Hệ lụy của Đại dịch đối với Đông Nam Á - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Hệ lụy của Đại dịch đối với Đông Nam Á


Source: Bilahari Kausikan, The Consequences of the Pandemic for Southeast Asia | Global Brief
Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.


Hình minh họa: Hệ lụy của Đại dịch đối với Đông Nam Á - The Consequences of the Pandemic for Southeast Asia/ BILAHARI KAUSIKAN April 1, 2020

Lời tựa: Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài luận quan trọng của Bilahari Kausikan trên Global Brief ngày 1/4/2020 về những hệ lụy của Đại dịch Covid-19 đối với khu vực Đông Nam Á. Kausikan là cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiến lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận đưa ra nhiều đánh giá, phân tích rất đáng nghiền ngẫm thêm về những khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng hiện nay.

***

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ.




Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị. Thế giới về sau sẽ không còn như cũ. Trong diễn đàn Geo-Blog này, tôi suy đoán về tác động có thể có của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á - một trong những khu vực đầu tiên mà dịch bệnh từ Trung Quốc lây sang.

Tác động về Kinh tế

Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.
Ngay cả trước khi có dịch Covid-19, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã có tác động toàn cầu. Đại dịch hiện nay cũng đã bộc lộ tính chất dễ tổn thương của sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Một số tập đoàn đã phòng ngừa rủi ro Trung Quốc. Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đã bắt đầu trước đại dịch vì chi phí gia tăng ở Trung Quốc, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những hạn chế an ninh mà Mỹ đặt ra cho các công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực vốn không có tính chất nhạy cảm về an ninh như phụ tùng ô tô và các thành phần hoạt chất dược phẩm.

Việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng có thể có tác động dài hạn lâu dài đối với quá trình toàn cầu hóa. Những gì hiện tại không rõ ràng là mức độ mà các nhà sản xuất và nhà cung cấp nước ngoài sẽ hoặc có thể làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Quá trình tìm tòi hàng thập kỷ của Nhật Bản đối với nhân tố “cộng 1” trong chiến lược “Trung Quốc +1” cho thấy không dễ dàng khi đa dạng hoá ra khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu Trung Quốc có thể phục hồi sản xuất nhanh hay không và liệu sự phục hồi của Trung Quốc sẽ theo hình chữ V hay chữ U. Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi nhanh chóng. Do tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, tất cả chúng ta có thể hi vọng rằng Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ nhận thấy rằng việc đưa ra lệnh dừng sản xuất đơn giản hơn việc ra lệnh tiếp tục sản xuất.

Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi nhanh chóng. Do tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, tất cả chúng ta có thể hi vọng rằng Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ nhận thấy rằng việc đưa ra lệnh dừng sản xuất đơn giản hơn việc ra lệnh tiếp tục sản xuất.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bình luận rằng trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu bình thường, các hiểm họa vẫn còn tiềm ẩn. Các chuỗi cung ứng trong Trung Quốc sẽ cần thời gian để phục hồi. Không phải tất cả các công nhân nhập cư đã quay trở lại làm việc. Nhiều nguy cơ sức khoẻ có thể quay trở lại nếu công nhân nhập cư quay lại làm việc và việc đi lại giữa các quốc gia được nối lại. Trung Quốc, giống như Đài Loan, Hồng Kong và Singapore, hiện nay đang cố gắng để ngăn chặn làn sóng nhiễm bệnh nhập khẩu lần thứ hai. Một số cảnh báo sức khoẻ cần thiết vẫn tiếp tục nặng nề. Các hoạt động kinh tế dường như bắt đầu ổn định trở lại đối với các xí nghiệp lớn, nhưng vẫn thấp đối với các đơn vị vừa và nhỏ. Hơn 90% xí nghiệp Trung Quốc có quy mô vừa và nhỏ, chiếm 60% GDP Trung Quốc và tạo 80% công ăn việc làm. Giả sử nếu không có sự bùng phát của dịch Covid 19 lần thứ hai, các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ phục hồi trở lại. Chính bởi tác động đối với sự ổn định kinh tế, các công ty vừa và nhỏ nhận được sự quan tâm đặc biệt trong các biện pháp hỗ trợ và kích thích mà ĐCS Trung Quốc đưa ra.




Ngày càng có nhiều biện pháp được tiến hành. Nhưng điều này cũng có thể thúc đẩy các rủi ro hệ thống vốn tồn tại đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cũng không phải là quá trình hoạch định chính sách kinh tế hoàn toàn độc lập. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc buộc phải cân bằng giữa các tính toán đối lập trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2018, tiêu dùng cá nhân chiếm 38,7% GDP Trung Quốc. Từ góc độ đó, vào cùng năm, tiêu dùng cá nhân của toàn cầu dựa trên 152 quốc gia chiếm 63,6%. Rõ ràng. nhu cầu bên ngoài sẽ có tác động to lớn đến sự phục hồi của Trung Quốc. Khi bệnh dịch lan tràn ở Châu Âu và Mỹ, nhu cầu toàn cầu sẽ chậm lại, tác động tới tăng trưởng của Trung Quốc. Trung Quốc và Phương Tây cần nhau để phục hồi. Ở trường hợp xấu nhất, các chính sách thắt lưng buộc bụng liên tiếp và ngày càng tăng cường tại Trung Quốc, Mỹ và EU có thể sẽ dấn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nếu xảy ra suy thoái kinh tế, động lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ ngày càng ít đi cho đến khi kinh tế toàn cầu phục hồi. Một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ kéo dài. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phạm vi áp dụng các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế chủ chốt, với lãi suất vốn thấp và hầu hết các nền kinh tế lớn đều đối mặt với thâm hụt ngân sách nặng nề. Trong bất kể trường hợp nào, liệu các biện pháp kích thích thông thường có thể trấn áp khủng hoảng niềm tin hay không? Tuy nhiên nếu có thể tránh được trường hợp xấu nhất và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng, vẫn sẽ có ít động lực để đa dạng hoá ngay lập tức.

Tóm lại, việc có những nỗ lực đáng kể nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc không phải là điều hiển nhiên, mặc dù đã có một số dấu hiệu đa dạng hoá sẽ chắc chắn diễn ra. Đông Nam Á có thể đưa ra cơ sở sản xuất thay thế. Một số hãng đã hoàn tất việc chuyển đổi sản xuất để tránh thuế từ Mỹ và chi phí gia tăng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc dịch chuyển sang Đông Nam Á không phải tự diễn ra. Tình trạng “nút thắt cổ chai” (bottleneck) trong hệ thống sản xuất cũng như lao động có kỹ năng cần phải được giải quyết. Hệ thống quy định trong các lĩnh vực như thuế, các quy định lao động và hệ thống tư pháp cần phải điều chỉnh theo hướng thân thiện với môi trường kinh doanh hơn. Các vấn đề an ninh Mỹ cũng sẽ cần được giải quyết.

Các ảnh hưởng Chính trị

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cho rằng tác động kinh tế của dịch Covid-19 còn tồi tệ hơn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thủ tướng Malaysia, Mahathir cũng lập luận tương tự, đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Nếu những nhà lãnh đạo này nhận định đúng thì những hệ lụy chính trị là điều tất yếu ngay cả khi không thể dự đoán bản chất chính xác của những hệ lụy này ngay từ bây giờ -thậm chí tình hình còn tệ hơn vậy nếu có một cuộc đại suy thoái toàn cầu kéo dài.




Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Suharto ở Indonesia cũng như việc Thủ tướng Malysia kế nhiệm lúc đó, ông Muhammad Mahathir đã bãi nhiệm và bỏ tù Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim. Ở Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và hệ thống xã hội nước này và cuối cùng đã dẫn đến việc ông Thaksin Shinawatra, một lãnh đạo phi truyền thống lên nắm quyền. Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ và giận dữ của giới tinh hoa chính trị truyền thống Thái Lan, phe đã tiến hành hai cuộc đảo chính. Khoảng hơn hai thập niên sau, hệ lụy của những sự kiện đó vẫn còn dư âm tại các quốc gia này. Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng với Việt Nam và Philippines là các thành viên ASEAN có tiềm năng thu lợi lớn nhất từ bất cứ sự thay đổi nào có thể diễn ra, miễn là những nước này nắm được những điều căn bản. Nhưng liệu những nước này có thể làm vậy không? Yếu tố quan trọng là nội trị của những nước này.

Ở Malaysia, liên minh lật đổ chính phủ của Mahathir quan tâm đến việc chứng tỏ năng lực của mình trong quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ mới còn mong manh và đấu đá nội bộ lẫn nhau. Việc tập trung mạnh hơn vào các chính sách thân Malaysia, thân Hồi giáo đã khiến cho chính sách kinh tế đi theo hướng không nhất thiết có lợi cho đầu tư nước ngoài. Indonesia vẫn chưa ổn định trở lại hậu cân bằng quyền lực Suhharto. Tổng thống Jokowi đang cố gắng kiềm chế đảng Hồi giáo chính trị mà ông từng giành chiến thắng ở nhiêm kỳ thứ hai, đồng thời gắn kết nội các của mình và thúc đẩy cải cách kinh tế. Một số đảng viên trong nội các của Jokowi dường như không mấy mặn mà về gói cải cách kinh tế của ông. Ở Thái Lan, xung đột chính trị đã bị đóng băng, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Quyền lực vẫn là ưu tiên của chính phủ do quân đội hậu thuẫn. Chính phủ sẽ phải kiểm soát các căng thẳng liên tục, đồng thời phải đối phó với một vị vua mới khó lường.

Sự yếu kém của một số chính phủ trong việc phản ứng với dịch Covid-19 gần như dẫn đến sự thụt lùi công khai và gây ra các bất ổn chính trị trong những chính phủ này ngay cả khi tác động tiêu cực về kinh tế của dịch bệnh được giảm nhẹ. Các bi kịch về chính sách và chính trị trong tương lai của Myanmar và Philippines, khi phải lần lượt đối mặt với các cuộc bầu cửnăm nay và năm 2022 vẫn bất định.

Không ai đoán được Campuchia sẽ phát triển như thế nào sau thời của chính quyền Hun Sen. Các nước ASEAN duy nhất có nền chính trị cơ bản ổn định và liên tục có thể kể đến là Brunei, Singapore, Lào và Việt Nam. Nhìn chung, đây không phải là một tình huống mấy thuận lợi cho sự lạc quan to lớn về khả năng tối ưu hóa cơ hội tiềm năng của khu vực.

Các hệ lụy Địa chính trị

Phản ứng chậm trễ và thiếu nhất quán của châu Âu và Mỹ so với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đã dẫn đến một số đánh giá phóng đại về tác động của dịch bệnh đối với trật tự toàn cầu. Ví dụ, cựu Trợ lý Ngoại trưởng của Tổng thống Obama, ông Kurt Campbell trong một bài viết gần đây trên tạp chí Foreign Affairs đã cho rằng việc xử lý yếu kém của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng bá quyền ở châu Á-Thái Bình Dương. Những đánh giá mang tính báo động như vậy phản ánh sự chán ghét sâu sắc đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, và có lẽ là mong muốn đưa lại cho Đảng Dân chủ nhiều dư địa hơn trong cuộc bầu cử tổng thống.




Thực tế là cả Trung Quốc và phương Tây đều chịu thiệt hại về chính trị và kinh tế nặng nề do cuộc khủng hoảng Covid-19. Cả hai bên bước đầu đều bị rối loạn do cố gắng che đậy hoặc hạ thấp tính nghiêm trọng của đại dịch này. Mặc dù phản ứng của phương Tây có thể đã tốt hơn, thì việc bất cứ nền dân chủ phương Tây nào phản ứng với khủng hoảng tương tự như cách phản ứng của Trung Quốc là điều không thể xảy ra. Như đã đề cập trước đó, phương Tây có cách riêng của mình và cuối cùng sẽ kiềm chế được đại dịch. Trung Quốc và phương Tây cần nhau trong việc hồi phục từ sự sụp đổ kinh tế.

Thật đáng tiếc khi cho rằng các chính phủ và nhân dân ở châu Á-Thái Bình Dương quá ngây thơ hay thiếu hiểu biết đến mức không thể đưa ra những phán xét đầy sắc thái như vậy, và sẽ chấp nhận mù quáng luận điệu tuyên truyền của cả hai bên. Khi đại dịch cuối cùng cũng kết thúc, sẽ không có những thay đổi quá lớn đối với cán cân quyền lực tương đối giữa Mỹ cùng với các đồng minh và Trung Quốc- cũng như với những xu hướng luôn mang tính tương đối đã bắt đầu một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát.

Khi đại dịch cuối cùng cũng kết thúc, sẽ không có những thay đổi quá lớn đối với cán cân quyền lực tương đối giữa Mỹ cùng với các đồng minh và Trung Quốc- cũng như với những xu hướng luôn mang tính tương đối đã bắt đầu một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát.
Sau đợt đại dịch, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là những người chơi quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực. Cả hai đều không thể bị làm ngơ. Các quốc gia trong khu vực sẽ vẫn muốn duy trì mối quan hệ tốt với cả hai nước lớn này – thậm chí kể cả khi niềm tin đối với hai quốc gia này xuống thấp, theo như một số cuộc khảo sát đã nhất quán chứng minh. Chính quyền Trump vẫn thể hiện sự thiếu nhất quán sẵn có trong chính sách đối ngoại của Mỹ, còn sự quyết đoán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây đã bắt đầu gây ra phẫn nộ, trong khi chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông đã làm lộ ra một số điều không tường minh trong câu chuyện của Trung Quốc. Đợt đại dịch này có thể khuấy động sự mất lòng tin trong khu vực đối với cả hai quốc gia này.




Những nước trung cường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò riêng trong khu vực phù hợp với lợi ích của chính họ. Bị chi phối bởi lòng nghi kị đối với một nước Trung Quốc độc đoán và một nước Mỹ ngày càng theo xu hướng “đổi trác”, những đồng minh chính thức của Mỹ có thể sẽ tìm cách tự chủ hơn để theo đuổi lợi ích riêng trong liên minh. Nhật Bản gần đây đang ở trong chiều hướng đó, và Ấn Độ thì chưa bao giờ là đội phó của bất kỳ ai. Điều này có lẽ thúc đẩy xu thế đa cực tự nhiên của của khu vực, hơn là nghiêng về bá quyền của Trung Quốc.

Điều mà tương quan lực lượng tương đối sẽ không thay đổi ngay lập tức không có nghĩa là đại dịch này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng chiến lược nào. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không né tránh sử dụng đại dịch này để chĩa mũi tuyên truyền chống lại đối phương. Điều này chỉ càng khoét sâu căng thẳng giữa hai nước và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, những tính toán nội bộ là quan trọng nhất đối với cả hai quốc gia.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng chủ nghĩa dân tộc để sửa chữa những tổn hại nội bộ về uy tín mà ĐCS Trung Quốc phải hứng chịu. Sau khi khiến một đợt cháy rừng bùng nổ và lan toả, Trung Quốc bây giờ đang cố gắng tập trung khả năng của mình để kiềm chế ngọn lửa mà Trung Quốc cho phép lan toả đầu tiên. Bắc Kinh đang đề nghị trợ cấp và cố vấn cho các quốc gia bị ảnh hưởng, tìm cách đối lập họ với một nước Mỹ với hy vọng các nước sẽ không để ý lầm lỗi của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kiểm duyệt trong nước nhiều hơn và sự tán dương ngày càng lớn đối với vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy ĐCS Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân dân của nước này, chứ chưa nói đến những đối tượng khác. Điểm yếu của Trung Quốc cũng như điểm mạnh của nước này ngay bây giờ đã được minh chứng.

Tăng trưởng chậm có thể khiến việc thực hiện các cam kết mà Bắc Kinh đưa ra trong giai đoạn I của thỏa thuận thương mại với Mỹ trở nên khó khăn. Chính quyền Trump có thể làm gia tăng căng thẳng khi mà chíến dịch tranh cử Tổng thống đang nóng và nền kinh tế Mỹ đang lạnh. Lúng túng trong xử lý dịch có thể khiến Trump mất nhiệm kỳ 2, điều mà ai cũng nghi ngờ rằng Đảng dân chủ tự họ thì khó thể thành công. Trump sẽ cần một sự phân tâm và khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ đối với việc sử dụng Trung Quốc như một “tội đồ”. Ứng cử viên Đảng Dân chủ cũng sẽ không muốn thể hiện “mềm mỏng” đối với Trung Quốc. Nếu Tổng thống Mỹ tiếp theo đến từ Đảng Dân chủ, có thể căng thẳng sẽ gia tăng vì các vấn đề nhân quyền và lao động sẽ nổi bật hơn trong tính toán của Mỹ.

Về trung hạn, những tính toán xoay quanh những lỗ hổng và đa dạng hoá chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, nếu có một nỗ lực nào đó được cụ thể hoá, sẽ tăng cường vai trò của một số nhóm người ở Mỹ ủng hộ “phân tách (decoupling)” và có thể tạo điều kiện cho việc phân tách trong một số lĩnh vực cụ thể. Việc phân ly kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định đã xảy ra trong một mức độ nào đó. Đông Nam Á đã phải đối mặt với những tình huống khó xử như thế này.




Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các nền kinh tế lớn khác vốn đã được củng cố thêm do tốc độ lan truyền virus sang nước Mỹ và châu Âu. Sự phụ thuộc lẫn nhau này sẽ khiến cho việc phân ly hệ thống trở nên khó khả thi, trừ khi đại dịch kéo dài trong nhiều năm hoặc virus biến đổi thành một dạng nguy hiểm hơn mà gây ra sự hoảng loạn lớn hơn. Ảnh hưởng xấu đến Đông Nam Á khi đó sẽ rất sâu sắc.

Tuy nhiên, những thay đổi địa chính trị dài hạn quan trọng nhất thậm chí có thể sẽ xảy ra độc lập với đại dịch, hoặc khi đại dịch nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.

Những thay đổi địa chính trị dài hạn quan trọng nhất thậm chí có thể sẽ xảy ra độc lập với đại dịch, hoặc khi đại dịch nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.
Toàn bộ các ngành công nghiệp cũng có thể được “nội địa hóa”, được chi phối bởi những cân nhắc chính trị trong nước của các nền kinh tế lớn, thay vì các mối quan tâm về chiến lược, an ninh hoặc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Những tính toán mới về lợi ích của các cường quốc có thể đẩy Đông Nam Á xuống “vũng nước tù đọng” của thế giới, chỉ quan trọng với các cường quốc khu vực và lân cận. Điều này về cơ bản sẽ thay đổi môi trường chiến lược của ASEAN.

Khi chuỗi cung ứng bị thu hẹp hoặc biến mất, triển vọng phát triển của các thành viên kém phát triển trong ASEAN có thể bị tác động nghiêm trọng. Những quốc gia thành viên khác có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Dự án của ASEAN về việc đưa Đông Nam Á trở thành một nền tảng sản xuất chung có thể hầu như không thu hút đối với các nền kinh tế lớn. Nếu chuỗi cung ứng hầu như chẳng mang lại lợi thế cạnh tranh, tại sao cần có một nền tảng sản xuất khu vực?

Mục đích chủ đạo của ASEAN là quản lý sự đa dạng sơ khai vốn gây chia rẽ Đông Nam Á và làm phức tạp mối quan hệ giữa các thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực là dự án bao trùm ASEAN kể từ năm 1967. Nếu điều này trở nên không còn quan trọng đối với tăng trưởng của một số quốc gia thành viên, thì nó sẽ có ý nghĩa gì đối với quan hệ song phương trong ASEAN? ASEAN sau đó sẽ đi về đâu? Quỹ đạo khu vực có thể lái theo hướng hoàn toàn mới. Liệu Đông Nam Á sẽ một lần nữa được coi là “vùng Balkan của Châu Á”?

Bilahari Kausikan, cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiế lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận được đăng trên Global Brief ngày 1/4/2020.


© Bilahari Kausikan
    Nguyễn Thị Lan Hương dịch
    Đỗ Hả hiệu đính
    Nghiên Cứu Biển Đông
Nguồn: Bilahari Kausikan, The Consequences of the Pandemic for Southeast Asia | Global Brief

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad