Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Trong phiên tòa sáng ngày 20/12, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị mức án tử hình đối với cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông về tội nhận hối lộ trong thương vụ MobiFone mua 95% AVG.
Đến chiều ngày 23/12, tin cho biết gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã nộp 21 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả sau một quá trình dài bất hợp tác. Tuy nhiên, số tiền này chỉ gần bằng 1/3 số tiền hối lộ ông Son nhận được từ cựu Chủ tịch Hội đồng Quản Trị AVG, ông Phạm Nhật Vũ.
Tuy nhiên đến ngày 27/12, một ngày trước khi Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án vụ MobiFone mua AVG, người nhà ông Son đã đem thêm 45 tỷ đồng đến giao nộp.
Như vậy, ông Nguyễn Bắc Son đã nộp lại tổng cộng 66 tỷ đồng, tương đương với số tiền 3 triệu USD mặc dù trong phiên tòa ông thừa nhận có cầm thêm 200.000 USD từ Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà.
Số tiền 66 tỷ đồng tiền mặt là một số tiền lớn, tuy nhiên báo chí nhà nước không cho biết số tiền này gia đình ông Son kiếm đâu ra chỉ trong vài ngày, dù con gái ông cựu Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phủ nhận có nhận tiền từ người cha chuyển cho trước đó.
Trước kia họ không chịu trả, nghĩ rằng có thể ôm trọn được số đó, nhưng vì tòa án dọa tử hình thì họ sợ mạng sống của mình nên phải ‘nôn’ ra thôi.
- Nguyễn Quang A
Nhận xét về hành vi nhận hối lộ và khắc phục hậu quả của Cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông, ông Nguyễn Văn Khánh, nguyên phóng viên ban Khoa giáo báo Tiền Phong cho rằng ông Son thể hiện sự tráo trở, không nhất quán qua các lời khai tại tòa:- Nguyễn Quang A
“Từ đầu ông nói đưa cho con gái, sau đó ông nói rằng không nhớ gì cả, rồi lại xin Tổng Bí thư tha lỗi cho ông.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự lập luận:
“Trước kia họ không chịu trả, nghĩ rằng có thể ôm trọn được số đó, nhưng vì tòa án dọa tử hình thì họ sợ mạng sống của mình nên phải ‘nôn’ ra thôi.”
Tiền mặt đâu lắm thế?!
Ngay sau khi gia đình ông Nguyễn Bắc Son chỉ trong vòng 4 ngày có thể kiếm đủ 66 tỷ đồng tiền mặt nộp lại để khắc phục hậu quả cho ông, dư luận xã hội đồng loạt bày tỏ thắc mắc người nhà ông Son bằng cách nào có thể huy động số tiền mặt lớn như vậy chỉ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Phải chăng việc cất giữ nhiều tiền mặt tại nhà đang là cách an toàn cho các quan chức Việt Nam khi thu giữ tiền bất chính?
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng tình hình vì không phải nhà cán bộ lúc nào cũng nhiều tiền. Trong trường hợp ông Nguyễn Bắc Son thì tình hình lại khác:
|
Đồng ý với ý kiến Luật sư Thuận, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cũng nghĩ rằng thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch cũng như cất giữ của người Việt hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên:
“Hiện nay các quan chức có nhiều tiền là đương nhiên rồi, vấn đề tham nhũng ở Việt Nam rất trầm trọng. Còn vấn đề giữ tiền trong nhà tôi cho rằng các ông ấy không dám gửi tiền vô các ngân hàng nhà nước, còn các ngân hàng nước ngoài có thể trong tầm tay các ông đấy.”
Giải thích rõ hơn nguyên nhân vì sao, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng các quan chức ở Việt Nam bây giờ thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu không kém gì các doanh nhân giàu có nên việc có nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu:
“Thực sự việc giữ tiền mặt, hoặc vàng, đô la, cổ phiếu là những thứ dễ biến thành tiền mặt, độ thanh khoản cao là tập quán ở đâu cũng thế. Ở Việt Nam việc giữ tiền mặt lại càng dễ dàng hơn vì đấy là cách làm cho tung tích đồng tiền khó có thể theo dõi. Nói cách khác, những kẻ tham nhũng và những kẻ rửa tiền đều có điểm chung là thích tiền mặt, vàng, hay những đồ dễ mang và giá trị cao.”
Của nổi, của chìm từ tham nhũng!
Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng số tiền hối lộ ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận trước tòa chỉ là phần nổi của tảng băng:
Từ thế hệ thứ 2 đến thứ 3 trở đi thì việc tham nhũng là việc hiển nhiên của một chế độ đã lỗi thời và không còn phù hợp với cả xu hướng thế giới, càng ngày càng trở nên dã man và man rợ.
- Nguyễn Văn Khánh
“Tiền hối lộ mà khai ra như ông Nguyễn Bắc Son thì đó là lần đầu tiên khai ra như thế, thực tế qua những sai phạm mà người ta nghi vấn hoặc người ta đặt vấn đề có nhận hối lộ thì không phải 3 triệu (USD) là lớn đâu, còn những khoản tiền lớn hơn chẳng hạn như qua đất đai, doanh nghiệp công ty này thì số tiền nhận hối lộ gấp nhiều lần, không phải tiền ông Bắc Son nhận là lớn đâu.”- Nguyễn Văn Khánh
Xác nhận thực tế này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng việc nhận hối lộ ở Việt Nam không phải chỉ mới đây mà đã có từ lâu.
“Từ thời đổi mới, tức khoảng 25-30 năm trở lại đây thì nó trở nên phổ biến hơn nhiều và quy mô lớn hơn nhiều. Trước kia cũng có nhưng bởi vì cả đất nước nghèo nên sự tham nhũng tương đối cũng là kinh khủng thời đấy, nhưng so với lượng như bây giờ thì thời cách đây 30 năm không gây nên bức xúc như vậy bởi vì nó dễ giấu hơn và không tràn lan nên người ta không để ý lắm.”
Vào ngày 26/12 vừa qua, bà Trần Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1967 - một nữ Bí thư huyện ủy Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết bà bị trộm vào nhà khống chế rồi cướp đi 30 triệu đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng dư luận lại tập trung vào hình ảnh ngôi nhà bà được báo chí trong nước đăng tải. Nhiều người dân không khỏi thắc mắc với chức vụ Bí thư Huyện ủy mà bà Tuyết đang đảm nhiệm, bằng cách nào bà có thể xây được căn biệt thự rộng lớn như hình và có cả tài xế riêng.
Chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình về thông tin này, một số người dân cho rằng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng cần rà soát lại xem bà Tuyết có trốn thuế hay không.
Nhận xét về tình quan chức tham nhũng, nhận hối lộ hiện nay, cựu nhà báo Nguyễn Văn Khánh cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng từ khi lứa thứ hai của những người cộng sản, tôi không nói thế hệ ban đầu thế nào tôi không biết nhưng từ thế hệ thứ 2 đến thứ 3 trở đi thì việc tham nhũng là việc hiển nhiên của một chế độ đã lỗi thời và không còn phù hợp với cả xu hướng thế giới, càng ngày càng trở nên dã man và man rợ.”
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét