Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam bị điêu đứng vì dịch COVID-19 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Kinh doanh bất động sản tại Việt Nam bị điêu đứng vì dịch COVID-19


Ảnh minh họa: Các tòa nhà cao tầng nhìn từ phía sông Sài Gòn.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Nhiều doanh nghiệp giải thể

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, vào đầu tháng 3 đã đưa ra nhận định cho rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam sẽ bị dịch bệnh COVID-19 tác động một cách nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh:

“Đầu tư địa ốc từ nước ngoài ở Việt Nam có thể sẽ giảm. Do đó, khu vực bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn. Như vậy một số ‘đại gia’ trong ngành này sẽ phá sản và sẽ lôi kéo tình trạng khủng hoảng tài chính của Việt Nam.”

Chỉ hai tuần sau đó, truyền thông trong nước vào ngày 17/3 đăng tải thông tin có khoảng 300 sàn giao dịch bất động sản đóng cửa và khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Báo giới dẫn nguồn từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết số sàn đóng cửa là do chủ đầu tư không mở bán sản phẩm và một số sàn còn hoạt động vì vẫn còn hàng để bán và còn hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.

Hiện nay giao dịch bất động sản tại Việt Nam bị chững lại, nhưng giá không giảm. Sau khi qua giai đoạn khó khăn thì chờ đến khi nào được giá mới bán. Rất nhiều đại gia trong ngành bất động sản hiện nay bên trong rất vất vả, rệu rã, tuy bên ngoài mọi thứ rất tốt. Tức là khả năng cầm cự thì có. Còn vì sao họ cầm cự được là vấn đề bên trong của họ

-Chuyên gia quản trị Duy Lê
Báo giới cũng dẫn nguồn từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh ghi nhận tổng số doanh ngiệp kinh doanh bất động sản giải thể có tỷ lệ tăng cao nhất, xấp xỉ 54%. Cơ quan này còn dự báo sẽ xảy ra xu thế một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản phải rời bỏ thị trường.

Theo báo cáo mới nhất của Cổng thông tin quốc gia cho thấy doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn có tỷ lệ tăng cao nhất lên đến 75,5%. Còn số doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 2/2020 thuộc vào tốp trong ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Bên cạnh đó cùng trong tháng 2/2020, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới được ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập Nguyễn Trí Hiếu, vào tối ngày 18/3, cho RFA biết ghi nhận của ông về tình hình kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đang trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp:

“Nói chung là tất cả những phân khúc thị trường, từ phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng đến bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp cho đến nhà ở đều đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm của nền kinh tế do tác động của dịch bệnh coronavirus. Ngành bất động sản đang thật sự gặp những khó khăn, mặc dù chưa đến mức gọi là khủng hoảng. Tôi chưa thấy tình trạng bán tháo bất động sản hoặc là việc bị vỡ nợ hàng loạt xảy ra. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp bất động sản đã ngừng hoạt động hoặc phá sản và tôi chưa thấy xảy ra một cách đại trà.”




Thị trường bất động sản tại Việt Nam, từ cuối năm 2018, đã được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đánh giá là gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút. Chủ tịch VNREA, ông Nguyễn Trần Nam tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam, diễn ra hồi cuối tháng 11 năm 2019, cho biết rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 3 năm qua gặp nhiều khó khăn và biến động. Đài RFA còn ghi nhận tình hình hoạt động kinh doanh của thị trường này trong gần 3 tháng dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, qua chia sẻ của một số doanh nghiệp và doanh nhân kinh doanh bất động sản.

Một doanh nhân không muốn nêu tên nói với RFA:

“Hiện nay, những nhà đầu tư mà gọi là đầu tư để xoay vòng đồng vốn tạo ra lợi nhuận thì ngay trong lúc này họ không chọn lựa bỏ vốn đầu tư vào thị trường bất động sản. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thì cũng như thế thôi. Còn những người nào đã sở hữu một lượng bất động sản và là những nhà đầu tư bất động sản thật sự, họ đang sở hữu những khối bất động sản đắt giá và khổng lồ thì coi như họ đóng băng khối bất động sản đó để chờ đến ngày thị trường nóng ấm trở lại rồi mới mạnh dạn đầu tư, chứ không bán đổ bán tháo.”

Viễn cảnh ra sao?

Ảnh minh họa: Các cửa hàng ở Hà Nội đóng cửa trong dịch COVID-19.
Ông Duy Lê, một chuyên gia quản trị độc lập, cũng là một nhà đầu tư về bất động sản cho RFA biết thị trường bất động sản tại Việt Nam không theo quy tắc cung-cầu của thị trường. Mặc dù các giao dịch bất động sản lắng xuống, đặc biệt trong dịch COVID-19 thì các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ, do bị kẹt dòng vốn bởi vay ngân hàng và tuy bán ra với giả rẻ hơn thị trường nhưng không có người mua. Chuyên gia Duy Lê cho biết thêm:

“Hiện nay, giao dịch bất động sản tại Việt Nam bị chững lại, nhưng giá không giảm. Sau khi qua giai đoạn khó khăn thì chờ đến khi nào được giá mới bán. Rất nhiều đại gia trong ngành bất động sản hiện nay bên trong rất vất vả, rệu rã, tuy bên ngoài mọi thứ rất tốt. Tức là khả năng cầm cự thì có. Còn vì sao họ cầm cự được là vấn đề bên trong của họ.”




Nhân hàng Nhà nước, vào chiều tối ngày 16/3 ra quyết định hạ một loạt lãi suất điều hành từ 0,5-1%/năm, gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Theo đó, các loại lãi suất ngân hàng mới được áp dụng từ

Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, trong đó có lãi suất điều hành và cả lãi suất trên thị trường 1 dĩ nhiên là sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất nói chung, bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Thế thì lãi suất giảm sẽ có lợi cho các nhà kinh doanh bất động sản là những doanh nghiệp, doanh nhân chủ yếu vay mượn của ngân hàng. Thế nhưng tại thời điểm này thì việc giảm lãi suất chỉ giúp cho các doanh nghiệp còn đứng vững được, còn trả nợ được và còn có cơ hội để phát triển. Có lẽ sẽ không giúp nhiều cho các doanh nghiệp hiện tại đang rất lao đao là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh khoản, tức là vấn đề tồn tại của họ đang bị treo trên sợi chỉ

-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Đài RFA nêu câu hỏi với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu rằng biện pháp giảm lãi suất ngân hàng như thế, giới kinh doanh bất động sản được hỗ trợ ra sao và được ông cho biết:

“Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, trong đó có lãi suất điều hành và cả lãi suất trên thị trường 1 dĩ nhiên là sẽ làm giảm mặt bằng lãi suất nói chung, bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Thế thì lãi suất giảm sẽ có lợi cho các nhà kinh doanh bất động sản là những doanh nghiệp, doanh nhân chủ yếu vay mượn của ngân hàng. Thế nhưng tại thời điểm này thì việc giảm lãi suất chỉ giúp cho các doanh nghiệp còn đứng vững được, còn trả nợ được và còn có cơ hội để phát triển. Có lẽ sẽ không giúp nhiều cho các doanh nghiệp hiện tại đang rất lao đao là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thanh khoản, tức là vấn đề tồn tại của họ đang bị treo trên sợi chỉ.”

Chuyên gia Duy Lê và vị doanh nhân ẩn danh còn cho rằng dù lãi suất giảm sẽ phần nào giúp bớt gánh nặng về đồng vốn vay đầu tư bất động sản. Thế nhưng, có thể tiên liệu các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam sẽ đối diện với nhiều khó khăn trong thời gian dài.

Báo mạng VOV.vn, vào ngày 17 tháng 3, dẫn lời ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, đề nghị với Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, hoãn thuế, khoanh nợ ngay sau khi dịch bệnh được khống chế để giúp cho doanh nghiệp có điều kiện khôi phục.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad