Thương chiến Mỹ-Trung ai đúng, ai sai? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

Thương chiến Mỹ-Trung ai đúng, ai sai?


Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài gần 16 tháng, gây thiệt hại không ít tới nền kinh tế toàn cầu mà chưa thấy dấu hiệu kết thúc. Chiến thuật “đánh đánh, đàm đàm” được Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng triệt để khiến cho dư luận quốc tế lên ruột từng cơn, nhưng, cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhờ núp sau mỹ từ toàn-cầu-hoá.


Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập ngày 01/01/1995 thay thế Hiệp định chung về quan Thuế và Thương mại (GATT), nhưng, với vai trò thương mại toàn cầu rộng lớn hơn. Đến năm 2016 đã có 164 thành viên.

Nước nào muốn gia nhập WTO phải phê chuẩn hầu hết 16 thoả thuận quan trọng của Tổ chức, đặc biệt với các Thoả thuận chung về Quan Thuế và Thương mại 1994 (GATT 1994); Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS); về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS), về Chống bán Phá giá (ADP), về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT), Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (DSU).

Vì thế, mỗi quốc gia cần tối thiểu 5 năm để nghiên cứu, thực hiện đầy đủ các cam kết mới được thâu nhận vào WTO. Nga phải mất 19 năm. Nhờ hai vị Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush ban đặc ân mà Trung Cộng chỉ mất 15 năm, Trung Cộng đã là thành viên của WTO.

Bất cứ quốc gia nào xin gia nhập WTO cũng phải cam kết ba điều quan trọng:

(a) Áp dụng nền kinh tế thị trường tự do bảo đảm lĩnh vực tư nhân quyết định thị trường, công ty nhà nước chỉ hoạt động trong các lĩnh vực tư nhân không thể kiếm lời hoặc thiếu khả năng;

(b) Thành lập Nghiệp đoàn Tư nhân để bảo vệ quyền lợi của người lao động;

(c) Dân-chủ-hoá chế độ để dễ dàng phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Mọi hoạt động kinh tế đều tuỳ thuộc vào thể chế chính trị. Trung Cộng có nền chính trị độc tài toàn trị nên dồn mọi ưu đãi vốn, phương tiện, nhân tài, chính sách để biến các Tập đoàn Nhà nước thành những con quái vật sẵn sàng nuốt chững bất cứ công ty nào ở Hoa Lục cũng như ngoại quốc. Do đó, Hoa Kỳ, Tây Âu, Gia Nã Đại đã cương quyết ngăn cấm việc bán công ty kỹ thuật cao cho Trung Cộng. Các cán bộ cộng sản như Jack Ma, Nhậm Chính Phi lãnh đạo Tập đoàn Alibaba, Huawei chỉ thi hành chính sách kinh tế nhà nước mà mãi tới năm 2018 mới bị lộ.

Sau khi gia nhập WTO, nhiều thành viên chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế và khai thác tối đa khía cạnh ưu đãi kinh tế do các nước phát triển cung cấp. Bắc Kinh đã lợi dụng triệt để khe hở ưu đãi để thủ lợi dù đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có dự trữ ngoại hối trên 3,000 tỉ USD và cho Ngân khố Hoa Kỳ vay 1,200 tỉ USD. Tổng thống Donald Trump đã chính thức chỉ trích sự lạm dụng quá đáng của Trung Cộng.

Bắc Kinh và “đồng minh vì tiền” khắp thế giới cáo buộc quy định của WTO có lợi cho Mỹ. Thực tế, vào thập niên 1990, chưa “quốc gia đang-phát-triển” nào, kể cả Trung Cộng, am tường kiến thức thương mại quốc tế hoặc hợp tác kinh tế toàn cầu ra sao nên phải dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm thương mại của Hoa Kỳ và Châu Âu khi soạn thảo.

Sau khi WTO ra đời đã giúp nhiều nhược tiểu phát triển, kể cả Bốn Con Hổ Châu Á (Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Hong Kong), làm kinh nghiệm cho Trung Cộng phát triển.

Hầu hết các quốc gia giao thương với Hoa Kỳ đều được thặng dư mậu dịch do người Mỹ muốn nâng đỡ các dân tộc chậm tiến vượt qua ngưỡng cửa đói nghèo. Trái lại, đa số quốc gia làm ăn với Trung Cộng đều bị thâm hụt thương mại, thậm chí còn rơi vào bẫy nợ, vì Bắc Kinh chủ trương thống trị nền kinh tế thế giới, buộc các nước khác làm công cụ sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng hoá mang nhãn hiệu “Made in China” từ năm 2025.


Trung Cộng muốn hợp tác với Hoa Kỳ để cùng có lợi. Nhưng, giao thương hoặc hợp tác kinh tế phải dựa theo các quy định của WTO. Nếu không, bất-bình-đẳng thương mại sẽ dìm chết giấc mơ toàn-cầu-hoá.

Khi một thành viên vi phạm quy định của WTO mà không đưa ra các biện pháp sửa chữa theo quyết định của “Hội đồng Giải quyết Tranh chấp” thì Hội đồng có thể ủy quyền cho đương đơn áp dụng các “biện pháp trừng phạt thương mại”.

Tổng thống Trump dựa theo quy định này mà trừng phạt hoạt động bán phá giá của Trung Cộng và một số quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Quân pháp bất vị thân mới thể hiện sự công bằng trong mối quan hệ quốc tế.

Cập Cận Bình muốn cộng đồng quốc tế nghĩ rằng “Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Trung Cộng do bị thâm hụt mậu dịch khoảng 500 tỉ USD mỗi năm nên chỉ cần mua thêm nông sản, hàng hoá của Hoa Kỳ tất có thể bịt miệng Donald Trump. Do đó, ngoài lời lẽ chỉ trích chính thức, Bắc Kinh còn tung tiền mua dư luận lên án thái độ tị hiềm của Hoa Kỳ đối với sự phát triển của Trung Cộng.”

Chính sách của Tổng thống Donald Trump rất rõ ràng được công khai quảng bá: Chống Chủ nghĩa Cộng sản lẫn Chủ nghĩa Xã hội (vì Tập Cận Bình đang thực thi và công khai quảng bá hệ thống Xã hội Chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa). Dưới thời Tập Cận Bình đã chối bỏ tất cả ba cam kết khi gia nhập WTO.

Tổng thống Trump chống Tập Cận Bình trên các mặt trận: chính trị, kinh tế, kỹ thuật, quân sự nên đòi hỏi Trung Cộng phải thay đổi hệ thống chính trị để hoạt động kinh tế, quân sự và kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ nhân sinh chớ không dùng thống trị loài người.

Ngày càng có nhiều quốc gia, đặc biệt các cường quốc kinh tế, quân sự trên thế giới đồng ý và ủng hộ chính sách toàn cầu của Tổng thống Donald Trump khiến Bắc Kinh lo âu.

The Asia Times ngày 30/10/2019 mô tả Trung Cộng đang hứng chịu căn bệnh kinh tế u ám với các chỉ số tụt giốc khó lường.

The Bloomberg ngày 31/10/2019 bàn về thái độ của Trung Cộng “phía Hoa Kỳ phải huỷ bỏ mọi loại thuế quan để có Thoả thuận cuối cùng trong khi Bắc Kinh chùn bước cải tổ hệ thống kinh tế quốc doanh nên khó kết thúc trong nhiệm kỳ đầu của Trump”.

The South China Morning Post ngày 31 tập trung nhận xét của giới học giả ở Hoa Lục “Tập không vội vã ký thoả thuận với Trump mà để cho Phó thủ tướng Lưu Hạt và các đại diện của Mỹ ký trước như một thông điệp gửi tới những vị khách quốc tế khi đến Hoa Lục”.

Trong bài “China’s financial threat to the 2020 US election”, Ký giả Bill Gertz trích các nguồn tin của giới tình báo Mỹ cho biết “Bắc Kinh muốn sử dụng đòn bẫy kinh tế để đạt tới mục tiêu tối hậu: cưa ghế siêu cường kinh tế Hoa Kỳ”.

Nikki Floris, Phụ tá Giám đốc FBI về phản-gián cho biết Nga, Trung Cộng, Iran và một số kẻ thù khác đang cố làm thay đổi kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

Âm mưu của Trung Cộng càng khiến cho dư luận Hoa Kỳ và thế giới phải đoàn kết chặt chẽ hơn bởi lẽ chẳng ai muốn thấy “Hoạ Da Vàng” tái diễn lần thứ hai.


Đại Dương
BAOTGM
Tài liệu tham khảo:

US trade war wreaks havoc on China’s economy (Asia Times)

China Doubts Long-Term Trade Deal Possible With Trump (Bloomberg)

Trade war: China and US to hold phone talks on Friday after Apec setback (SCMP)

China’s IP Theft Remains a Thorny Issue in Trade Talks (NYT)

China’s financial threat to the 2020 US election (Asia Times)

Trump says US, China to announce new site to ink trade deal soon (Strait Times)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad