Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời nêu những hành động mà ông gọi là ‘nhường cơm, sẻ áo’ của các cá nhân và tổ chức trong việc phòng, chống dịch bệnh. Chẳng hạn trường hợp cháu bé lấy tiền mừng tuổi của mình để mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tặng mọi người; hay nhà khoa học đã sáng chế ra dung dịch sát khuẩn tặng hàng ngàn chai cho người dân… Ông Phúc cũng đề cập đến các mạnh thường quân, văn nghệ sĩ đứng ra quyên góp chia sẻ với cộng đồng.
Theo ông Phúc thì những đóng góp như thế góp phần xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam đoàn kết, an toàn và nhân ái.
“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh thì tự người dân họ có những quyên góp để giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nguyện. Nhưng với sự kêu gọi từ thủ tướng thì người dân lại có những phản ứng khác nhau.
Rất vô lý và nực cười. Các quan chức ai cũng giàu. Vơ vét của dân. Nhà ở ba, bốn căn biệt thự. Tiền thì không biết cơ man nào. Con cái đi học nước ngoài, mua nhà cửa ở nước ngoài. Vậy sao không bỏ tiền ra lo cho dân đi. Tiền thuế của dân đâu?
- Chị Nguyễn Lai
Chị Nguyễn Lai từ Nha Trang nêu ý kiến của mình khi nghe kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:- Chị Nguyễn Lai
“Rất vô lý và nực cười. Các quan chức ai cũng giàu. Vơ vét của dân. Nhà ở ba, bốn căn biệt thự. Tiền thì không biết cơ man nào. Con cái đi học nước ngoài, mua nhà cửa ở nước ngoài. Vậy sao không bỏ tiền ra lo cho dân đi. Tiền thuế của dân đâu?
Hơn nữa việc lo cho dân khi dịch bệnh, thiên tai là trách nhiệm của nhà nước. Tại sao lại kêu gọi dân đóng góp?
Nếu chị có tiền chị sẽ giúp những người chị muốn chứ không theo yêu cầu của chính phủ. Cứ xem các nước tư bản họ lo cho dân trong mùa dịch như thế nào. Trong khi đó ở Việt Nam, ông Trọng với bà Ngân thì không thấy mặt luôn!”
Hẳn người dân chưa quên các quan chức có tài sản ‘khủng’ được báo chí phanh phui mà người dân bình thường làm lụng cả đời cũng không thể nào có được.
Cuối năm 2014, hai quần thể biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị phát hiện. Chủ nhân là ông Phan Như Thạch - một thiếu tướng công an vừa về hưu và đại gia vàng tên Ngô Văn Quang.
Đầu năm 2015, báo Tiền Phong đăng bức ảnh ông Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế lớn, chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại tư gia.
Tháng 5 năm 2017, dư luận lại tròn mắt kinh ngạc khi chứng kiến hình ảnh 2 căn biệt thự hoành tránh, xa hoa của anh em ông Nguyễn Đức Vượng (Bí thư huyện Duy Tiên, Hà Nam) tọa lạc tại khu đô thị Hòa Mạc (thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên).
Hai căn biệt thự này được thiết kế theo lối kiến trúc của Pháp, mái đỏ, cửa gỗ, kết hợp với các đường nét và hệ thống chi tiết cầu kỳ. Điểm nhấn là hệ thống cột tròn và vuông. Nhìn từ bên ngoài, 2 căn biệt thự này không khác gì cung điện.
Gần đây, người dân lại xôn xao với hình ảnh giàu có của ông Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương Đảng CSVN.
|
“Các quan chức đi công tác nước ngoài từng đoàn, kể cả mấy người đã về hưu. Hoang phí tiền thuế của dân. Lúc chi tiền vậy họ có hỏi dân đâu mà giờ mở miệng kêu dân đóng góp.
Tôi đã không tin chính quyền này từ lâu rồi. Họ không bao giờ công khai, minh bạch một chuyện gì nên kêu góp một đồng tôi cũng không góp vì không biết tiền đó sẽ đi đâu”.
Anh Vũ nhắc lại chuyện Thanh tra Chính phủ cử nhiều cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi công tác nước ngoài học kinh nghiệm bằng tiền thuế của dân vào tháng 4 năm 2018.
Lúc bấy giờ, Thanh tra Chính Phủ ký quyết định đi công tác nước ngoài cho 4 cán bộ sắp về hưu, gồm Phó Chánh văn Phòng Thanh tra Chính Phủ Lê Khả Thanh; Cục phó Cục III Vũ Huy Tác, Cục trưởng cục Phòng chống Tham nhũng Phạm Trọng Đạt và Thanh tra viên cao cấp Nguyễn Thanh Hải. Kinh phí cho chuyến đi trên được chi trả bằng tiền từ ngân sách.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Việt Nam kêu gọi bà con trong và ngoài nước chung tay chống dịch. Hôm 8 tháng 2, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh do virus cororna gây ra.
Luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng, việc giúp đỡ người dân trong nước là rất cần thiết nhưng quan trọng là cách giúp như thế nào để quà thực sự đến tay người dân. Ông giải thích:
“Phải giúp một cách trực tiếp như thông qua các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam hay qua các tổ chức tôn giáo độc lập để đảm bảo rằng những sự trợ giúp đấy sẽ đến trực tiếp với người dân Việt Nam, chứ không thông qua các tổ chức của Chính phủ Việt Nam hay các tổ chức gọi là ‘cánh tay nối dài’ của Đảng Cộng sản. Chúng ta không nên giúp đỡ qua các tổ chức như vậy.”
Với cái nhìn của một doanh nhân, bà Lê Hoài Anh cho rằng, dịch bệnh lần này ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu. Kinh doanh bị ảnh hưởng dây chuyền và chuyện kinh doanh của bà cũng bị ảnh hưởng. Do đó, bà phải chung tay chống dịch trong khả năng và nhận thức của bà, từ trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi. Bà nói:
Dịch bệnh xảy ra thì ai cũng bị ảnh hưởng, công việc kinh doanh của chị cũng vậy. Cứu người cũng là cứu mình!
- Bà Lê Hoài Anh
“Dịch bệnh xảy ra thì ai cũng bị ảnh hưởng, công việc kinh doanh của chị cũng vậy. Cứu người cũng là cứu mình!- Bà Lê Hoài Anh
Thật ra khi bác Phúc chưa kêu gọi thì chị có đọc trên mạng xã hội cũng như qua các bác sĩ quen, chị biết bác sĩ rất thiếu khẩu trang. Bác sĩ là những người giúp chúng ta chống dịch bệnh, cho nên chị đã đặt tiền trước cho nhà máy xản xuất 30.000 cái khẩu trang. Các bác sĩ mà nhiễm bệnh, họ không được bảo vệ thì làm sao họ cứu bệnh nhân?”
Bà kể thêm rằng, trước đây bà đã giúp hàng trăm chiếc khẩu trang 3M cho những người làm việc ở các cửa khẩu, bởi họ là tuyến đầu hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với những người từ nước ngoài về.
Đại dịch CODIV-19 không chừa một quốc gia nào. Tính đến cuối ngày 17 tháng 3, thống kê mới nhất cho thấy đã có 163 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt virus corona với hơn 197.000 ca nhiễm và hơn 7.900 người chết.
Diễm Thi
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét