Trung Quốc thao túng Tổ chức Y tế Thế giới như thế nào? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Trung Quốc thao túng Tổ chức Y tế Thế giới như thế nào?



Tổng giám đốc WHo Tedros Adhanom Ghebreyesus gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 28/1 (ảnh chụp màn hình CGTN/Youtube).

Dịch viêm phổi Vũ Hán Covid-19 đã phơi bày mối quan hệ đáng ngờ giữa Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu kiểm soát cơ quan này từ hơn 10 năm trước. Chỉ đến khi Covid-19 bùng phát, sự thao túng này mới bộc lộ rõ những nguy hại của nó đối với toàn thế giới.

Đến tận giữa tháng 1, WHO vẫn lặp lại lời nói dối của Bắc Kinh rằng virus corona không lây từ người sang người và không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng.


Một thông báo của WHO vào ngày 14/1/2020, trong đó lặp lại một lời nói dối của Bắc Kinh rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Covid-19 lây lan từ người sang người (ảnh chụp màn hình Twitter).

Trong thời gian WHO trì hoãn cảnh báo các nước về mối nguy hiểm của Covid-19, Bắc Kinh đã thu gom hàng tấn vật tư y tế từ thế giới, và để mặc cho virus Vũ Hán lây lan tới hơn 200 quốc gia.

Trung Quốc tích trữ khẩu trang như thế nào?

Vào ngày 12/5, tờ Newsweek trích báo cáo của CIA kết luận rằng vào tháng 1, Trung Quốc đã thuyết phục WHO trì hoãn việc cảnh báo về COVID-19 để Bắc Kinh có thời gian thu gom vật tư y tế trên toàn thế giới. Trước khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 30/1, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn hai tỷ khẩu trang, từ ngày 24 đến 29/1.

Con số này do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cung cấp. Sự chậm trễ của WHO đã cho phép chính quyền Trung Quốc có thể kiểm soát thị trường khẩu trang quốc tế, tự định giá, và thực hiện “chính sách ngoại giao khẩu trang”.

Nhưng tại sao WHO lại quỵ lụy trước Bắc Kinh đến vậy? Trong khi thế giới đang hướng sự chú ý vào tổng giám đốc hiện tại của WHO, cựu Bộ trưởng Ngoại giao người Ethiopia, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhưng trên thực tế, theo trang Bitter Winter, Trung Quốc đã bắt đầu kiểm soát tổ chức này ít nhất từ 10 năm, trước khi Tedros trở thành người đứng đầu WHO vào năm 2017.




SARS, thu hoạch nội tạng và Tổng giám đốc WHO Trung Quốc

Vào năm 2002, dịch SARS đã tấn công thế giới. ĐCSTQ đã bị buộc tội bưng bít thông tin, trì hoãn công tác ứng phó của thế giới đối với loại virus chết người. Lý do là vì Bắc Kinh không muốn thừa nhận virus SARS có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Năm 2006, truyền thông quốc tế đăng tải thông tin chính quyền Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã thành lập ủy ban đầu tiên điều tra vấn đề này. Trung Quốc lập tức trở nên tai tiếng khi đối mặt với hai cáo buộc liên quan đến hệ thống y tế của nước này: một là khiến thế giới gặp nguy hiểm khi bưng bít thông tin về dịch SARS, hai là thúc đẩy ngành cấy ghép bằng cách thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Trong cả hai vấn đề này, vai trò của WHO là rất quan trọng và có thể khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc rơi vào bế tắc.

Tuy nhiên, trang Bitter Winter cho biết, Trung Quốc đã kịp thời tập hợp một liên minh các quốc gia để bầu một quan chức Trung Quốc là bà Trần Phùng Phú Trân (Margaret Chan), làm Tổng giám đốc của WHO vào năm 2007. Bà tái đắc cử vị trí này vào năm 2012 cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai. Bà đã ngăn cản một cách thành công bất kỳ nỗ lực nào yêu cầu WHO điều tra vấn đề thu hoạch nội tạng, cũng như trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch SARS.

Mối quan hệ giữa bà Trần và Đài Loan

Năm 2016, bà Thái Anh Văn, người có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh, được bầu làm Tổng thống Đài Loan. Ngay sau đó, bà Trần đã loại Đài Loan khỏi vị trí quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO.




Trong những năm trước, bà Trần và Trung Quốc cũng đã thao túng để loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc họp của WHA.

Đến thời Tedros Adhanom Ghebreyesus

Năm 2017, với sự chống lưng của Bắc Kinh, Tedros được bầu làm Tổng giám đốc WHO. Ông Tedros là Tổng giám đốc WHO đầu tiên không phải là bác sĩ y khoa.

Tedros thể hiện ngay bản chất của mình bằng cách phong cho nhà độc tài Zimbabwe, Robert Mugabe làm Đại sứ thiện chí của WHO hồi tháng 10/2017. Zimbabwe là một trong những quốc gia trên thế giới có mối quan hệ gần gũi nhất với Trung Quốc, nhưng nhiều người coi Mugabe là một tên tội phạm phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trước sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế, cuối cùng Tedros đã buộc phải rút lại quyết định gây tranh cãi của mình.

Tedros còn liên tục dành những lời khen khó hiểu cho Trung Quốc và Tập Cận Bình. Vào ngày 28/1/2020, Tedros đã có cuộc gặp với Tập và ca ngợi Bắc Kinh chống dịch “hiệu quả”, “nhanh chóng” và có “sự minh bạch”.

Virus, WHO và Trung Quốc

Bitter Winter bình luận, thái độ ủng hộ Trung Quốc của WHO có thể đã gây bất bình nhưng không gây nguy hiểm ngay lập tức, cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát.




Lập trường của WHO đối với Đài Loan đã trở thành vấn đề đáng chú ý. Vào ngày 31/12, Đài Loan đã gửi email thông báo với WHO rằng chứng viêm phổi lạ ở Vũ Hán khả năng là do một loại virus giống như SARS gây ra. Giới chức Đài Loan đã hành động ngay lập tức trước thông tin có được. Vào buổi tối ngày 31/12, họ bắt đầu kiểm tra sức khỏe của các du khách đến từ Vũ Hán. Đây là một trong những nguyên nhân giúp Đài Loan khống chế dịch thành công.

Tuy nhiên, WHO đã bỏ qua cảnh báo trên từ Đài Loan, chỉ vì lý do là thông tin này đến từ … Đài Loan. Sau đó, WHO lại tuyên bố rằng cũng vào ngày 31/12/2019, Trung Quốc đã thông báo cho WHO về bệnh viêm phổi lạ xuất hiện tại Vũ Hán nhưng không nguy hiểm, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy tình trạng lây lan giữa người và người. Có lẽ, email của phía Trung Quốc đã đến sau Đài Loan, nhưng điều căn bản là Trung Quốc coi dịch viêm phổi Vũ Hán chỉ là vấn đề nhỏ.

Vào tháng 1/2020, Tedros liên tục phản đối đề xuất tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Vào ngày 22/1, ông vẫn khăng khăng rằng điều này không có sai sót vì đây là vấn đề khẩn cấp ở Trung Quốc chứ không phải quốc tế, mặc dù dịch bệnh này có thể bùng phát trên toàn cầu trong tương lai. Mãi đến ngày 30/1, Tổng giám đốc WHO mới tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ông Tedros nói rõ rằng: “WHO không có ý định thách thức Trung Quốc khi ban hành tuyên bố này. Ngược lại, WHO hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc có thể ngăn chặn dịch bệnh”.

Quay trở lại với vấn đề Đài Loan. Bỏ qua các tuyên truyền từ WHO và Bắc Kinh, Đài Loan sớm đã có biện pháp ứng phó với dịch bệnh. Do đó, số ca nhiễm và tử vong vì viêm phổi Vũ Hán ở nơi đây nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc, dù hòn đảo nằm ngay sát nơi khởi phát đại dịch. Đài Loan được công nhận là một mẫu hình chống dịch thành công trên thế giới. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của hòn đảo và sự kêu gọi của các quốc gia trên thế giới, WHO đã không cho phép Đài Loan tham dự cuộc họp của WHA diễn ra vào ngày 18-19/5 vừa qua.




Đáp lại sự ủng hộ của WHO, Bắc Kinh cũng dành lời khen cho Tedros. Tờ Breitbart cho biết, hôm 24/5, ông Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã tuyên bố rằng vị quan chức người Ethiopia đã “hoàn thành tốt công việc” của mình và các quốc gia sẽ hỗ trợ ông Tedros cũng như WHO trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, Tedros cũng như WHO đang phải hứng chỉ trích trên khắp thế giới vì những cách xử lý sai lầm trong dịch Covid-19, cũng như việc nghe theo tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Hơn 1 triệu cư dân mạng đã ký tên vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu Tedros từ chức, dù vậy ông này chưa có dấu hiệu muốn rời ghế.

Mới đây, viện nghiên cứu Civitas của Anh công bố một báo cáo với tiêu đề: “Year of the Bat: Globalisation, China and the Coronavirus” (Tạm dịch: Năm của Dơi: Toàn cầu hóa, Trung Quốc và virus corona). Báo cáo lập luận rằng khi virus bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc đã cố gắng bưng bít tình hình và không làm tròn trách nhiệm để ngăn dịch bệnh lan ra toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như WHO, thiếu trách nhiệm và không điều tra kỹ lưỡng, đã bị thao túng bởi các quốc gia độc tài. “Chịu ơn Bắc Kinh, WHO đã đồng lõa không đưa ra cảnh báo đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch”, báo cáo của Civitas có viết.

Các chuyên gia của Civitas kết luận: “Trung Quốc và WHO cần phải bị điều tra về cách ứng phó với dịch Covid-19, đặc biệt ở giai đoạn đầu” và “WHO cần phải chuộc lỗi bằng cách điều tra về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và tuyên bố rõ ràng rằng những vi phạm nhân quyền như vậy không thể được dung thứ”.

Nhật báo Le Monde của Pháp lập luận, bằng mọi biện pháp, “Trung Quốc đã thiết lập giọng điệu và các mốc thời gian” trong phản ứng của WHO với dịch bệnh. Thật tệ khi WHO đóng vai trò là cơ quan ngôn luận cho một chế độ toàn trị. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu như vậy, sự đồng lõa của WHO với ĐCSTQ đã gây ra cái chết của rất nhiều người trên thế giới. Đối với cộng đồng quốc tế, việc xem xét vai trò của WHO và các mối quan hệ của tổ chức này với Bắc Kinh là điều không nên trì hoãn thêm nữa, tờ Bitter Winter kết luận.


© Hải Lam
    Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad