|
Theo Bộ Y tế Việt Nam, với ứng dụng NCOVI, người dân có thể tự động khai báo tình trạng sức khỏe của mình, giúp Bộ Y Tế tầm soát những trường hợp đáng nghi ngờ, bảo đảm công tác ngăn chặn sự lây lan COVID-19.
Tuy nhiên, biện pháp này bị nhiều người cho không thể kiểm soát tất cả nếu có người không tự giác khai báo y tế hoặc khai báo không đầy đủ; chưa kể những vấn đề liên quan công nghệ cũng như ngân sách.
Theo tôi việc khai báo sức khỏe trên toàn quốc là một phương án không khả thi, vì nhiều người dân có bệnh mà có thể không trung thực, vì hiểu biết của nhiều người dân về y tế rất là yếu kém, và ít người khai bệnh.
-Nhà báo Sương Quỳnh
rả lời RFA từ Sài Gòn hôm 13/3, Nhà báo Sương Quỳnh, nói:-Nhà báo Sương Quỳnh
“Theo tôi việc khai báo sức khỏe trên toàn quốc là một phương án không khả thi, vì nhiều người dân có bệnh mà có thể không trung thực, vì hiểu biết của nhiều người dân về y tế rất là yếu kém, và ít người khai bệnh. Bởi vì họ nhìn thấy cái cảnh đi ở tập trung, cách ly, y tế không đảm bảo họ rất là sợ. Họ mà khai báo gì nhỡ khi bị đem cách ly thì cuộc sống có đảm bảo đâu?”
Ngoài ra, theo Nhà báo Sương Quỳnh, kinh phí bỏ ra nên chi cho những vấn đề khác như tập trung cách ly và chữa trị cho bệnh nhân, nâng cao các thiết bị y tế cho toàn dân…
Trao đổi với RFA hôm 13/3 liên quan vấn đề này, bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên phó giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương, kiêm trưởng Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện Nhi Trung Ương, lại có ý kiến đồng thuận:
“Thật ra người ta phải đề phòng không phát hiện được nguồn lây để cách ly, nên đấy cũng là một chính sách rất mạnh mẽ, họ muốn nắm hết được những người có nguy cơ, ví dụ đi ở đâu về, có tiếp xúc với những người bệnh thì gọi là F1, rồi những người đó tiếp xúc với người khác thì là F2. Họ chia như vậy để có kế hoạch cách ly, khoanh dịch lại. Nói là khai báo toàn dân, nhưng những ai có gì thay đổi, hay di chuyển thì mới phải khai báo, những người không có vấn đề gì thì không bắt buộc phải khai báo. Toàn dân nhưng với tính chất như thế, chứ không phải 100 triệu người thì có 100 triệu cái gởi lên đâu.”
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 9/3 khi phát biểu tại buổi lễ ra mắt hai ứng dụng khai báo y tế nói, virus gây dịch bệnh Covid-19 đã vào Việt Nam từ rất nhiều phía, vì thế phải cảnh giác hơn, để toàn dân chống dịch, một trong những việc thiết thực là tham gia cung cấp thông tin tương tác hai chiều với cơ quan chức năng.
Theo ông Đam, việc khai báo y tế của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam là bắt buộc. Nhưng khai báo y tế toàn dân bản chất là cung cấp thông tin và tương tác hai chiều giữa từng người dân và cơ quan y tế.
|
“Vừa rồi đợt thứ nhất không biết họ có trung thực không? Chứ nói 16 ca đều chữa khỏi, và không có ca lây nhiễm làm người dân rất ỷ y. Bây giờ thì bùng phát lên lây nhiễm rất nhiều, trong khi đợt 1 các ca từ Vũ Hán về thì không thấy nói lây nhiễm. Cho nên không biết cái báo cáo đó có trung thực không? Nếu không trung thực thì tất cả những việc làm chỉ để mang hình thức, để người dân tin tưởng là họ kiểm soát được người dân thì đều sẽ không thành công hết.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện IDS đã tự giải thể, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, bắt 90 triệu người khai báo để làm gì, trong khi số thực sự cần theo dõi có lẽ chỉ vài chục ngàn? Ông cho rằng, theo dõi vài chục ngàn người nhiễm bệnh hay nghi nhiễm, dễ hơn, đỡ tốn kém hơn, chính xác hơn; lấy số liệu từ 90 triệu sẽ rất loãng, không tập trung và như thế có thể rất nhiều lỗi.
Trả lời RFA hôm 13/3, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói:
Với một số lượng lớn thì việc xử lý không phải là nhỏ. Có một ngạn ngữ của dân tin học là ‘la đưa rác vào, thì rác ra’, nhưng vậy nếu thông tin đầu vào không ra gì thì kết quả cũng không ra gì.
-TS. Nguyễn Quang A
“Thật sự ban đầu họ nói là bắt buộc, nhưng hôm nay có thông tin thủ tướng nói là ai thích khai thì khai, thì khác biệt rất lớn. Còn nếu bắt buộc thì đó là một cách rất dở, vì sẽ rất tốn kém cho xã hội, vì sức khỏe mỗi khác, hôm nay khỏe rồi ngày mai không khỏe thì có buộc khai lại không. Và với một số lượng lớn thì việc xử lý không phải là nhỏ. Có một ngạn ngữ của dân tin học là ‘la đưa rác vào, thì rác ra’, nhưng vậy nếu thông tin đầu vào không ra gì thì kết quả cũng không ra gì.”-TS. Nguyễn Quang A
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nếu kết quả không ra gì thì thông tin đó sẽ rất nguy hiểm để hoạch định chính sách, bởi vì nó không phản ánh chính xác thực trạng. Đó là chưa kể thông tin đó có bị lạm dụng không, hacker có thể lấy thông tin đó không? Đó có thể là vi phạm rất nghiêm trọng về quyền con người, quyền riêng tư của người dân.
Trao đổi với RFA hôm 13/3 liên quan vấn đề bảo mật trong công nghệ tin học, ông Diệp Quang Văn, giám đốc một công ty công nghệ thông tin, có trụ sở tại Bình Dương, nói:
“Mình là công ty tư nhân còn bảo mật được huống chi nhà nước, nhưng cái gì nó cũng có điểm yếu, ai mà tìm được thì cũng sẽ vào được thôi, chỉ là vấn đề thời gian nhanh chậm, và do người làm, vấn đề là khi phát hiện lỗ hổng thì phát hiện như thế nào và sửa làm sao thôi.”
Tính đến ngày 13/3/2020, Việt Nam có 47 ca nhiễm CoVID-19. Lo ngại dịch bệnh, 46 tỉnh, thành tại Việt Nam đã thông báo cho học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 3 hoặc đến khi có thông báo mới.
Con số người nhiễm COVID-19 đột ngột tăng lên hằng ngày kể từ ngày 6 tháng 3 cho đến nay sau khi Việt Nam trong một thời gian dài duy trì con số chỉ có 16 người nhiễm và được chữa khỏi. Thế rồi những quyết định thay đổi liên tục của ngành giáo dục trong việc học sinh phải nghỉ học để phòng dịch… khiến hầu hết người dân hoang mang và thấy hoài nghi những biện pháp, chương trình mà cơ quan chức năng đề ra.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét