Trong ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Tám, một trong những từ khoá lọt vào tốp 20 cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google từ Việt Nam là “Ngọc Trinh Bali”. Điều này chẳng có gì lạ và chuyện báo An ninh Thủ đô đăng bộ ảnh “Bỏng mắt trước bộ ảnh khoe thân hoang dại của Ngọc Trinh ở Bali” cũng chẳng phải là điều lạ. Nhưng nó nên là điều lạ. Vì sao ư?
Vì đây là báo của ngành công an và báo này không phải chỗ phù hợp để đăng tin lá cải. Không rõ Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Tổng biên tập báo có trực tiếp duyệt bộ ảnh này không. Nếu có chắc ông cũng mê Ngọc Trinh như nhiều thanh niên Việt Nam? Nếu không, có lẽ quân cán của ông mê Ngọc Trinh và đoán là ông cũng không phản đối. Nhưng mà Ngọc Trinh ăn mặc thiếu vải thì liên quan gì tới an ninh thủ đô ngàn năm văn hiến?
Cũng không hiểu bộ ảnh có liên quan gì tới chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây không. Hồi đầu hè trang của Hội nhà báo Việt Nam có bài về chuyện thủ tướng “đặt hàng để báo chí phát triển”. Có thể lãnh đạo An ninh Thủ đô đoán ý thủ tướng thích “câu view” để dân tình xúm vào xem và tiện thể quảng cáo món chính sách của thủ tướng? Nếu thế thì thật là hết sức thức thời.
Hay An ninh Thủ đô hiểu lời nhắn nhủ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng các nhà báo phải “nhạy bén chính trị”. Đăng nhiều ảnh Ngọc Trinh để thanh niên và sinh viên “bỏng mắt” và không thấy sự “hoang dại” của chủ nghĩa tư bản đang phát triển trên mảnh đất tự nhận là xã hội chủ nghĩa.
Truy cập trang web của An ninh Thủ đô, người ta thấy quảng cáo của cả những công ty nhà nước như Tổng công ty khí Việt Nam. Như vậy đây là báo có lẽ vừa lấy tiền thuế của dân để làm báo và lại lấy thêm doanh thu quảng cáo từ những công ty khác cũng sống nhờ vào tiền thuế của người dân. Người dân một cổ mà nhiều tròng thuế là đây.
Có lẽ điểm tích cực duy nhất trong việc đăng ảnh Ngọc Trinh là An ninh Thủ đô có thể tăng số lượt truy cập và qua đó kiếm được doanh thu quảng cáo từ cả các công ty tư nhân. Nhưng nếu vậy cần gì phải có tờ An ninh Thủ đô của nhà nước? Để các doanh nghiệp tư nhân tự lập ra tờ gì đại loại như ‘An ninh buổi tối’ và đăng ảnh Ngọc Trinh kiếm tiền của các doanh nghiệp tư nhân khác là được rồi.
Chuyện báo của ngành công an, ngành chuyên về điều tra và đảm bảo an ninh, sống nhờ cả nguồn thu từ quảng cáo cũng gây xung đột lợi ích. Liệu khi một trung tá trong vai tổng biên tập được viện ra để mời gọi quảng cáo, các doanh nghiệp có cảm thấy bị sức ép phải mua quảng cáo hay không? Chuyện khác là báo của ngành liệu sẽ điều tra thế nào về chính ngành chi tiền cho họ làm báo nếu cần phải có các cuộc điều tra như thế?
Tại một số nước trên thế giới, ngân sách cho cảnh sát địa phương do hội đồng địa phương quyết định và họ có trách nhiệm giải trình với người dân đóng thuế địa phương. Sẽ không có người dân nào chấp nhận trả tiền thuế để nuôi một tờ báo mà có khi họ chẳng bao giờ đọc. Người dân cần cảnh sát đảm bảo an ninh hơn là cần các nhà báo đánh bóng tên tuổi cho ngành và đăng những tin lá cải mà họ có thể đọc ở bất cứ đâu trên mạng.
Báo An ninh Thủ đô năm nay đã 42 tuổi. Trong bối cảnh ngân sách ngày càng eo hẹp, ngành an ninh vừa trải qua một loạt các vụ lùm xùm mà báo nằm trong ngành lại không cố gắng để phanh phui, câu hỏi hoàn toàn chính đáng là người dân có sẵn sàng trả tiền để nuôi các nhà báo mặc cảnh phục hay không? Câu trả lời có nhiều khả năng là không nhưng điều chắc chắn hơn là người dân sẽ chẳng bao giờ được hỏi. Dân thì chỉ biết “bỏng mắt” vì Ngọc Trinh thôi chứ còn lại thì biết gì mà bàn.
Vì đây là báo của ngành công an và báo này không phải chỗ phù hợp để đăng tin lá cải. Không rõ Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Tổng biên tập báo có trực tiếp duyệt bộ ảnh này không. Nếu có chắc ông cũng mê Ngọc Trinh như nhiều thanh niên Việt Nam? Nếu không, có lẽ quân cán của ông mê Ngọc Trinh và đoán là ông cũng không phản đối. Nhưng mà Ngọc Trinh ăn mặc thiếu vải thì liên quan gì tới an ninh thủ đô ngàn năm văn hiến?
Cũng không hiểu bộ ảnh có liên quan gì tới chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây không. Hồi đầu hè trang của Hội nhà báo Việt Nam có bài về chuyện thủ tướng “đặt hàng để báo chí phát triển”. Có thể lãnh đạo An ninh Thủ đô đoán ý thủ tướng thích “câu view” để dân tình xúm vào xem và tiện thể quảng cáo món chính sách của thủ tướng? Nếu thế thì thật là hết sức thức thời.
Hay An ninh Thủ đô hiểu lời nhắn nhủ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng các nhà báo phải “nhạy bén chính trị”. Đăng nhiều ảnh Ngọc Trinh để thanh niên và sinh viên “bỏng mắt” và không thấy sự “hoang dại” của chủ nghĩa tư bản đang phát triển trên mảnh đất tự nhận là xã hội chủ nghĩa.
Truy cập trang web của An ninh Thủ đô, người ta thấy quảng cáo của cả những công ty nhà nước như Tổng công ty khí Việt Nam. Như vậy đây là báo có lẽ vừa lấy tiền thuế của dân để làm báo và lại lấy thêm doanh thu quảng cáo từ những công ty khác cũng sống nhờ vào tiền thuế của người dân. Người dân một cổ mà nhiều tròng thuế là đây.
Có lẽ điểm tích cực duy nhất trong việc đăng ảnh Ngọc Trinh là An ninh Thủ đô có thể tăng số lượt truy cập và qua đó kiếm được doanh thu quảng cáo từ cả các công ty tư nhân. Nhưng nếu vậy cần gì phải có tờ An ninh Thủ đô của nhà nước? Để các doanh nghiệp tư nhân tự lập ra tờ gì đại loại như ‘An ninh buổi tối’ và đăng ảnh Ngọc Trinh kiếm tiền của các doanh nghiệp tư nhân khác là được rồi.
Chuyện báo của ngành công an, ngành chuyên về điều tra và đảm bảo an ninh, sống nhờ cả nguồn thu từ quảng cáo cũng gây xung đột lợi ích. Liệu khi một trung tá trong vai tổng biên tập được viện ra để mời gọi quảng cáo, các doanh nghiệp có cảm thấy bị sức ép phải mua quảng cáo hay không? Chuyện khác là báo của ngành liệu sẽ điều tra thế nào về chính ngành chi tiền cho họ làm báo nếu cần phải có các cuộc điều tra như thế?
Tại một số nước trên thế giới, ngân sách cho cảnh sát địa phương do hội đồng địa phương quyết định và họ có trách nhiệm giải trình với người dân đóng thuế địa phương. Sẽ không có người dân nào chấp nhận trả tiền thuế để nuôi một tờ báo mà có khi họ chẳng bao giờ đọc. Người dân cần cảnh sát đảm bảo an ninh hơn là cần các nhà báo đánh bóng tên tuổi cho ngành và đăng những tin lá cải mà họ có thể đọc ở bất cứ đâu trên mạng.
Báo An ninh Thủ đô năm nay đã 42 tuổi. Trong bối cảnh ngân sách ngày càng eo hẹp, ngành an ninh vừa trải qua một loạt các vụ lùm xùm mà báo nằm trong ngành lại không cố gắng để phanh phui, câu hỏi hoàn toàn chính đáng là người dân có sẵn sàng trả tiền để nuôi các nhà báo mặc cảnh phục hay không? Câu trả lời có nhiều khả năng là không nhưng điều chắc chắn hơn là người dân sẽ chẳng bao giờ được hỏi. Dân thì chỉ biết “bỏng mắt” vì Ngọc Trinh thôi chứ còn lại thì biết gì mà bàn.
Nguyễn Hùng
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét