|
Nơi đáng sống và làm việc tốt nhất
Khảo sát Expat Insider, do mạng lưới InterNations thực hiện xếp hạng Á quân cho Việt Nam, sau Quán quân là Đài Loan trong danh sách những nơi đáng sống và làm việc tốt nhất đối với người nước ngoài. Theo đó trong vòng 1 năm, Việt Nam vượt lên 12 bậc từ vị trí thứ 14 trong năm 2018.
Cuộc khảo sát được tiến hành với hơn 20 ngàn người nước ngoài ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ sinh sống tại 64 địa điểm trên thế giới. Tiêu chí đánh giá dựa vào mức độ hài lòng đối với chất lượng sống, sự thoải mái khi định cư, công việc, tài chính cá nhân, chi phí sinh hoạt và cuộc sống gia đình tại đất nước mà những người tham gia khảo sát lựa chọn.
Theo quan sát của tôi thì có thể kiếm được công ăn việc làm, kiếm được nhiều thứ tiền nhưng có giá trị bền vững hay không? Đó mới là quan trọng. Chứ không phải có công ăn việc làm, kiếm được thu nhập từ những cuộc buôn bán đất đai có nhiều tiền, rồi dùng tiền này mua này, mua kia. Cứ lòng vòng như vậy thì có bền vững hay không
-Chuyên gia Duy Lê
Đài RFA ghi nhận qua các trang fanpage của báo giới chính thống và qua mạng xã hội ở Việt Nam, không ít ý kiến cho rằng kết quả khảo sát vừa nêu không mang lại niềm vui hay hãnh diện cho đất nước và con người Việt Nam mà phần nào họ còn cảm thấy chua xót, bởi vì nếu là nơi đáng sống và làm việc tốt nhất thì chắc chắn sẽ không có những cảnh tượng đau lòng như nhiều nạn nhân là người Việt Nam trong vụ 39 người được phát hiện chết trong xe tải đông lạnh ở Essex, Anh quốc gây chấn động dư luận thế giới trong những ngày qua.-Chuyên gia Duy Lê
Nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng vì sao 39 nạn nhân đã phải rời quê để tìm công ăn việc làm nơi đất khách quê người tận Châu Âu mà không ở lại Việt Nam, là nơi làm việc và là nơi đáng sống nhất theo đánh giá của người nước ngoài? Mặc dù chưa biết thực hư ra sao qua vụ 39 nạn nhân chết trong xe tải đông lạnh ở Essex nhưng đó là một trong những thắc mắc mà dư luận xã hội đặt ra trong suốt tuần qua.
Tuy nhiên, khi được hỏi về khảo sát Expat Insider, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu-Ban Dân vận Trung ương cho rằng những người tham gia khảo sát Expat Insider nêu ra một số tiêu chí theo chủ quan của họ, giống như tuyên bố của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam. Ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh:
“Đấy là cách nhìn theo phương pháp luận của Nguyễn Phú Trọng. ‘Chưa bao giờ đất nước đẹp như hôm nay’ thì thật là quá bá láp. Nó chỉ xuất hiện trong tòa nhà của ông Trọng thôi, chứ còn hàng triệu người đang còn khốn khổ, khốn nạn, đặc biệt là nông dân mà trong đó số nông dân bị cướp đất thì họ bị cực khổ vô cùng. Rồi thì những người công nhân mà gọi ‘giai cấp lãnh đạo của Đảng’ thì lại bị khốn nạn nhất hiện nay. Lương thì không đủ sống mà Quốc hội còn đang bàn thảo chuyện nên quy định giờ làm việc thế nào…trong khi lại không tạo ra được cách quản lý để cho năng suất lao động của người lao động cao lên và từ đó họ có cuộc sống được tốt.”
Là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới
|
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, vào ngày 23 tháng 10 được Báo Thanh Niên Online dẫn lời, ông công nhận rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất thế giới, qua nhận định “Việt Nam giống như một cái xe máy, công suất to nhưng đang bị tắt ống bô và khi khui được cái ống bô thì xe chạy bon bon.”
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cùng một số các chuyên gia tham dự hội thảo, do Báo Thanh Niên Online tổ chức liên quan kết quả khảo sát Expat Insider còn nhấn mạnh với sức đẩy của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh nền kinh tế, rồi nền kinh tế phẳng…tạo ra môi trường tốt để làm ăn, kiếm tiền không những đối với công ty nước ngoài mà cho cả doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Duy Lê, một chuyên gia độc lập về quản trị cho rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ, bởi do:
“Với tư cách là người quan sát thì nhìn thấy là người ta nói kiếm tiền từ đâu thì mình không biết. Nhưng liên quan tới nhiều lãnh vực hiện nay thì người tiêu dùng (buyer) Việt Nam là quá dễ tính nên mới xảy ra chuyện này. Lấy ví dụ, tại sao có đồ ăn bẩn? Đơn giản là nhận thức, ý thức của người mua rất kém. Cái gì cũng mua, cũng ăn hết. Cứ rẻ là mua. Trong nhiều lãnh vực khác ở Việt Nam cũng thế, người tiêu dùng Việt Nam không có tư duy mua hàng.”
Nữ doanh nhân Thanh Nguyễn thì xác nhận với RFA về cơ hội kinh doanh ở Việt Nam là có và càng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt hơn:
“Thật sự mà nói thì làm kinh tế ở Việt Nam, nếu mình cảm thấy mình yêu vùng đất này thì mình vẫn nhìn thấy còn cơ hội kiếm tiền.”
Bà Thanh Nguyễn cũng lưu ý người Việt Nam ngày càng năng động hơn trong việc tự làm ăn kinh doanh qua hình thức khởi nghiệp, start-up bắt đầu có vẻ nở rộ qua sự mô tả rằng “đi đâu cũng gặp giám đốc”.
Mặc dù vậy, chuyên gia độc lập Duy Lê phân tích về việc kiếm tiền ở Việt Nam:
“Hiện nay thấy bắt đầu mọi người có tư tưởng ‘start-up’, vừa khởi nghiệp vừa ‘start-up’ và cũng thấy ở các thành phố lớn người ta đang cổ vũ cho chuyện này. Nhưng bao nhiêu người ‘start-up’ và bao nhiêu bị ‘chết yểu’ thì không biết vì không có số thống kê cụ thể nào được công bố. Tuy nhiên theo quan sát của mình thì có thể kiếm được công ăn việc làm, kiếm được nhiều thứ tiền nhưng có giá trị bền vững hay không? Đó mới là quan trọng. Chứ không phải có công ăn việc làm, kiếm được thu nhập từ những cuộc buôn bán đất đai có nhiều tiền, rồi dùng tiền này mua này, mua kia. Cứ lòng vòng như vậy thì có bền vững hay không?”
Ông Nguyễn Khắc Mai thì cho rằng Việt Nam là nơi kiếm tiền dễ nhất đối với những cán bộ và các nhóm lợi ích, chứ không phải tính theo tiêu chí tiền lương của người lao động:
Đồng lương của Việt Nam hiện nay không phải là lương, mà là ‘bất lương’. Cứ tưởng tượng lương của những cán bộ với mức lương từ 15 đến 20 thì làm gì có thể xây những biệt thự, lâu đài nguy nga? Và như thế tức là họ ăn cướp. Giống như trong gia đình có một cái chăn hẹp mà kéo về phía người mình thì người khác lạnh. Bây giờ kiểu như vậy. Bọn quan chức từ trong Trung ương Đảng cho đến Chính phủ, cho đến Quốc hội, cho đến Bí thư, cho đến giám đốc ở các tỉnh có thể nói rằng là ‘cả đám ăn cướp trắng trợn của dân, của nước’
-Ông Nguyễn Khắc Mai
“Đồng lương của Việt Nam hiện nay không phải là lương, mà là ‘bất lương’. Cứ tưởng tượng lương của những cán bộ với mức lương từ 15 đến 20 thì làm gì có thể xây những biệt thự, lâu đài nguy nga? Và như thế tức là họ ăn cướp. Giống như trong gia đình có một cái chăn hẹp mà kéo về phía người mình thì người khác lạnh. Bây giờ kiểu như vậy. Bọn quan chức từ trong Trung ương Đảng cho đến Chính phủ, cho đến Quốc hội, cho đến Bí thư, cho đến giám đốc ở các tỉnh có thể nói rằng là ‘cả đám ăn cướp trắng trợn của dân, của nước’.”-Ông Nguyễn Khắc Mai
Theo báo cáo của Knight Frank năm 2019, Việt Nam hiện có 142 cá nhân cực kỳ giàu có với giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu USD trong năm 2018. Số liệu này rất tương phản với báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng công bố hồi năm 2018 cho thấy Việt Nam có 9 triệu người sống trong tình trạng rất nghèo khổ, chỉ kiếm được ít hơn 2 đô la Mỹ (USD)/ngày.
Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI), có trụ sở ở Mỹ, trong năm 2019 công bố một nghiên cứu cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về nhận được dòng tiền bất hợp pháp từ hình thức rửa tiền dựa trên thương mại. GFI cho biết nghiên cứu này được thực hiện trong 10 năm từ năm 2006 đến 2015, dựa theo các dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và của Liên Hiệp Quốc.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét