Cơ sở cho nỗi lo về tham nhũng trong phân bổ tiền hỗ trợ vì dịch COVID-19 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Cơ sở cho nỗi lo về tham nhũng trong phân bổ tiền hỗ trợ vì dịch COVID-19



Mọi người xếp hàng để lấy gạo từ máy rút gạo tự động 24/7 trong dịch bệnh COVID-19 tại Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 4 năm 2020.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội diễn ra chiều 15/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Y tế và các quận, huyện được phân bổ ngân sách phải chủ động rà soát lại toàn bộ kết quả việc mua sắm, đảm bảo đúng quy trình, đúng giá, không để thất thoát, không để tiêu cực xảy ra.

Người đứng đầu thành phố Hà Nội cho rằng nếu lãnh đạo để xảy ra biểu hiện, việc làm móc ngoặc, nâng khống giá lên để tham ô, tham nhũng thì không chỉ mang tiếng với địa bàn thành phố, trên cả nước mà cả cộng đồng quốc tế.

Giải thích rõ hơn vì sao ông Nguyễn Đức Chung đề cập đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho hay:

“Trong mua sắm công có thể người chi tiền mua thường móc ngoặc với nguời bán. Nếu giá là 1 thì người ta có thể khống lên thành 1,5 và ăn chia đâu đấy trong khoản 0,5. Đấy là một hiện tượng thường phổ biến trong mua sắm công, xảy ra ở khắp thế giới nếu không có sự giám sát rất kỹ lưỡng.”

Vẫn theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, lãnh đạo đưa ra cảnh báo như việc người đứng đầu Hà Nội vừa làm là tốt vì chuyện tham nhũng từ việc lớn đến việc nhỏ là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra trên dải đất chữ S.

Đặc biệt, tần suất lãnh đạo nhà nước nhắc đến việc không để xảy ra tiêu cực khi cứu trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 ngày càng tăng sau khi Chính phủ Hà Nội ban hành Nghị quyết về các biện pháp với gói hỗ trợ trị giá hơn 62.000 tỉ đồng hướng tới 20 triệu người dân vào ngày 10/4.




Cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hay Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đều lên tiếng nhắc nhở trong việc công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách khi thực hiện cứu trợ.

Trong đó, theo lời ông Đào Ngọc Dung thì những người lao động tự do cần được quan tâm nhưng lại là nhóm khó xác định nhất, dễ nảy sinh hệ lụy.

Dưới góc nhìn cá nhân, Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng cho rằng các quan chức thường xuyên lên tiếng kêu gọi không tham nhũng thời gian gần đây là điều dễ hiểu. Ông lập luận:

“Chúng ta đều biết chuyện này không phải không có tiền lệ, rất nhiều nhóm chiếm chỗ cho những người có hoàn cảnh dễ tổn thương trong xã hội từ trước đến nay. Thậm chí đối với những việc giúp đỡ những người nghèo của người làm thiện nguyện, từ thiện tự giác của người dân. Chuyện ăn chặn, ăn bớt hoặc không đến được tận tay người dân là chuyện người ta lo ngại trong dịp trợ giúp phòng chống coronavirus này cũng là điều dễ hiểu.”

Nói rõ hơn về những cách thức trục lợi tiền cứu trợ người dân của các cán bộ nhà nước, Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích:


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad