Quỳnh Lưu, Đồng Tâm, csVN “Điền Thổ Vạn Cổ Chi Thù” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Quỳnh Lưu, Đồng Tâm, csVN “Điền Thổ Vạn Cổ Chi Thù”


Từ lúc lên cầm quyền đến nay, CSVN gây ra hết thảm trạng đầu tiên là Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) tiếp đến Cải Cướp Ruộng Đất (CCRĐ) xẩy ra ở Đắc Nông 2011, Tiên Lãng 2012, Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Dương Nội, Đồng Tâm 2020, thù hận muôn đời



Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 bên Tàu. Hôm nay ngày 3/2/2020 tròn 90 tuổi. (1) Cổ nhân có câu “Hậu hôn, điền thổ vạn cổ chi cừu” (后婚,田土万古之仇). Bên cạnh chuyện hậu hôn thuộc tình cảm thì chuyện "ruộng đất" thuộc về tài sản. Đối với người nông dân lại càng cực kỳ quan trọng vì đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là gia sản để lại cho con cháu, giải quyết tranh đoạt đưa đến thù hận muôn đời. Đọc lại sử Việt Nam, hầu hết các cuộc khởi nghĩa nông dân cũng chính từ sự thúc ép, cưỡng đoạt đất đai, sưu cao thuế nặng. Điển hình nhãn tiền triều đại Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng.

I) “Điền Thổ Vạn Cổ Chi Thù” dưới thời CSVN.

Rất quan trọng. Từ lúc lên cầm quyền đến nay, CSVN gây ra hết thảm trạng đầu tiên là Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) tiếp đến Cải Cướp Ruộng Đất (CCRĐ) xẩy ra ở Đắc Nông 2011, Tiên Lãng 2012, Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Dương Nội, Đồng Tâm 2020, thù hận muôn đời. (2)

Chưa kể việc Cộng sản cướp của qua mấy lần, các năm 1975, 78, 85, đánh tư sản, đổi tiền.

Khác CCRĐ, ruộng đất phân chia vẫn được giữ để canh tác, trong CCRĐ*, ruộng đất bị tước đoạt không còn được dùng trong nông nghiệp.

Cướp đất dân là chuyện thường xuyên của lãnh đạo CSVN tham nhũng cấu kết với nhau chiếm đoạt hàng tỷ đô la tiền bán lại đất.

Nếu trong chiến dịch CCRĐ (1954-1956), CSVN làm hoang dã, sử dụng chiến thuật “Đấu tố” thì trong CCRĐ chúng bóc lột với chiêu bài “Hiến pháp”:

“Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ… Đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý.”

Toàn dân sở hữu đất đai, nghe ham nhưng nhà nước đứng tên, quản lý và sử dụng.

Mặt khác, Cộng sản nói “toàn dân” thì phải hiểu theo chúng, là toàn dân lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, theo Mác Lê, Hồ.

Hiến pháp lại khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng CSVN. Do đó CSVN nắm toàn quyền hạn chế hoặc hủy bỏ mọi quyền tự do dân chủ mà Quốc hội ban hành trong Hiến pháp.

Các nghịch lý trên dẫn đến sự lộng hành của CSVN tạo các vụ hết “cải cách” đến “cải cướp”.

II) CCRĐ và Quỳnh Lưu Nổi Dậy.

1- Chiến dịch CCRĐ (1954-1956) khởi động ở miền Bắc với nạn nhân đầu tiên đem ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm, địa chủ và chủ hiệu buôn, do đích thân Hồ Chí Minh viết bản đấu tố “Địa Chủ Ác Ghê”. Chiến dịch đạt cao điểm quá khích vào giữa năm 1955, gây oán hận và CSVN suốt năm 1956 lo việc sửa sai.

2- CCRĐ chấm dứt vào cuối năm 1956 với bạo động Quỳnh Lưu xẩy ra trong tháng 11 và Hồ Chí Minh khóc, thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I, tháng 12 năm 1956, nhận khuyết điểm trong công tác cải cách ruộng đất.

3- Cuộc nổi dậy của nhiều chục ngàn đồng bào tỉnh Nghệ An, quan trọng nhất tại huyện Quỳnh Lưu, là một cuộc bạo loạn đẫm máu chống lại sự cai trị tàn bạo của CSVN, mà chính sách CCRÐ đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.

Đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ.

Khởi đầu để tăng viện cho các trung đoàn địa phương, quân khu 4 bất lực, Hô Chí Minh ra lệnh điều động sư đoàn 304, quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết, đồn trú tại Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Đồng Hới tiến đến bao vây Quỳnh Lưu.

Rốt cuộc, ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng được lệnh huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa. Quỳnh Lưu khởi loạn bị dẹp tắt. Con số thương vong bị CSVN dấu kín, nhưng theo những người dân còn sống sót cho biết thì số người bị giết ít nhất cũng cả ngàn người và số người bị bắt cho đi tù ít nhất cũng trên 6,000 người.

III) CCCĐ và Sự kiện Đồng Tâm.

Lại cũng là chuyện “Điền thổ vạn cổ chi thù”, tranh giành đất đai, mới đây nhất, xẩy ra giữa quan chức CSVN và nhân dân xã Đồng Tâm, thuộc huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội.

Đại khái năm 1980, cách đây 40 năm, bộ Quốc phòng thu hồi 208 ha đất, nói để xây sân bay quân sự Miếu Môn, bao gồm 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Dự án xây sân bay không thực hiện nên xã Đồng Tâm được thuê lại vùng đất cũ của mình để canh tác.

Đến năm 2017, Tp Hà Nội đột nhiên đòi thu lại đất đai, nói để trao cho công ty Viettel.

Nhân dân Đồng Tâm khiếu nại và chống trả lại lệnh cưỡng chế bất công.

Vào ngày 9 tháng 01/ 2020, nửa đêm CSVN tung ra 3.000 công an cơ động, vũ trang xe bọc sắt, súng đạn thật, hành quân đánh úp thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm mà chỉ là một thôn khá nghèo, nhỏ xíu tuy có một trụ sở UBND to lớn.

Kẻ tấn công liên tục bắn đạn súng trường và K54 vào nhà dân, vậy nên người dân khó mà ra khỏi nhà được. Chúng xịt hơi cay, xả súng và phá cửa xông vào căn nhà nhỏ của cụ Lê Đình Kình, còng tay người vợ và xử bắn chết cụ Kình, một cụ già 84 tuổi, được cho là xướng xuất chống đối, đồng thời tiến hành bắt bớ nhiều nơi trong thôn.

Sự kiện Đồng Tâm có tiếng vang rất lớn trong và ngoài nước, trong thời đại Internet.

CSVN cố sức biện minh cho cuộc hành quân dụng vũ lực này, cho là thiết yếu.

Song rõ ràng bất kỳ với lý do nào, bắn đạn thật vào người dân mà đây là cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, không chút kháng cự, là sai trái.

Trên góc độ pháp lý, mọi tranh chấp về đất đai phải được giải quyết bằng thương thuyết, và cuối cùng là do tòa án quyết định. Có lệnh của tòa án thì việc giải tỏa đất mới hợp pháp. Cho dù “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, song nhiên hậu phải “tòa án phán xử”.

Ở Hoa Kỳ, chính phủ muốn xây bức tường ở vùng biên giới Mexico. Các tổ chức hoạt động nhân quyền kiện tại tòa án. Việc xây cất buộc phải đình chỉ để chờ tòa án phán quyết.

Ở Canada, chính phủ muốn đặt một ống dẫn dầu ngang qua một vùng đất. Các nhóm bảo vệ môi sinh và thổ dân kéo đến ngồi lì ngăn cản. Chính phủ đành chịu và kiện lên tòa án.

IV) Lời Bàn.

1- Hồ Chí Minh dùng 2 sư đoàn mới đủ quân số để đánh nhân dân Nghệ An ở Quỳnh Lưu.

Nguyễn Phú Trọng dùng quân 3.000, đánh úp Đồng Tâm là “dùng dao mổ trâu để giết gà”.

Song cũng biểu dương được sức mạnh vô địch của các lực lượng vũ trang của ta.

Nhân dân Đồng Tâm nhường đất năm 1980, duy nhất chỉ để xây sân bay quân sự.

Viettel là Tập đoàn công nghiệp viễn thông kinh doanh đa ngành, thuộc bộ Quốc phòng.

Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile.

Than ôi! quân đội, công an nhân dân ta mà CSVN cho làm kinh doanh thì bận bịu làm giàu, tham nhũng, sao nhãng việc bảo vệ dân. Là sai trái quá trời, nguy cơ rất lớn mất nước cho Tàu.

Xem đất đai của sân bay Tân Sơn Nhất bị các ông lớn tướng tá cắt xén chia chác thì biết.

2- Khác các dân oan mất đất xẩy ra ở Đắc Nông, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Dương Nội, cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi trong vụ Đồng Tâm là một dân oan đảng viên có 60 tuổi đảng.

Bà Thành, người vợ cụ Kình than thở: "Có ai ngờ được đâu. Ông cụ nhà tôi tin vào ông Trọng chống tham nhũng lắm! Ông ấy tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ đảng tuyệt đối... Ai ngờ đâu được bác ơi!" Bà lại khóc.

Phải chăng chỉ có đảng viên mới diệt được đảng viên, Cộng sản mới diệt được Cộng sản?

Cụ Kình, cựu chủ tịch UBND và bí thư Đảng ủy, đảng viên trung kiên với thuyết Mác Lê hoang đường, tư tưởng nhảm nhí Hồ, ủng hộ đảng tuyệt đối, thì lại phản kháng lệnh Đảng buộc dâng nộp đất! Vậy là đảng viên xấu?

Các đảng viên cấp chóp bu, do nhiễm quá nặng tà thuyết Mác Lê, tư tưởng độc hại Hồ Chí Minh thì tìm trăm phương nghìn kế cướp đất, làm giàu nhanh chóng! Là đảng viên ưu tú?

3- Cách giải quyết tốt để tránh “Điền thổ vạn cổ chi thù”.

Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 dưới thời Đệ nhất Cọng hòa có luật “Cải cách điền địa”. Dưới thời Đệ nhị Cọng hòa có luật “Người cày có ruộng”.

Các điền chủ được chính phủ mua lại phần lớn số ruộng đất, được trả đúng thời giá bằng tiền mặt và bằng phiếu công trái để bán lại cho các tá điền được vay tiền, trả góp dần. Mọi người đều hài lòng. Năm 1975 Cộng sản chiếm được miền Nam thì ở thôn quê không còn giới điền chủ.

Nước láng giềng của Việt Nam là Thái Lan đã tiếp nhận được một số kinh nghiệm này.

V) Lời Kết.

Sự nghiệp của Hồ Chí Minh, đẫm máu dân là thảm kịch Quỳnh Lưu và Huế Tết Mậu Thân.

Họ Hồ qua đấu tố CCRĐ còn phá vỡ truyền thống đạo đức trong gia đình, làng mạc Việt Nam.

Sự nghiệp của Nguyễn Phú Trọng, cũng đẫm máu dân là thảm kịch Đồng Tâm 2020. (2)

Chúng chạy tội song đúng là những tên khát máu, tội đồ dân tộc, toàn dân nguyền rủa.

Hiện tại Trung Quốc đang có bệnh dịch coronavirus lây lan nhanh chóng, báo động toàn cầu.

Các nước ở xa thì ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, các nước gần thì đóng cửa biên giới.

Việt Nam nếu còn muốn giữ nước, thoát Trung lũng đoạn thì nên nắm bắt cơ hội này, đóng cửa biên giới với Tàu đủ lâu dài để tu sửa ngôi nhà Việt Nam dột nát.

Tham nhũng nay khắp nơi, muôn mặt, bắt đầu từ cướp ruộng đất, chém giết, vạn cổ chi thù.

Dịch coronavirus rồi sẽ qua, song thù hận Quỳnh Lưu, Đồng Tâm còn giữ mãi. (2)

“Tư tưởng láo lếu Hồ, ngôn từ lú tếu Trọng” đang cố bám, phải “đào tận gốc, trốc tận rễ”.


© Lê Bá Vận
Chú thích:

(1) LBV “Tâm sự người bước qua tuổi 90”.

(2) Hồ Chí Minh (1890-1969). Cải cách ruộng đất 1954-1956. Thảm sát Tết Mậu Thân 1968.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad