Kêu gọi giới chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Kêu gọi giới chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19


Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng về dịch virus Vũ Hán này thì tôi quan sát thấy có 3 người là lãnh đạo cao cấp đã kêu gọi về vấn đề chung tay tương thân tương ái và góp tiền để chống dịch COVID-19. Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ba vị trong ‘tứ trụ’ đều kêu gọi như thế. Tôi thấy rằng Đảng CSVN có một câu là ‘đảng viên đi trước, làng nước theo sau’. Vì vậy tôi nghĩ ngay đến các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, bao gồm các ủy viên của Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, rồi các chủ tịch và phó chủ tịch của các tỉnh, bí thư và phó bí thư của các tỉnh…làm gương trước trong việc đóng góp tiền của ưu tiên cho mua thiết bị y tế và có thể đóng góp thêm cho các chi tiêu trong những khu cách ly hiện nay. -Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện

Ảnh minh họa: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (hàng thứ nhất, bìa phải sang).


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Kêu gọi lãnh đạo cấp cao quyên góp chống COVID-19

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia sẻ với RFA về lời kêu gọi giới chức lãnh đạo Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19 mà ông đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào hôm 30/3:

“Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng về dịch virus Vũ Hán này thì tôi quan sát thấy có 3 người là lãnh đạo cao cấp đã kêu gọi về vấn đề chung tay tương thân tương ái và góp tiền để chống dịch COVID-19. Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ba vị trong ‘tứ trụ’ đều kêu gọi như thế. Tôi thấy rằng Đảng CSVN có một câu là ‘đảng viên đi trước, làng nước theo sau’. Vì vậy tôi nghĩ ngay đến các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, bao gồm các ủy viên của Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, rồi các chủ tịch và phó chủ tịch của các tỉnh, bí thư và phó bí thư của các tỉnh…làm gương trước trong việc đóng góp tiền của ưu tiên cho mua thiết bị y tế và có thể đóng góp thêm cho các chi tiêu trong những khu cách ly hiện nay.”

Đài RFA ghi nhận trong tháng 3, khi dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, thì truyền thông trong nước liên tục cập nhật thông tin nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quyên góp tiền của trước lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước Việt Nam rằng cần chung tay chống dịch bệnh.

Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng về dịch virus Vũ Hán này thì tôi quan sát thấy có 3 người là lãnh đạo cao cấp đã kêu gọi về vấn đề chung tay tương thân tương ái và góp tiền để chống dịch COVID-19. Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ba vị trong ‘tứ trụ’ đều kêu gọi như thế. Tôi thấy rằng Đảng CSVN có một câu là ‘đảng viên đi trước, làng nước theo sau’. Vì vậy tôi nghĩ ngay đến các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, bao gồm các ủy viên của Bộ Chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng, rồi các chủ tịch và phó chủ tịch của các tỉnh, bí thư và phó bí thư của các tỉnh…làm gương trước trong việc đóng góp tiền của ưu tiên cho mua thiết bị y tế và có thể đóng góp thêm cho các chi tiêu trong những khu cách ly hiện nay

-Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Qua trang Facebook Thông tin Chính phủ, vào ngày 30/3 cho biết tính đến sáng cùng ngày đã có xấp xỉ 545 tỷ, bao gồm tiền và hiện vật đăng ký ủng hộ chống dịch COVID-19. Trong đó, số tiền đã chuyển là 221 tỷ đồng.

Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin cụ Lê Thị Chi, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 91 tuổi ở Đà Nẵng đóng góp 5 triệu đồng tiền tiết kiệm để hỗ trợ chống dịch hay thông tin về nhiều doanh nghiệp quyên góp hàng trăm tỷ đồng; điển hình như Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 5 tỷ tiền mặt chống dịch, 20 tỷ đồng cho các nghiên cứu chống dịch và 100 tỷ đồng để mua thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19.

Một thông tin khác cũng được dư luận chú ý là thông báo từ Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, tại buổi họp vào chiều ngày 26/3, rằng Chính quyền TP.HCM thống nhất sẽ giảm một nửa thu nhập tăng thêm trong năm 2020 của cán bộ, công chức để hỗ trợ cho 600.000 người lao động ở thành phố bị mất việc do dịch COVID-19.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh với RFA, theo quan điểm của ông, Đảng CSVN cần phát động phong trào đảng viên quyên góp phòng chống dịch COVID-19 và giới chức lãnh đạo cấp cao khởi động ngay để làm gương thì sẽ rất giúp ích một cách hiệu quả cho những lời kêu gọi “chung tay góp sức” của chính ba vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.

Thực tế ra sao?

Liên quan thông báo về Chính quyền TP.HCM giảm thu của cán bộ để hỗ trợ chống dịch COVID-19, Đài RFA liên lạc với một công an phường ở thành phố, anh NMQ chia sẻ rằng anh sẵn sàng chịu giảm lương để cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Tuy nhiên quan trọng hơn, đó là nhiệm vụ được giao nên phải hoàn thành.

Anh Thái Văn Đường, từng làm việc tại Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cho biết cán bộ, nhân viên làm việc ở các cơ quan nhà nước bắt buộc phải thực hiện mỗi khi cơ quan ra yêu cầu quyên góp.

“Trước đây, tôi làm việc ở trong ủy ban thì có chủ trương là mỗi một cán bộ công nhân viên chức quyên góp một, hai ngày lương thì bị trừ trực tiếp và số tiền đó được chuyển kín trong nội bộ nên cũng không biết đi về đâu.”




Đối với lời kêu gọi trên mạng xã hội của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, anh Thái Văn Đường cho rằng:

“Thật sự ra thì lời kêu gọi cũng thiết thực thôi, thế nhưng hiệu quả được bao nhiêu mới là điều quan trọng. Tôi đã từng làm trong ủy ban 10 năm và tôi nghỉ làm việc ở đấy từ năm 2015 đến giờ, tổng cộng 15 năm rồi mà tôi chưa thấy một ông nào bỏ ra đến 10 triệu để gọi là ủng hộ. Thậm chí có những đợt lũ lụt khắc nghiệt ở miền Trung mà họ cũng chẳng bỏ ra một xu nào. Họ chỉ kêu gọi để mị dân thôi.”

Add caption
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cụ Lê Thị Chi góp 5 triệu tiền tiết kiệm của bà để chống dịch COVID-19. Courtesy: VGP News
Anh Thái Văn Đường lý giải điều mà anh cho là “kêu gọi để mị dân” bởi vì sự kêu gọi đó nhắm vào tấm lòng tương trợ cộng đồng trong dịch bệnh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Thế nhưng, lời kêu gọi quyên góp thực chất là một mệnh lệnh của chính quyền đối với doanh nghiệp, không ủng hộ không được. Anh Thái Văn Đường nói rằng doanh nghiệp thông thường nhận được văn bản từ cơ quan chính quyền, mà gọi nôm na là ‘giấy xin tiền’ có đề ra một mức đóng góp cụ thể tối thiểu và đương nhiên doanh nghiệp phải quyên góp không thể ít hơn số tiền tối thiểu đó.

Thêm vào đó, còn có những trường hợp quyên góp vì ẩn chứa những mục đích khác. Anh Thái Văn Đường trưng dẫn:

“Ví dụ như trong đợt phòng chống dịch này thì báo chí thổi phòng Tập đoàn Vingroup tài trợ cái nọ, tài trợ cái kia. Thật ra không phải như thế đâu. Nếu nhìn một cách khách quan thì Tập đoàn Vingroup chuẩn bị lấy mấy trăm héc-ta đất vàng ở khu vực Láng-khu đô thị Hòa Lạc để làm khu đô thị lớn ở đây. Cho nên toàn là đánh đổi cả thôi, bao giờ cũng có sự đánh đổi với chính quyền.”




Trở lại lời kêu gọi giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam quyên góp chống dịch COVID-19 của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Đài RFA ghi nhận có hơn 500 người tương tác với status này sau một ngày được đăng tải trên Facebook. Ông Hoang Le Thanh cho RFA biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và theo ông thì sẽ có rất nhiều người cần sự giúp đỡ trong thời gian 14 ngày tới. Ông Hoang Le Thanh chia sẻ về tình trạng những người gặp khó khăn tại khu vực nơi ông sinh sống ở Đà Nẵng hiện nay:

Ví dụ như trong đợt phòng chống dịch này thì báo chí thổi phòng Tập đoàn Vingroup tài trợ cái nọ, tài trợ cái kia. Thật ra không phải như thế đâu. Nếu nhìn một cách khách quan thì Tập đoàn Vingroup chuẩn bị lấy mấy trăm héc-ta đất vàng ở khu vực Láng-khu đô thị Hòa Lạc để làm khu đô thị lớn ở đây. Cho nên toàn là đánh đổi cả thôi, bao giờ cũng có sự đánh đổi với chính quyền

-Anh Thái Văn Đường
“Bao nhiêu người thợ nghề lao động vất vả như thợ nề, thợ mộc, thợ xây dựng…thậm chí họ làm buổi sáng để ăn buổi trưa, chứ đừng nói đến buổi chiều. Ngày mai không ra đường làm việc thì họ đói. Còn vợ con họ làm trên vài ba đám ruộng bị thiếu nước, thiếu phân rồi tiền thuế, tiền vay, tiền lãi…họ xoay sở cũng không xuể. Cho nên đừng nói họ có dư tiền bạc để dành mua đồ ăn trong vài ngày. Tình hình trong 14 ngày tới thì tôi đoán thế nào cũng có trộm cướp.”

Mặc dù vậy, ông Hoang Le Thanh bày tỏ ông không tin rằng giới chức lãnh đạo cấp cao sẽ thực hiện việc quyên góp. Thậm chí, ông còn nghe tin gói 30 ngàn tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho người nghèo, người thất nghiệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào chiều ngày 31/3, còn lưu ý các chính quyền cơ sở, các cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng có liên quan không để phát sinh tiêu cực, trục lợi chính sách.

Một số người khác quan tâm đến lời kêu gọi giới chức cấp cao làm gương trong quyên góp chống dịch COVID-19 thì tỏ ra lạc quan hơn, như anh Phạm Minh Vũ, một cựu tù nhân lương tâm, chia sẻ rằng “có thể một số người sẽ hưởng ứng chiếu lệ, họ không dại ủng hộ nhiều bởi vì việc làm đó sẽ phơi bày tài sản tham nhũng của chính họ.”


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad