GS Trần Văn Thọ: Tin ‘tặng 2.000 máy thở’ là không chính xác - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

GS Trần Văn Thọ: Tin ‘tặng 2.000 máy thở’ là không chính xác


Giáo sư Trần Văn Thọ khẳng định ông cùng với Giáo sư Trần Ngọc Phúc giúp “chuyển giao công nghệ” máy trợ thở cho Việt Nam để chống dịch Covid-19, còn tin tức nói hai giáo sư “tặng” 2.000 chiếc máy là “không chính xác”.

Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

Giáo sư Trần Văn Thọ hiện sống và làm việc ở Nhật Bản khẳng định với VOA hôm 31/3 rằng một số cơ quan báo chí Việt Nam tường thuật “không chính xác” hôm 30/3 về một đề án trong đó ông cùng người bạn là Giám đốc công ty Metran giúp Việt Nam sản xuất máy thở.

Theo quan sát của VOA, trang web của đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đăng tin lúc 5h kém 15 chiều ngày 30/3 nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong một cuộc họp của chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 rằng hai giáo sư người Việt ở Nhật Bản, Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc, “đã tuyên bố sẽ tặng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 2.000 chiếc máy trợ thở”.



Vẫn bản tin của VTV viết tiếp rằng hai giáo sư “sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong nước sản xuất máy trợ thở”. Nội dung tin này cũng được VTV phát trên sóng truyền hình vào tối 30/3.

VOA quan sát thấy vào khoảng 9h tối cùng ngày, hàng loạt trang tin chính thống và diễn đàn mạng xã hội cùng loan tải, chia sẻ tin này, trong đó có VTC News, VietnamBiz, VietnamFinance, Phụ Nữ Online, Sức Khỏe Cộng Đồng, Biendongvn.net, Voz, Otofun, Linkhay, v.v…

Ít lâu sau khi tin tức này xuất hiện, một số người sử dụng mạng xã hội tỏ ý nghi ngờ về các chi tiết trong bản tin.

Họ cho rằng máy trợ thở là loại thiết bị đắt tiền, trong khi hai giáo sư “không phải là doanh nhân hoặc tỉ phú”, nên có thể là hai nhà trí thức giúp Việt Nam theo hình thức khác, không phải là “tặng” hàng nghìn máy thở.

Để kiểm chứng thông tin về vấn đề này, VOA liên lạc qua email với Giáo sư Trần Văn Thọ, chuyên ngành kinh tế tại Đại học Waseda, Tokyo, vào sáng 31/3, giờ Nhật Bản.

Giáo sư Thọ, người cũng là thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, khẳng định trong email hồi âm cho VOA rằng “mới đây một số cơ quan truyền thông có thông tin không chính xác” về việc ông và đồng nghiệp tại Nhật tài trợ máy trợ thở.




Ông cho VOA biết rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ Nhật Bản, ông lo lắng cho quê nhà và tư vấn với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chính phủ cần “chuẩn bị cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiện tại và sản xuất một số lượng dự phòng”.

Trong vài tuần gần đây, số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đã tăng nhanh lên hơn 200 người. Các quan chức y tế Việt Nam được báo chí trong nước dẫn lời cho hay các bệnh viện cả nước có tổng cộng khoảng 4.000 máy thở, riêng Hà Nội có 260 máy.

Một loại máy thở được sử dụng ở New York để giúp điều trị Covid-19

Những người am hiểu về y tế nhận định nếu lượng bệnh nhân còn tiếp tục tăng, cộng với các những người khác cũng cần điều trị bệnh đường hô hấp lên đến hàng nghìn người, Việt Nam sẽ gặp khó khăn về máy thở.

Theo tính toán riêng của Giáo sư Thọ và Giám đốc Metran Trần Ngọc Phúc, Việt Nam trước mắt cần sản xuất 2.000 chiếc máy trợ thở, và trong vòng 3 tháng sau đó, cần tăng lên 10.000 chiếc.




Nếu thực hiện được, việc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế, vì "trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy này”, Giáo sư Thọ viết trong email trả lời VOA.

Ông cho biết thêm ông đã bàn về tính khả thi của đề án này với Giáo sư Trần Ngọc Phúc, một cựu du học sinh tại Nhật và là người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở.

"Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh Trần Ngọc Phúc đồng ý chuyển giao công nghệ này về Việt Nam”, Giáo sư Thọ nói.

Với các thông tin tốt lành này, Giáo sư Thọ gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 28/3, và hôm sau Thủ tướng Phúc liên lạc qua điện thoại với Giáo sư Thọ ở Nhật Bản để báo rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “rất tán thành” đề án này và đề nghị “giúp triển khai ngay", Giáo sư Thọ cho VOA biết.

Vẫn theo ông Thọ, trong phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác chống dịch Covid 19 chiều ngày 30/3, Thủ tướng Phúc giao đề án cho một thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách làm đầu mối, và Công ty Metran sẽ cùng với phía Việt Nam “triển khai sản xuất ngay” trong tháng 4 sắp tới.

Trong trao đổi quaemail với VOA, Giáo sư Trần Văn Thọ khẳng định ông cùng với Giáo sư Trần Ngọc Phúc giúp “chuyển giao công nghệ” máy trợ thở cho Việt Nam để chống dịch Covid-19, còn tin tức nói hai giáo sư “tặng” 2.000 chiếc máy là “không chính xác”.

Ở thời điểm sáng 31/3, giờ Việt Nam, VOA quan sát thấy nhiều người sử dụng mạng xã hội ở trong nước ca ngợi việc hai giáo sư Việt kiều ở Nhật Bản giúp chuyển giao công nghệ về máy thở là “nghĩa cử cao đẹp và gây xúc động”.



© VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad