Mỹ bán khoảng 10 tỷ USD vũ khí và thiết bị an ninh mỗi năm cho các nước trên thế giới, nhưng Trung Quốc đang tìm cách chen chân vào thị trường này bằng chiến thuật giảm giá tối đa cũng như hối lộ quan chức nước sở tại.
“Chọn Mỹ làm đối tác an ninh vẫn là lựa chọn tốt nhất dành cho các nước trên thế giới” – ông Cooper phát biểu trước các đại sứ và tùy viên quân sự trong cuộc gặp tại trung tâm trên. Ông cảnh báo các vũ khí chất lượng thấp của Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ sát thương cho cả hai bên tham chiến.
Theo ông Cooper, Mỹ bán khoảng 10 tỷ USD vũ khí và thiết bị an ninh mỗi năm cho các nước trên thế giới, nhưng Trung Quốc đang tìm cách chen chân vào thị trường này bằng chiến thuật giảm giá tối đa cũng như hối lộ quan chức nước sở tại.
Ông Cooper nói: “Chúng tôi đã thấy nhiều quốc gia chớp lấy cơ hội mua vũ khí công nghệ cao với giá rẻ, sau đó chứng kiến khoản đầu tư lớn của họ sụp đổ. Điều quan trọng là họ cần hiểu rõ mối nguy hiểm khi mua các hệ thống từ Trung Quốc hoặc Nga”.
Ông nhắc tới hàng loạt vụ bê bối với khí tài quân sự được Bắc Kinh bán cho các nước châu Phi và Trung Đông. “Cameroon đặt mua 4 trực thăng Harbin Z-9 của Trung Quốc hồi năm 2015. Một chiếc bị rơi không lâu sau khi bàn giao”, ông Cooper nói.
Ông cũng dẫn trường hợp Kenya từng mua xe thiết giáp chở quân Norinco VN-4, nhưng đại diện bán hàng Trung Quốc từ chối ngồi vào xe trong đợt thử nghiệm loại phương tiện này. Dù vậy, chính phủ Kenya vẫn quyết tâm đặt hàng và nhận bàn giao những chiếc VN-4 đầu tiên vào năm 2016.
“Đáng buồn là hàng chục binh sĩ Kenya đã thiệt mạng trong các xe đó. Dù vậy, các binh sĩ vẫn tiếp tục phải tuần tra khu vực biên giới trên xe bán tải và thiết giáp do Trung Quốc sản xuất, bất chấp việc xe không chịu nổi công phá của bom tự chế va phải trên đường”, quan chức Mỹ nói.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng các hợp đồng bán vũ khí để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực, cũng như đẩy mạnh hoạt động thu thập tin tức tình báo. “Người mua hàng hãy cẩn thận”, quan chức Mỹ cảnh báo nhiều lần trong bài phát biểu.
Máy bay không người lái vũ trang (UCAV) CH-4 của Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu công kích của ông Cooper. “Nhiều quốc gia Trung Đông phát hiện chúng không thể hoạt động chỉ sau vài tháng và đang tìm cách thanh lý những hệ thống này”, quan chức Mỹ nói.
Một trong những vấn đề lớn nhất là UCAV Trung Quốc không tích hợp được vào mạng lưới vệ tinh quân sự của Mỹ, vốn được các quốc gia Trung Đông sử dụng phổ biến. Điều này khiến UCAV Trung Quốc chỉ có thể nhận tín hiệu trực tiếp từ trạm điều khiển mặt đất, tầm bay của chúng bị giới hạn chỉ còn 150-200 km so với mức 1.000 km nếu có kết nối vệ tinh.
“Lựa chọn Mỹ làm đối tác an ninh luôn là phương án tốt nhất thế giới”, ông Cooper khẳng định, cho rằng những nước mua vũ khí Mỹ sẽ được cử sĩ quan tới chương trình Huấn luyện và Đào tạo Quân sự Quốc tế, nơi họ được tiếp thu những kiến thức “hàng đầu thế giới” tương tự binh sĩ Mỹ. “Điều đó không diễn ra ở Trung Quốc”, ông Cooper nói thêm.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chưa bình luận về bài phát biểu của ông Cooper.
Minh Lam
ĐKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét