết sụp lậy trước vong linh... oán than số kiếp... Mấy dòng thơ vĩnh biệt con ! Bố viết ra từ máu và nước mắt Một lần cuối trong đời, run rẩy nhìn khuôn mặt đứa con yêu Hãy đợi bố nghe con ! Rồi bố sẽ đến bên con một sớm, một chiều.. © Phạm Ngọc Thái |
Post Top Ad
Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019
Từ khóa tìm kiếm:
# Phạm Ngọc Thái
# Văn Học-Nghệ Thuật
Share This
About
Người Đưa Tin
Văn Học-Nghệ Thuật
Labels:
Phạm Ngọc Thái,
Văn Học-Nghệ Thuật
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Post Bottom Ad
Author Details
Người Đưa Tin - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Người Đưa Tin mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét