Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Liệu tiêu chuẩn này của đảng cộng sản Việt Nam có còn phù hợp với tình hình hiện nay?
Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 4 năm 2020, liên lạc Thiếu tướng Lê Kế Lâm, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Chuẩn Đô đốc, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân nhân dân Việt Nam, người có 58 năm tuổi đảng, và được ông cho biết ý kiến của mình:
Bây giờ lại nêu lên ‘tiêu chuẩn của đảng viên hy sinh vì quyền lợi của đảng, khi mà mục tiêu của đảng là tất cả vì dân vì nước’.
-Thiếu tướng Lê Kế Lâm
“Bây giờ ta hãy xem mục tiêu của đảng họ đề ra đối với dân tộc, với đất nước như thế nào để phán xét. Ngay trong dịch covid-19 này, đảng cũng đặt vấn đề là, cứu dân là trên hết, kinh tế có thể để xuống hàng thứ hai, như vậy tất cả mọi người phải làm sao đó để cứu cho được dân. Bây giờ lại nêu lên ‘tiêu chuẩn của đảng viên hy sinh vì quyền lợi của đảng, khi mà mục tiêu của đảng là tất cả vì dân vì nước’.”-Thiếu tướng Lê Kế Lâm
Trước đây, khi phát biểu về công tác cán bộ trên Báo Vệ quốc quân, số 15, ngày 10 tháng 10 năm 1947, ông Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tiêu chuẩn của cán bộ là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc, người cán bộ phải dám hy sinh cho tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa... Mặc dù ca ngợi sự vĩ đại của đảng cộng sản, tuy nhiên, ông không hề nhắc đến việc ‘sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của đảng’.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 4 năm 2020, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nhận định:
“Thật ra cái này người ta cho là họ nói theo quán tính, tức là một cái thói quen, luôn luôn kêu gọi người ta hy sinh, phấn đấu... Đó là thói quen của lãnh đạo cộng sản... từ Hồ cho đến Duẩn, cho đến Trường Chinh... nay là Nguyễn Phú Trọng là đề theo một kiểu như thế. Nhưng họ quên rằng sự hy sinh là có sẵn trong bản tính, trong nhân tính, của con người Việt khi cần thiết, khi có giặc ngoại xâm, nó như một truyền thống. Nhưng vấn đề là phải bồi đắp cho nó, mà không cần kêu gọi người ta hy sinh.”
Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, điều cần là chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là trong khi đang phải đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19. Ông nói tiếp:
“Trong cái dịch covid-19 này, tôi không thấy một cái chính sách lo cho con người, đặc biệt là người nghèo khổ, những người nghèo làm công việc dịch vụ. Tôi chả thấy một an sinh gì mà lo lắng, giúp đỡ cho những người này, họ khốn đốn, không thấy nói, mà chỉ kêu gọi đóng góp, đóng góp... Vấn đề là không phải kêu gọi đóng góp mà mình phải biết là mình đang cầm quyền, mình có chính quyền, thì mình phải thúc đẩy chính quyền đó chăm lo cho dân trong lúc khốn đốn này, thì đấy mới là đáng quý. Còn kêu gọi hy sinh, 4 triệu đảng viên, chỉ cần mỗi đảng viên góp 50.000 đồng, để mà lo cho người nghèo, nhưng mà có thấy nói gì đâu, chỉ thấy kếu gọi dân đóng góp. Nhưng bản thân những lãnh đạo, kể cả anh Trọng, anh bỏ một chút tiền bạc của anh ra, cũng không thấy, cũng không dám. Cho nên càng kêu gọi người ta càng thấy phản cảm, giáo điều, như một cái máy hát rè, quay lại điều cũ.”
|
Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 4 năm 2020:
“Tất cả những tiêu chuẩn mấy ổng đề ra chỉ là một cái thứ hảo huyền ảo tưởng, do mấy ổng tưởng tượng chứ không gắn vào thực tế. Những lựa chọn ấy là quyền của dân, các ổng làm cái đó là cướp quyền dân. Chứ những tiêu chuẩn ấy chẳng có thực trong cuộc sống.”
Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết thêm, giới trẻ bây giờ sống rất thiết thực, sống rất thực tế. Thứ hai, thông tin trên internet cung cấp cho người dân hàng ngày, hàng giờ, cung cấp cho người dân sự thật. Cho nên mọi thứ, các vị lãnh đạo không thể nào lừa dối mãi được. Những người trẻ, mỗi một thời, họ có một tiêu chuẩn, một lý tưởng thẩm mỹ. Trong khi các ông lãnh đạo chỉ đưa ra những thứ tự tưởng tượng, hảo huyền và không có thực tế.
Vào tháng 8 năm 2019, Phó giáo sư - Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng cộng sản trung ương, khi trả lời báo chí trong nước từng xác nhận giới trẻ ngày nay ngại vào đảng.
Tôi đã thấy một số lớn, người ta bỏ, người ta thôi làm việc là người ta bỏ đảng luôn, người ta không đem hồ sơ nộp. Tôi cũng đã tiếp xúc nhiều người trẻ, họ nói thẳng là họ không có nhu cầu này, và họ thấy vô tích sự.
-GS Nguyễn Khắc Mai
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nhận định liên quan vấn đề này:-GS Nguyễn Khắc Mai
“Đa số họ không cần, không muốn, không thích vô đảng, vì họ không thấy một nhu cầu hay lợi ích gì. Nhưng mà có một thiểu số trong các cơ quan, họ muốn ổn định công việc, muốn thăng tiến, muốn được đề bạt, tăng lương... thì họ buộc phải tham gia. Tôi đã thấy cái đa số,một số lớn, người ta bỏ, người ta thôi làm việc là người ta bỏ đảng luôn, người ta không đem hồ sơ nộp. Tôi cũng đã tiếp xúc nhiều người trẻ, họ nói thẳng là họ không có nhu cầu này, và họ thấy vô tích sự.”
Còn theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, giới trẻ hiện nay cũng có nhiều suy nghĩ, nhiều thành phần. Ông cho rằng, ngày càng nhiều số người trẻ nghĩ về dân, về nước, về tự cường của đất nước của dân tộc. Ông giải thích thêm:
“Trong số đông đó, cũng có thành phần muốn đi theo đảng để xây dựng cho Việt Nam độc lập tự cường, nhưng cũng có thành phần theo khuynh hướng muốn phát triển tài năng của mình rồi cống hiến cho đất nước để Việt Nam độc lập tự cường. Với tất cả những khuynh hướng đó, tôi nghĩ rằng, nếu thật sự tất cả vì dân vì nước thì đều hoan nghênh.”
Từ năm 2011 đến nay, nhiều đảng viên, trí thức có tâm huyết ở Việt Nam bỏ đảng như luật gia Lê Hiếu Đằng, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên… Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, Giáo sư Chu Hảo, Tiến sĩ Mạc Văn Trang... và nhiều người khác đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Một trong những lý do mà họ đưa ra là thực chất đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không còn như khi mới ra đời là đấu tranh cho giai cấp công nhân, nông dân. Biết bao đảng viên nay bị vạch rõ là ‘tầng lớp tư bản đỏ’, sống xa cách người dân lao động, cố giữ đảng vì lợi ích riêng.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét