Ổn định chính trị VN sẽ phụ thuộc vào sức khỏe ông Trọng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Ổn định chính trị VN sẽ phụ thuộc vào sức khỏe ông Trọng


Nhà nhận định chính trị David Hutt trên The Diplomat ngày 27/9 cho rằng, tình trạng sức khỏe của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể có ý nghĩa lớn đối với chính trị Việt Nam.

Trong ảnh hồ sơ ngày 3/7/2015 này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đưa tay chào trong một cuộc họp với báo chí phương Tây tại Hà Nội, Việt Nam. (Ảnh AP / Trần Văn Minh, File)

Tháng 11/2018, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ Tịch nước sau cái chết của người đương nhiệm, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Và đó là một dấu hiệu cho thấy chính trị Việt Nam có thể thay đổi nhanh chóng và bất ngờ.

Chỉ vài tháng sau, vào tháng 4/2019, ông Trọng (75 tuổi) được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nghi ngờ bị đột quỵ. Một số tin tức cho rằng, ông Trọng bị liệt nhẹ ở một cánh tay. ĐCSVN kín tiếng về vấn đề này, và chỉ nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng sức khỏe có kém đi, hơn là một căn bệnh nan y. Có vẻ câu chuyện này nhắc lại biến cố của ông Trần Đại Quang, người đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo vào tháng 6/2017, nhưng đã được Nhà nước Việt Nam giấu kín, bao gồm cả các chuyến khám bệnh y tế tại Nhật Bản, cho đến khi ông qua đời vào tháng 9/2018.

Ông Trọng trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google tại Việt Nam vào ngày 14/4. Truyền thông xã hội Việt Nam truyền nhau tin đồn: ông bị đối thủ cũ, có thành trì tại Kiên Giang ‘chơi’, hoặc đó là một cuộc ‘đảo chính’ liên quan đến ông Trần Quốc Vượng.

Kể từ khi hiện diện trở lại vào tháng 5, thông tin chính thống Việt Nam đã đưa ra nhiều thông tin về cuộc họp của Bộ Chính trị, cũng như Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vào tháng đó. Đầu tháng 8, ông Trọng đã có cuộc gặp với Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith, nhưng đó được cho là một cuộc họp rất ngắn. Và khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam kéo dài 3 ngày, thì cuộc gặp giữa ông Trọng và ông Mahathir Mohamad chỉ kéo dài 25 phút.

Ông Nguyễn Phú Trọng chưa có chuyến công du nước ngoài nào kể từ tháng 5.

Như định mệnh, trong thời kỳ sức khỏe ông Trọng đi xuống, một ấn phẩm chính trị được xuất bản. Vào tháng 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, cơ quan in ấn của Đảng Cộng sản, đã phát hành hai cuốn sách: ‘Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng’, bộ sưu tập các bài phát biểu và phỏng vấn của ông Trọng, và ‘Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với tình cảm của nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế’.

Sau đó, vào tháng 8, xuất hiện một cuốn sách của Phạm Thành – một blogger độc lập, ‘Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo’, chỉ trích ông Trọng.

Đảng Cộng sản hiếm khi tôn các bài phát biểu hoặc bài giảng của các quan chức cao cấp. Tổ chức chính trị này cũng không cố gắng quảng bá hình ảnh thông qua các phương tiện như vậy. Và hiếm khi các lời chỉ trích, chống lại các chính trị gia cao cấp phổ biến hoặc, thực sự được cho phép.

Tuy nhiên, các cuộc tranh luận sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng mong manh và không chắc chắn. Nếu tin đồn được xác thực, thì ông Trọng có thể vắng mặt trong kỳ Đại hội sắp tới, vào năm 2021. Và khi ông Trọng thực hiện đảm nhận chức vụ Chủ Tịch nước, một số tuyên bố cho rằng, ông đang hiện thực hóa quyền lực độc tài và trở thành một phiên bản Tập Cận Bình tại Việt Nam.

Vào thời điểm đó, tôi lập luận rằng sự thay đổi đó diễn ra nhanh chóng. Nói một cách đơn giản, không có mong muốn thay đổi lãnh đạo của Đảng quá lâu trước Đại hội năm 2021. Thật vậy, nếu ai đó đã được nắm chức vụ Chủ Tịch nước năm ngoái, có lẽ họ sẽ phải ở lại làm việc sau năm 2021. Và điều này sẽ phá vỡ trật tự bình thường của đấu tranh chính trị trong Đảng diễn ra trong ít nhất 18 trước. Và với tư cách là chủ tịch nhà nước, ông Trọng có thể chủ động hơn trong ngoại giao quốc tế.

Nhưng tất cả những điều này phụ thuộc vào việc ông đóng vai trò tích cực đến đâu trong nền chính trị, vốn không nên bị ảnh hưởng bởi sức khỏe kém hay ít hoạt động. Thứ nhất, bởi vì Đảng Cộng sản hiện đang chuẩn bị cho Đại hội tiếp theo, sẽ có một sự cạnh tranh chính trị nhằm tiếp quản chính trị trong nước trong 15 tháng tới. Nhưng nếu ông Trọng ít hoạt động hơn, điều đó có nghĩa là những người khác phải sẽ thay thế ông.

Ông Trần Quốc Vượng, với tư cách là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã xuất hiện thường xuyên hơn trước công chúng kể từ tháng 4. Và bây giờ, khi bốn cột trụ của chính trị Việt Nam đã bị giảm xuống còn ba cột trụ, thì sự vắng mặt của ông Trọng sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Ngân hiện đang thực hiện nhiều chuyến thăm cấp nhà nước hơn bình thường trong những tháng gần đây, bao gồm một chuyến đến Bắc Kinh vào tháng 7.

Nếu không có bất kỳ người thừa vị tự nhiên nào, bất kỳ điểm yếu nào của ông Trọng cũng có thể dẫn đến sự đấu đá khốc liệt hơn nữa giữa nhóm quan chức cao cấp trong Đảng. Thậm chí nhiều hơn với Hội nghị Trung ương 11 dự kiến vào cuối năm nay, thời điểm diễn ra cuộc tranh luận về nhân sự và các quyết định chính sách.

Nghiêm trọng hơn là đối ngoại. Căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông được cho là tồi tệ nhất kể từ năm 2014, và thái độ của Bắc Kinh ngày càng trở nên hung hăng và hiếu chiến. Cũng có những lo ngại về quan hệ của Việt – Mỹ, khi gần đây, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Hà Nội làm nhiều hơn để giảm thặng dư thương mại.

Nhiều người cho rằng cả Việt – Mỹ đều muốn ông Trọng đến thăm Washington vào tháng tới, trong một cuộc gặp song phương lớn giúp nâng cấp mối quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược. Một điều mà với chức vụ Chủ tịch nước, giúp Mỹ đỡ ‘bối rối’ hơn khi tiếp.

Tuy nhiên, sự kiện trên có thể bị vụt mất khi sức khỏe của ông Trọng kém đi. Và có tin đồn rằng, Việt – Mỹ không chắc chắn về việc Trọng có thể công du. Thay vào đó, Thủ tướng Phúc có thể bước vào Washington. Nhưng ông Trọng là người đứng đầu cả nhà nước và ĐCS, và chuyến thăm của ông Trọng chứ không phải bởi ông Phúc sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng hơn đến Bắc Kinh rằng quan hệ Mỹ-Việt là nghiêm túc. Và, không đi công du Mỹ lần này cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng cho người dân Việt Nam biết, sức khỏe ông Trọng đang gặp vấn đề.

Quyết định vào tháng 10/2018, để ông Trọng làm Chủ Tịch nước có lẽ là một điểm dừng được thiết kế để cung ứng sự ổn định trong Đảng. Nhưng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra với ông Trọng bây giờ, nó sẽ kích hoạt một cuộc đấu tranh quyền lực theo cách mà ĐCSVN sẽ không nhìn thấy sau nhiều thập kỷ.


Tác giả: David Hutt | The Diplomat
Dịch giả: An Viên
VNTB
Nguồn: David Hutt, Is Vietnam’s Trong Still Going Strong? - The Diplomat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad