Từ xưa đến nay từ ‘câu lưu’ không có trong Luật tố tụng hình sự hay hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, mà chỉ có hình thức tạm giữ. Tạm giữ có quy định tạm giữ hành chánh tối đa 24 giờ. Nếu quá 24 giờ mà muốn giữ tiếp thì phải chuyển qua tạm giữ hình sự.
Tạm giữ hình sự tối đa 3 ngày và được gia hạn thêm 2 lần nữa, tối đa là 9 ngày. Hết 9 ngày phải trả tự do. Nếu không thì phải chuyển qua tạm giam. Trong luật chỉ quy định vậy chứ không hề có chữ ‘câu lưu’.
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Dự thảo lần hai của Bộ Công An về Thông tư Quy định về Thực hiện Dân chủ trong Thi hành Tạm giữ, Tạm giam của lực lượng Công an Nhân dân, đang lấy ý kiến rộng rãi, có một quy định gây chú ý trong dư luận là “Nghiêm cấm hành vi lưu giữ (câu lưu) người được triệu tập (hoặc được mời) tại trụ sở cơ quan công an.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn nhận xét rằng, “nghiêm cấm được hiểu là hoàn toàn không câu lưu. Tuy nhiên, để bảo đảm quy định này thì điều luật nên có sự giải thích rõ ràng, cụ thể hành vi câu lưu.”
Theo một số luật sư thì khái niệm ‘câu lưu’ hoàn toàn không có trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, dù hình thức này thường được cơ quan chức năng sử dụng một cách phi pháp.
Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội nêu quan điểm, pháp luật phải thống nhất trong câu chữ. Luật dùng ‘tạm giữ’ mà các văn bản dưới luật lại dùng chữ khác là sai về nguyên tắc ban hành các văn bản. Ông giải thích:
“Theo luật xử phạt vi phạm quy định hành chính năm 2012 thì chỉ có khái niệm tạm giữ theo thủ tục hành chính, chứ không có từ nào gọi là ‘câu lưu’. Trong Nghị định 112 năm 2013 hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính cũng không có khái niệm ‘câu lưu’. Có thể thực chất ‘tạm giữ’ theo cách gọi trên văn bản pháp luật cũng là ‘câu lưu’ theo khái niệm báo chí và xã hội hay dùng.”
Nghiêm cấm được hiểu là hoàn toàn không câu lưu. Tuy nhiên, để bảo đảm quy định này thì điều luật nên có sự giải thích rõ ràng, cụ thể hành vi câu lưu.
- LS. Đặng Đình Mạnh
Nhiều nhà bất đồng chính kiến hay các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam đi nước ngoài về thường bị câu lưu ở phi trường. Ví dụ trường hợp blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Ông bị an ninh phi trường Nội Bài (Hà Nội) giữ lại nhiều giờ đồng hồ khi ông trở về Việt Nam sau chuyến du lịch Mỹ vào tháng 1 năm 2019. Hay trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức. Khi trở về Việt Nam sáng 21 tháng 2 năm 2019, bà Thanh đã bị công an xuất nhập cảnh phi trường Tân Sơn Nhất (TP.HCM) câu lưu gần 5 giờ đồng hồ và tịch thu hộ chiếu.- LS. Đặng Đình Mạnh
Luật sư Nguyễn Văn Đài, từ Đức, giải thích rõ hơn chữ ‘câu lưu’ đang được Bộ Công An dùng:
“Từ xưa đến nay từ ‘câu lưu’ không có trong Luật tố tụng hình sự hay hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, mà chỉ có hình thức tạm giữ. Tạm giữ có quy định tạm giữ hành chánh tối đa 24 giờ. Nếu quá 24 giờ mà muốn giữ tiếp thì phải chuyển qua tạm giữ hình sự.
Tạm giữ hình sự tối đa 3 ngày và được gia hạn thêm 2 lần nữa, tối đa là 9 ngày. Hết 9 ngày phải trả tự do. Nếu không thì phải chuyển qua tạm giam. Trong luật chỉ quy định vậy chứ không hề có chữ ‘câu lưu’.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, khi muốn tạm giữ hay tạm giam một ai đó thì công an phải có lý do, phải có bằng chứng cho sự vi phạm. Câu lưu là một hình thức được dùng để lấy lời khai, lấy thông tin rồi chuyển qua ký giấy tạm giữ, tạm giam.
Vì sao công an ra dự thảo mới
|
Việc câu lưu (tạm giữ) ở Việt Nam thường có thể dẫn đến những trường hợp tra tấn, ép cung thậm chỉ tử vong ở đồn công an và nơi tạm giữ theo cáo buộc của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Tháng 3 năm 2019, trong Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, phần báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam được ghi nhận, tính đến cuối tháng 11 năm 2018, có ít nhất 11 nạn nhân bị chết trong đồn công an, mà phía chính quyền chỉ cung cấp rất ít thông tin về việc điều tra liên quan những cái chết đầy khuất tất đó.
Tại phiên phúc trình của phái đoàn Việt Nam vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2019 trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị mà Hà Nội tham gia ký kết năm 1982, đại diện Bộ Công An phát biểu rằng, một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử, hoặc do phạm nhân mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo từ trước khi nhập trại.
Như vậy có phải do áp lực từ quốc tế mà Việt Nam có những thay đổi liên quan đến nhân quyền, cụ thể là Bộ Công An nêu một loạt hành vi mà điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm, trong đó có việc nghiêm cấm việc câu lưu?
Việc thay đổi này chắc chắn dưới áp lực quốc tế thôi chứ bản thân Bộ công an không tự thay đổi để dân chủ theo như họ nói. Nhưng hy vọng với quy định mới thì không còn ai bị câu lưu trái pháp luật.
- LS. Nguyễn Văn Đài
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một luật sư đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam lên tiếng:- LS. Nguyễn Văn Đài
“Việc thay đổi này chắc chắn dưới áp lực quốc tế thôi chứ bản thân Bộ công an không tự thay đổi để dân chủ theo như họ nói. Nhưng hy vọng với quy định mới thì không còn ai bị câu lưu trái pháp luật. Nếu người dân bị triệu tập hay đang đi trên đường bị mời lên phường, lên đồn công an làm việc thì phải cương quyết đưa luật ra nói chuyện. Không làm việc, không hợp tác.”
Vị luật sư này nói thêm rằng, Bộ Công an quy định là một chuyện. Rất nhiều quy định trong luật hẳn hoi nhưng chính những người ra luật lại vi phạm. Họ thích bắt ai thì bắt, thích câu lưu ai bao nhiêu tiếng thì câu lưu. Họ làm vậy là trái luật. Một khi luật pháp quy định rõ ràng là nghiêm cấm việc câu lưu của các cơ quan công an hay cơ quan điều tra thì người dân phải tự bảo vệ mình.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu nhận định qua ứng dụng messenger vào tối 26 tháng 2:
“Việc thay đổi quy định theo hướng tiến bộ hơn là cần thiết. Một mặt để bảo đảm phù hợp với các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế, mặt khác, để hạn chế sự lạm quyền của cơ quan công an khi đã từng để xảy ra các hậu quả không mong muốn cho người dân bị lạm dụng sự câu lưu.
Nhưng trên tất cả, sự tiến bộ của các quy định chỉ phát huy tác dụng khi người thừa hành thực tâm chấp hành. Mà điều này dường như vẫn còn là một khoảng trắng lớn.”
Cũng cùng ý kiến, Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng nếu quy định nghiêm cấm tạm giữ được đưa vào luật thì sẽ tốt cho người dân, tránh tình trạng bị lạm dụng vì từ xưa đến nay họ lạm dụng việc tạm giữ rất nhiều. Nhưng để bảo vệ mình ngay từ ban đầu thì bản thân người dân cũng nên tìm hiểu pháp luật để xem quyền công dân của mình có bị xâm phạm không. Nếu có thì phải khiếu nại.
Diễm Thi
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét