21 lô đất ven biển Đà Nẵng đứng tên người Trung Quốc: Các bộ, ngành đùn đẩy trách nhiệm - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

21 lô đất ven biển Đà Nẵng đứng tên người Trung Quốc: Các bộ, ngành đùn đẩy trách nhiệm


Cổng vào sân bay Nước Mặn


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Theo thống kê của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ xây dựng đưa ra trong buổi họp báo thường ký Quý 3 diễn ra vào chiều ngày 30/9, thì tính đến nay, có khoảng gần 3.000 tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt định cư tại nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Riêng việc liên quan đến vụ 21 lô đất ven biển Đà Nẵng đứng tên người nước ngoài, trước thông tin người Trung Quốc ‘núp bóng’ để đầu tư nhà đất tại Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Ninh – Cục Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản khẳng định ‘Bộ không quản lý về đầu tư nước ngoài, dù là đầu tư của người Trung Quốc hay nước nào khác’ và ‘người Trung Quốc núp bóng đầu tư đề nghị hỏi Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Các bộ đá sự vụ qua cho nhau như vậy thể hiện họ né tránh trách nhiệm. Họ biết rõ ràng việc cho Trung Quốc thuê thứ nhất là rất nhạy cảm, thứ hai là điều công chúng rất quan tâm, lo lắng. Nên họ sợ họ là tác nhân gây nên chuyện đó nên họ né tránh.

- LS. Đặng Đình Mạnh
Phát biểu của người đại diện Bộ Xây dựng ngay lập tức được báo chí trong nước và các diễn đàn cho rằng đang ‘đá’ trách nhiệm cho bên khác.

Nhận xét về việc này, Luật sư Đặng Đình Mạnh tại Sài Gòn bày tỏ:

“Chắc chắn các bộ đá sự vụ qua cho nhau như vậy thể hiện họ né tránh trách nhiệm. Họ biết rõ ràng việc cho Trung Quốc thuê thứ nhất là rất nhạy cảm, thứ hai là điều công chúng rất quan tâm, lo lắng. Nên họ sợ họ là tác nhân gây nên chuyện đó nên họ né tránh. Thật ra việc người nước ngoài đứng tên mua nhà, mua đất thì tùy trường hợp. Nếu là doanh nghiệp thì mới liên quan đến Bộ Kế hoạch đầu tư hoặc Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh. Còn nếu không thì chỉ liên quan thuần túy đến Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý về nhà đất thôi.”

Còn theo nhà báo Minh Hải ở Quảng Nam, việc các bộ ngành đá trách nhiệm cho nhau khi sự việc vỡ lở không phải là lần đầu tiên và nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này là do luật pháp Việt Nam còn những lỗ hổng để nhiều người lợi dụng lách luật.

Theo kinh nghiệm cá nhân và từ những người quen, nhà báo Ngô Nhật Đăng tại Hà Nội lại chia

Ảnh minh họa. AFP
"Có những kinh nghiệm nhiều năm trước khi mà tôi đã đầu tư ở Việt Nam và tìm hiểu một số bạn bè nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, có thể thấy trong những luật đầu tư của Việt Nam không có bộ nào chịu trách nhiệm rõ ràng về việc đấy. Ví dụ Bộ Kế hoạch – Đầu tư có thể kêu gọi nước ngoài; nhưng Bộ Xây dựng thành những người ở Việt Nam từ chuyên môn gọi là xây dựng định mức; và Sở Tài nguyên – Môi trường lại làm nhiệm vụ tách ra như cấp giấy chứng nhận đầu tư; Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư nhưng giao đất đai cho Sở Tài nguyên – Môi trường. Tức là họ tách ra thành từng công đoạn nhỏ và không người nào đứng ra chịu trách nhiệm khi mọi việc xảy ra.”

Vẫn theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, chính vì những cơ chế lỏng lẻo, chồng chéo như thế nên tạo ra những lỗ hổng để những nhà đầu tư chui lợi dụng rửa tiền. Và, vì không minh bạch như vậy đã mang lại rất nhiều thứ, trong đó có vấn đề an ninh quốc gia là việc rất quan trọng. Nhà báo Đăng còn cho rằng dù những sự việc như vậy bị phanh phui nhưng công luận vẫn không thể nào tìm ra được ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp…

Trách nhiệm thuộc về ai?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây cũng đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng xử lý theo đúng pháp luật đối với vụ việc người TQ đứng tên 21 lô đất ven biển Đà Nẵng.

Thế nhưng xử lý như thế nào và cơ quan nào vào cuộc để tìm ra chân tướng sự việc ắt còn lâu vì chỉ trong cuộc họp báo, quá nhiều khó khăn, vướng mắc được nêu ra. Cụ thể, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, nói rằng Luật Nhà ở, Nghị định 99, thông tư 19 quy định rất rõ khu vực nào được mua, đối tượng nào được mua, điều kiện được mua; tuy nhiên vẫn còn vướng mắc đó là liên quan đến khu vực an ninh quốc phòng, có địa phương chưa được công bố rõ ràng nên không biết. Ông Cục trưởng cho rằng, lý ra các địa phương phải làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để nắm rõ khu vực đất không ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng để người nước ngoài được phép mua nhà...

Đối với xác nhận người đó có đầu tư tại Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên một số không đủ điều kiện nhưng được sở hữu đầu tư thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ Xây dựng vì Bộ Xây dựng chức năng là quản lý nhà nước về vấn đề nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- LS. Nguyễn Văn Hậu
Dưới góc nhìn của người am hiểu pháp luật, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho rằng vấn đề mua nhà ở cho người nước ngoài đã được nêu rõ trong Nghị định 99 mà Chính phủ ban hành năm 2015. Có chăng do Bộ Xây dựng đang trốn tránh trách nhiệm:

“Theo quan điểm của tôi về việc này thì trách nhiệm thuộc về Bộ Xây dựng. Đối với xác nhận người đó có đầu tư tại Việt Nam là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nên một số không đủ điều kiện nhưng được sở hữu đầu tư thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ Xây dựng vì Bộ Xây dựng chức năng là quản lý nhà nước về vấn đề nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Như vậy người nước ngoài được sở hữu những loại nhà sau đây: nhà ở thương mại bao gồm những căn chung cư, nhà riêng lẻ hoặc cá nhân nước ngoài sở hữu dưới hình thức mua, thuê, nhận tặng, cho và nhận thừa kế. Nhưng nếu người nước ngoài không đủ (tiêu chuẩn) luật nhà ở Việt Nam quy định thì trách nhiệm này là của Bộ Xây dựng.”

Còn theo Nhà báo Minh Hải, nếu để quy trách nhiệm, thì phải xét ở mức cao hơn:

“Nếu không có sự nhũng nhiễu thì làm gì có chuyện đấy. Nếu nói ra chuyện này thì phải nhìn về chiến lược của thành phố chứ đừng bao giờ đổ lỗi cho một ngành quản lý không. Cả một thành phố ra hoạch định, chủ trương an ninh quốc phòng thế nào và trong chiến lược quốc phòng anh thấy tầm nhìn đó có nên cho phát triển quỹ đất hay không?”

Nhiều ý kiến bày tỏ trên các trang mạng xã hội khi chia sẻ sự việc này đã nhắc đến trường hợp hàng trăm người Trung Quốc sang Việt Nam phạm pháp và cách xử lý lúng túng của cơ quan có thẩm quyền.

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, những vụ việc này luôn luôn liên quan đến vấn đề lập pháp của Việt Nam, ông tiếp lời:

“Các nhà lập pháp Việt Nam thường không tiên liệu trước sự vận động của xã hội nảy sinh vấn đề gì để có luật pháp quy định trước mà thường là cứ phải chạy theo sự vụ. Tức là khi xảy ra một sự kiện, sự việc gì rầm rộ thì cơ quan lập pháp mới giật mình, nhận ra mình có thiếu sót và yêu cầu sự cầu cứu. Trước nay Việt Nam vẫn hay bị tình trạng này do khả năng lập pháp kém của Việt Nam.”


Do đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng từ vụ việc này cũng giúp cho các nhà bất động sản phải suy nghĩ, đặc biệt là trong việc sửa đổi các quy định pháp luật như luật nhà ở, luật đất đai sắp đến đây của Việt Nam.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad