Mỹ và Việt Nam cùng im lặng ở Đà Nẵng - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Mỹ và Việt Nam cùng im lặng ở Đà Nẵng


Vậy là sau bao nhiêu đồn đoán, cuối cùng chiếc USS Theodore Roosevelt cặp cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2020, đúng hai năm sau ngày chiếc USS Carl Vinson cặp Đà Nẵng, và cũng đúng 55 năm toán thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ bãi biển Đà Nẵng (8/3/1965).

Lễ đón đoàn tàu Hải quân Mỹ tại cảng Tiên Sa. Ảnh: VGP

Không rõ có ai trong số những người lính thủy trên chiếc USS Theodore Roosevelt là con cháu của những người lính thủy quân lục chiến năm xưa? Hay có ai trong nhóm bộ đội biên phòng Đà Nẵng đón tàu hôm nay là con cháu những Việt Cộng đụng độ với thủy quân lục chiến Mỹ ở Vạn Tường sau cuộc đổ bộ?

Lịch sử thay đổi ngoạn mục dù ta muốn hay không muốn.

Một điều ai cũng dễ dàng nhận thấy là Theodore Roosevelt không ồn ào như Carl Vinson năm xưa. Lần này ta chả thấy tòa Bạch Ốc lẫn Ba Đình nói gì. Báo chí Mỹ thì bận loay hoay với các cụ già thất thập cổ lai hy người Mỹ: Bernie Sanders, Joe Biden, Donald Trump. Chỉ có một số kênh truyền thông tiếng Việt tò mò tọc mạch, một cái chuyện vẫn còn hấp dẫn người Việt năm châu.

Tôi thấy hai chuyện trong sự im lặng này.

Thứ nhất là hai bên biến chuyện tàu Mỹ lai vãng bờ biển Việt Nam thành một chuyện bình thường (a new normal). Nước Việt Nam cộng sản vẫn luôn “giương cao” chính sách ba không (không căn cứ, không liên minh, không liên minh chống nước thứ ba), để không làm phật lòng “người anh em thù hận” phương Bắc. Thế nhưng, như một nhà quan sát có lần nói với tôi: Cho một cái pháo đài nổi di động đó đậu trong cảng nhà mình, không liên minh thì là gì nữa!

Chuyện thứ hai là Washington chấp nhận trò chơi của Hà Nội, không chọc người Tàu.




Chuyện chấp nhận Hà Nội thật ra đã có từ bốn năm trước, từ khi ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Đảng trưởng, bước vào Tòa Bạch Ốc. Lúc ấy ông không kiêm chức chủ tịch, không có một chức vụ danh nghĩa nào ở Mỹ giống ông cả. Nhưng Tổng thống Mỹ tiếp ông, vì người Mỹ thực dụng, biết ông là người có thực quyền.

Nay cũng vậy, người Mỹ biết rằng hải quân còn dùng xuồng ba lá đó lại là đội hải quân có thể quần thảo với người Tàu, chỉ cần cho họ vài chiếc tàu của US Navy đã hoàn toàn khấu hao như chiếc Hamilton chẳng hạn, là họ có thể giúp người Mỹ khá đắc lực ngay.

Sự im lặng của Theodore Roosevelt cũng giống như sự im lặng của Tướng Vịnh khi đi Ngũ Giác Đài, của các tướng Mỹ đến Hà Nội, của các sĩ quan cấp tá Việt Nam đang được đào tạo tại Mỹ.

Hà Nội hiểu rất rõ Washington hơn Sài Gòn hiểu Washington ngày xưa. Hà Nội hiểu rằng, 3.200 cây số bờ biển của Việt Nam sát bên nước Tàu là một chỗ dựa tuyệt vời của Đệ Thất Hạm đội.

Người Mỹ cũng hiểu rằng, cuộc chiến ý thức hệ thời chiến tranh lạnh đã không còn gì nữa. Cuộc chiến ý thức hệ hiện nay nằm ở giữa lòng nước Mỹ giữa Bernie Sanders và Joe Biden chứ không phải giữa Donald Trump và Nguyễn Xuân Phúc.

Hai ông Donald và Phúc không có ý thức hệ gì với nhau hết. Ông Donald cầm cờ đỏ sao vàng của ông Phúc vẫy vẫy rất hồn nhiên (tôi đoán chắc là lần đầu tiên ông thấy lá cờ đó). Ông Donald cũng rất lớn tiếng chống cộng (và cộng đồng chống cộng ủng hộ ông ở hải ngoại vỗ tay hoan hô), nhưng ông chống cộng đây là ông dán nhãn cho ông Sanders thôi, chứ ông không chống ông Phúc đâu, ông thích chơi với ông Phúc.


© Jackhammer Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad