“Ngâm” hồ sơ có phải do cán bộ chưa quen việc? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

“Ngâm” hồ sơ có phải do cán bộ chưa quen việc?


Liên tiếp mấy năm gần đây, số lượng hồ sơ bị trễ hạn đã lên đến con số hàng chục ngàn, chủ yếu tập trung ở lãnh vực đất đai. Đơn cử một số địa phương có tình trạng này được nêu rõ như sau.

Ảnh minh họa người dân nộp hồ sơ liên quan đất đai.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Liên tiếp mấy năm gần đây, số lượng hồ sơ bị trễ hạn đã lên đến con số hàng chục ngàn, chủ yếu tập trung ở lãnh vực đất đai. Đơn cử một số địa phương có tình trạng này được nêu rõ như sau.

Trong năm 2018, TP. HCM tiếp nhận giải quyết hơn 14,2 triệu hồ sơ, trong đó có hơn 68.200 hồ sơ trễ hạn. Đây là con số được báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 diễn ra tại TP.HCM hôm 19/2/2019.

Ông Huỳnh Công Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM giải thích rằng, do lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết hàng năm quá lớn nên tỷ lệ hồ sơ trễ hạn dù chỉ dưới 1% vẫn là số lượng rất lớn.

Đến cuối năm 2019, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho hay trong năm đã giải quyết gần 502.100 hồ sơ, trong đó có gần 34.900 hồ sơ trễ hẹn, đa số về đất đai, nhà cửa.

Gần đây nhất là trường hợp xảy ra ở tỉnh Bình Định. Theo thống kê đầu năm 2020, số lượng hồ sơ giải quyết trễ hạn tại các địa phương cấp huyện, xã còn tồn đọng gần 4.000 hồ sơ. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu Thủ trưởng các sở ban ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND địa phương nhanh chóng giải quyết số hồ sơ trễ hạn, quá hạn vì lo ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng cải cách hành chính của tỉnh Bình Định.

Các địa phương giải thích rằng do phần mềm một cửa điện tử rắc rối nên nhiều cán bộ vẫn chưa quen việc.




Ông Thái Văn Đường, người từng làm tại UBND huyện Đông Anh, Hà Nội gần 10 năm cho RFA biết, tỷ lệ cán bộ năng lực yếu kém rất nhiều vì bộ phận tiếp nhận hồ sơ là bộ phận màu mỡ dành cho con ông cháu cha. Họ xét lý lịch khi tuyển dụng chứ không xét năng lực.

Tuy vậy, ông Thái Văn Đường không tin chuyện hồ sơ bị ngâm là do cán bộ chưa quen việc khi thao tác trên phần mềm công nghệ thông tin. Ông giải thích:

“Khi triển khai một phần mềm nào đó thì họ cho cán bộ các tỉnh về Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh tập huấn, rồi về huấn luyện lại cho nhân viên cấp huyện, cấp xã.

Do đó không thể có chuyện năng lực yếu kém nên ngâm hồ sơ. Họ cố tình ngâm hồ sơ. Nó hành người dận để moi tiền của người dân thôi. Lãnh vực đất đai là lãnh vực tham nhũng nhiều nhất. Gọi là một cửa chứ ngâm hồ sơ đến hai năm. Nay thiếu dấu chấm đưa cái phong bì. Mai thiếu dấu phẩy lại thêm một cái phong bì.

Gọi là một cửa chứ thực chất là phải đi rất nhiều cửa. Nếu không đút lót, không có phong bì thì giấy tờ đi rất là lâu.”


Theo nghị định thi hành Luật đất đai 2013, thời gian cấp sổ đỏ cho dân tối đa không quá 30 ngày trong những trường hợp đặc biệt.

Ông Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải nhỏ ở TP.HCM, cũng là cựu sĩ quan quân đội, kể rằng cách đây gần 10 năm ông hợp thức hóa căn nhà ông đang ở. Dù hồ sơ ông nộp không phải bổ sung gì nhưng họ ngâm mãi đến hai năm sau mới trả kết quả lại cho ông. Điều đó vượt quá thời hạn được qui định do Nhà nước đề ra.

Ông rút ra kinh nghiệm:

“Khi bạn đến cơ quan công quyền làm các loại giấy tờ (không riêng giấy tờ nhà đất), mà không làm qua dịch vụ thì dù có làm đầy đủ thủ tục, đầy đủ giấy tờ họ vẫn làm khó bạn. Hôm nào họ nói sai cái này, mai họ nói sửa cái khác...




Nó thành cái tập quán, thói quen xấu là muốn vòi vĩnh nên bày ra nhiều cái nhiêu khê, làm việc theo cảm tính. Khi người dân nộp hồ sơ, không bao giờ có cán bộ nào xem hồ sơ và nói cần bổ sung gì một lần.

Nếu không quen biết hoặc “bôi trơn”, tức không bồi dưỡng cho họ thì dứt khoát dân sẽ bị hành ít nhất là ba lần.”


Thủ tục hành chính trì trệ, quan liêu, chậm chạp đã xảy ra từ rất nhiều năm trước và chính quyền cũng nhiều lần cải cách.

Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính,với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Ông Minh Đức cho rằng chuyện nhũng nhiễu, vòi vĩnh đã ăn sâu vào tâm lý của nhân viên công lực Việt Nam từ bao lâu nay để kiếm tiền bồi dưỡng, dù số tiền đôi khi chẳng là bao.

“Vấn đề là ý thức của họ. Nhân viên công lực ở Việt Nam trong tất cả các ngành nghề, nếu kiếm chác được là họ bằng mọi cách kiếm chác chứ không bỏ lỡ cơ hội!”

Theo ghi nhận của RFA thì đa số người dân không tin vào cách giải thích của UBND tỉnh Bình Định khi họ cho rằng việc hồ sơ tồn đọng là do cán bộ chưa quen cách làm việc mới.

Đầu năm 2020, tại Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện đánh giá hài lòng của người dân, doanh nghiệp trong năm 2019, ông Vũ Thanh Lưu Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu rằng, hơn 98% người dân được khảo sát cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về thủ tục hành chính công.

Ông Lê Minh Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại, nói với RFA rằng phát biểu này hết sức chủ quan, áp đặt. Không thể nói 98% người dân hài lòng được.

Tại hội nghị sơ kết chương trình cải cách hành chính vào ngày 17 tháng 5 năm 2018, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định thành phố sẽ tiến hành kỷ luật nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu, có những biểu hiện “hành” dân khi thụ lý, giải quyết hồ sơ hành chính.


Diễm Thi
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad