Cái giá của 400 đồng bạc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Cái giá của 400 đồng bạc


Trong thế giới do cộng sản lãnh đạo hầu như không có việc gì lại không thể xảy ra. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của những người đầu óc không được lành lặn thì những câu chuyện đi ngược lại lương tâm nhân loại lại càng nhiều hơn những nước cộng sản anh em khác.


Cái giá của 400 đồng bạc

Quá nhiều chuyện vừa khôi hài vừa đáng căm phẫn đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp tục xảy ra chừng như thách thức sức chịu đựng của người dân. Câu chuyện mới nhất tại Đầm Dơi, Cà Mau khiến người nghe không thể giữ im lặng. Nếu đứng trước mặt những nhân vật trong câu chuyện này người dân chắc không thể nào kiềm chế để chỉ tay vào mặt những kẻ lộng quyền và ngu dốt cho họ biết thế nào là con người và thế nào là thú vật.

Bởi tất cả bọn họ là con người nhưng cách hành xử không khác gì thú vật.

Đầu tháng 2-2020, giáo viên Nguyễn Văn Thanh dạy tại Trường THCS Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đưa con lên Thành phố Cà Mau để nhập học. Trên đường về lại Đầm Dơi, thầy Thanh có ghé dọc đường mua hai hộp khẩu trang giá 130 nghìn đồng/hộp/50 cái. Khi về đến nhà một số học sinh ngỏ ý muốn thầy Thanh chia lại số khẩu trang này và thầy Thanh đã bán 20 cái với giá 3000 đồng một cái. So với giá vốn mỗi khẩu trang là 2600 đồng một cái, thầy Thanh lời được 400 đồng một cái tổng cộng là 8000 đồng.

Tuy nhiên theo sự bày tỏ của thầy Thanh thì thầy không hề tính tới việc kiếm lời. Số tiển 400 đồng đáng lẽ phải thối lại thì lại không có tiến lẻ để thối và vì thấy số tiến 400 đồng quá nhỏ bé nên thầy giữ lại. Tuy nhiên số tiền đáng được gọi là nhỏ lẻ ấy lại làm cho thầy Nguyễn Văn Thanh thất điên bát đảo trong mấy ngày qua.

Trước tiên thầy bị quản lý thị trường áp tải về văn phòng ở đó hạnh họe rằng thầy không phải là pháp nhân có quyền mua bán khẩu trang y tế vì hiện đang xảy ra dịch Covid-19. Việc buôn bán khảu trang là sai nguyên tắc và thầy Thanh có biểu hiện đầu cơ, gian dối kinh doanh trái phép.




Tiếp theo đó là màn đấu tố thầy Thanh tại cơ quan làm việc. Trường THCS Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau dưới dự chủ trì của hiệu trưởng đã họp thống nhất kiểm điểm thầy Thanh đã bán khẩu trang y tế không đúng giá quy định. Kết quả, các thành viên dự họp nhận định thầy Thanh có vi phạm như trên, lý do nhận thức chưa đầy đủ về việc bán khẩu trang giá cao cho học sinh là sai quy định của cơ quan chức năng trong thời gian phòng, chống dịch cúm corona.

Ông Võ Lợi – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đầm Dơi cho biết việc kiểm điểm thầy Thanh là đúng quy định.

Một bản quyết định kiểm điểm được gừi cho báo chí hy vọng các tờ báo lề phải sẽ tiếp tay đấu tố “nhà giáo đầu cơ” Nguyễn Văn Thanh nhưng hầu như không báo nào tiếp sức cho hành vi mất nhân tính này, ngược lại bản tin mang đến cộng đồng người đọc một luồng không khí nóng bức giữa cơn đại dịch.

Câu chuyện thầy giáo Thanh làm nhiều người nhớ lại thời gian sau giải phóng, lúc quản lý thị trường làm bá chủ khắp mọi miền đất nước. Đi bất cứ nơi đâu cũng thấy những kẻ mang chiếc băng vải màu đỏ trên tay kẻ bốn chữ QLTT. Những khuôn mặt đầu trộm đuôi cướp từ hẻm hóc tăm tối trồi ra đường phố, vênh váo bắt giữ tất cả những ai mang trên mình bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Từ những ký thịt heo ở chợ đến từng ký gạo trắng từ miển Tây mang về Sài Gòn. Những hạt cà phê giấu trong người bị QLTT xé tung vung vãi trên đường mặc cho người dân kêu la thảm khốc. Có người đã tự tử vì mất trắng số vốn nhỏ nhoi nuôi sống gia đình. Có người điên khùng lê lết tại những bến xe miệng lẩm bẩm nhắc tới món hàng bị QLTT tịch thu. Những cơn ác mộng có tên Quản lý thị trường có lẽ nói không thể hết.

Hôm nay chúng lại xuất hiện trờ lại với khuôn mặt mới, có vẻ có “giáo dục” hơn, có “văn hóa” hơn vì những chiếc khẩu trang của thầy giáo Thanh không bị tịch thu, tuy nhiên bản chất vẫn y như cũ tức là cách đây hơn 40 năm: Thầy Thanh không bị tịch thu món hàng “quốc cấm” là những chiêc khẩu trang nhưng công ăn việc làm của thầy bị tịch thu. Hai chữ “tịch thu” không bao giờ được quên bởi những người vẫn mang chiếc băng vải màu đỏ kẻ 4 chữ QLTT.

Nhưng Quản lý thị trường trong câu chuyện thầy giáo Thanh không phải là nhân vật chính. Nhân vật chủ yếu được nhắc nhở là tập thể giáo viên trường THCS Nguyễn Huân những người đưa tay bỏ phiếu “có tội” cho thầy giáo Thanh.




Họ là những người được học hành tử tế và nghề nghiệp của họ là hướng dẫn cho học sinh điều hay lẽ phải trước khi bước vào đời. Họ có thể bị áp lực từ Hiệu trưởng mới cam tâm cắt đứt nồi cơm của đồng nghiệp một cách lạnh lùng. Những giáo viên ấy hôm nay có lẽ đã nhận đủ gạch đá từ dư luận. Gia đình, con cái và thân nhân của họ có lẽ đã thấm thía thế nào là sự nhẫn tâm bắt đầu từ lá phiếu khiến một người đang an lành trờ nên cùng quẫn. Trong thâm tâm mỗi người trong bữa họp kiểm điểm thầy Thanh đều biết rằng thầy Thanh không đi buôn kiếm lời và số tiến 8000 đồng nhỏ nhoi ấy không thể nuôi sống cho thầy dù chỉ một ngày ngắn ngủi.

Vậy mà cái đám đông có tên gọi là giáo viên ấy lạnh lùng cho rằng thầy Thanh đã vi phạm, tuy không xác định vi phạm điều gì một cách cụ thể nhưng cái đám đông hùa mị ấy đồng thanh luận tội một đồng nghiệp đáng thương chỉ để khoe rằng ta cũng có quyết định rất quan trọng cho một con người, cũng có nghĩa rằng ta cũng có quyền lực như ai.

Quyết định ấy không những chỉ giết chết con đường kiếm sống của thầy Thanh nó còn gián tiếp giết chết cái trường mang tên Nguyễn Huân tại Đầm Dơi cũng như những ngôi trường khác trên mảnh đất đầy phèn của xứ sở Cà Mau.

400 đồng bạc Việt Nam chỉ trong một đêm trở thành nổi tiếng với hệ thống tiển tệ thế giới. Tuy tại Việt Nam nó không mua được bất cứ món hàng gì nhưng nó lại mua được sinh mệnh của một nhà giáo, bất kể ông ấy có đi buôn khẩu trang hay không.

Rất nhiều người tiếc cho ông nhà giáo đã không dám lên tiếng phản bác những lời buộc tội đối với ông. Thế nhưng những người này quên rằng tuy bề mặt chỉ có quản lý thị trường và giáo viên trường Nguyễn Huân có công trong việc bôi bẩn thầy giáo Thanh nhưng bên dưới câu chuyện ấy là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài từ khi cộng sản chiếm chính quyền cho tới nhà lao. Cướp chính quyền để có sức mạnh đàn áp, cướp nhà lao để có chỗ giam cầm người lên tiếng


© Cánh Cò
    Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad