|
|
Từ ngày trở về hôm 2 tháng 3 cho đến 6 tháng 3, Ông Nguyễn Quang Thuấn tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội và Hội Đồng Lý Luận Trung ương.
Trường hợp bệnh nhân N.H.N., khi nhập cảnh vào Việt Nam được cho biết đã không khai báo về việc đi du lịch đến Ý. Đây là quốc gia hiện có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc.
Đó là một vài trường hợp không khai báo trung thực tình trạng sức khỏe bản thân khi có tiếp xúc những ca bệnh trong tình hình dịch COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Đến tối ngày 14 tháng 3, Bộ Y Tế Việt Nam công bố thêm 4 ca nhiễm nâng tổng số nhiễm bệnh từ đầu mùa dịch đến nay lên 53 người.
Chủ trương xử lý nghiêm trường hợp không khai báo
Ví dụ như anh biết mà không khai báo, thì sẽ quy vào vi phạm hành chính. Còn nếu như để lây lan và anh biết rằng sẽ lây lan, làm cho rất nhiều người bị lây nhiễm; thậm chí là do cái lây lan đó làm cho nhiều người chết, thì trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự.-
-LS Nguyễn Văn Hậu
Vừa qua vào ngày 10 tháng 3, Văn phòng Chính phủ Việt Nam ra thông báo dẫn yêu cầu của ÔngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý các trường hợp không trung thực trong việc khai báo tình trạng sức khỏe bản thân khi có khả năng nhiễm bệnh và lây lan cho người khác.-LS Nguyễn Văn Hậu
Theo yêu cầu của thủ tướng Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương ngoài công bố thông tin liên quan đến dịch bệnh kịp thời, đầy đủ và minh bạch, còn cần phải xử lý nghiêm các trường hợp cụ thể cố tình không khai báo hoặc không trung thực về tình trạng dịch bệnh. Những vi phạm này sẽ bị xử lý theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Quy trình tiến hành xử lý như thế nào?
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiêm Đoàn luật sư TP. HCM cho RFA biết quy trình tiến hành xử lý thuộc về cơ quan khởi tố như công an, viện kiểm soát và bộ đội biên phòng. Ông trình bày thêm:
“Điều luật hình sự khai báo về vấn đề y tế, tôi nhớ có điều luật thậm chí khai báo sai thực tế về việc giấu bệnh để làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng có thể bị phạt tù đến 12 năm. Nếu mà khai báo không trung thực dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của cộng đồng thì có thể đi tù đến 12 năm. Tôi không nhớ tối thiếu là bao nhiêu, nhưng tối đa 12 năm, tối thiểu cũng 2 năm.”
Cũng theo ông Nghiêm, luật hình sự đã có quy định rất rõ về nghĩa vụ của người dân trong việc khai báo trung thực về bệnh tật, bệnh dịch, tiền sử bệnh tật. Dựa theo quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hành vi che giấu hay cố ý không khai báo hay khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm sẽ bị đưa ra truy tố trước pháp luật.
Về những trường hợp không khai báo trung thực để dẫn đến lây lan dịch bệnh, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM, nhận định:
|
Luật sư Hậu cũng nói rõ trong quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, có Điều 240 nếu trường hợp nào biết bệnh nhưng không khai báo, không thực hiện cách ly mà đi ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, người đó sẽ xử lý hình sự.
Về mức phạt cụ thể cho hành vi che giấu dịch bệnh, ông Hậu cho biết, vào năm 2007, Quốc hội đã ban hành luật phòng chống lây nhiễm bệnh dịch nguy hiểm viêm đường hô hấp cấp. Quy định này nằm trong luật phòng chống lây nhiễm dịch bệnh. Trong điều này có qui định, nếu như người biết bệnh mà che giấu sẽ bị xử phạt hành chính, với mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng. Trường hợp cố tình lây nhiễm bệnh cho người khác sẽ bị xử lý hình sự. Ông cho biết:
“Ngoài mức phạt tiền, nếu mà hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sư thì trước mắt xử lý vi phạm hành chính trong trong lãnh vực y tế tại điều 10 của Nghị định 176, phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu như cố tình lây nhiễm qua người khác thì có thể phạt tù không giam giữ cho đến 2 năm, 3 năm, 10 năm cho đến 12 năm tùy theo tính chất, mức độ gây nguy hiểm. Ví dụ như phạt tù từ 10 năm đến 12 năm dành cho hành vi dẫn đến công bố dịch và làm chết từ 2 người trở lên, do tác nhân là anh trốn tránh. Anh không thực hiện việc khai báo mà trốn tránh cách ly để gây nhiễm cho cộng đồng, nếu như làm chết người sẽ bị xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc ban hành luật này của chính phủ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, trong đó có quy định nếu cá nhân nào xâm phạm đến sức khỏe cộng đồng, quyền con người và quyền công dân của cá nhân này sẽ bị hạn chế theo pháp luật.
Dù y tế nước ta và pháp luật có chặt chẽ đến đâu, nhưng nếu người dân thiếu ý thức về tình trạng dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do đó những chế tài này sẽ làm cho người ta ý thức hơn.-
-LS Nguyễn Văn Hậu
Nhóm bệnh COVID-19 thuộc vào nhóm A, đặc biệt nguy hiểm khi lây lan cho người và có sự lan truyền cho cộng đồng. Khi có bệnh dịch này xảy ra, Thủ tướng đã ban hành quyết định 173 phải công bố bệnh dịch và Bộ Y tế đã bổ sung bệnh dịch này thuộc nhóm A, thuộc diện đặc biệt nguy hiểm, có khả năng phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, hành vi trốn khai báo, trốn cách ly dẫn đến lây bệnh cho người khác sẽ chịu trách nhiệm hình sự về lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi năm 2017). Ông Hậu nhận định:-LS Nguyễn Văn Hậu
“Dù y tế nước ta và pháp luật có chặt chẽ đến đâu, nhưng nếu người dân thiếu ý thức về tình trạng dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Do đó những chế tài này sẽ làm cho người ta ý thức hơn. Tôi cũng thấy người dân Việt Nam bắt đầu sạch sẽ hơn, người ta cẩn trọng hơn và đi đâu người ta đều rửa tay, đeo khẩu trang để bảo vệ mình. Từ cái quy định này mà tôi thấy ý thức nó tốt hơn, cũng như WHO có công bố Việt Nam có số người lây nhiễm rất ít.”
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét